Nhiều lao động Việt sang Nhật theo diện visa kỹ năng cao Gijinkoku bị nợ lương, giao việc sai chuyên môn nhưng không có cơ chế hỗ trợ và bảo vệ cụ thể.
Cuối năm 2024, hàng chục người Việt Nam tụ tập trước công ty phái cử Nexcel ở thành phố Toyota, tỉnh Aichi, yêu cầu được trả lương. Họ cầm theo các áp phích bằng tiếng Việt và tiếng Nhật với nội dung: "Lao động Việt Nam làm việc tại công ty Nhật Bản không được trả lương".
Thời điểm đó, khoảng 200 người Việt đă bị công ty sử dụng lao động bị nợ hai tháng lương, tổng cộng hơn 48 triệu yen (330.000 USD). Họ c̣n cáo buộc công ty phân công làm các đầu việc không đúng với yêu cầu chuyên môn của visa. Công ty sau đó rơi vào t́nh trạng khó khăn tài chính và dừng hoạt động, nhiều lao động mất việc mà không được hỗ trợ hay bồi thường.
Truyền thông Nhật Bản ban đầu đưa tin đây là các thực tập sinh, nhưng những người này trên thực tế sang Nhật theo diện visa Kỹ thuật - Tri thức nhân văn - Nghiệp vụ quốc tế (Gijinkoku).
Gijinkoku là visa được cấp cho những người có kỹ năng, tri thức ở tŕnh độ cao, đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực như kỹ sư, phiên dịch, quản lư doanh nghiệp. Người Việt thường gọi đây là visa đi làm (shyu).
Nhật Bản hiện có hơn 570.000 lao động Việt đang sinh sống và làm việc, là nhóm đông đảo nhất trong tổng số lao động nước ngoài của nước này. Số người Việt sang Nhật theo diện visa Gijinkoku đă tăng 15 lần trong 10 năm qua. Tuy nhiên, đằng sau hệ thống này tồn tại nhiều một số vấn đề gây nhiều khó khăn cho người lao động, theo phóng sự được đài truyền h́nh NHK của Nhật phát sóng ngày 10/5.
Bà Rie Yoshimizu, lănh đạo công đoàn Tomoiki thuộc Liên hiệp Tokyo, tổ chức hỗ trợ nhóm người Việt, cho biết những lao động Việt Nam sang Nhật theo diện visa Gijinkoku gặp khó khăn ngày càng tăng. Công đoàn Tomoiki đă nhận được nhiều tin nhắn khẩn thiết, đề nghị họ giúp đỡ.
"Tôi rất bất ngờ khi số lượng người trẻ có visa Gijinkoku đến xin tư vấn v́ mất việc tăng rất mạnh. Trước đây, phần lớn trường hợp cần trợ giúp là người Việt có visa thực tập sinh hay kỹ năng đặc định, không phải diện Gijinkoku", bà Yoshimizu cho hay.
Theo lănh đạo công đoàn Tomoiki, một trong những nguyên nhân nổi bật dẫn đến t́nh trạng nhiều lao động diện Gijinkoku cầu cứu là do một số công ty phân công họ làm các đầu việc khác với ngành nghề đă đăng kư.
Bà dẫn chứng trường hợp một người Việt có visa Gijinkoku đến xin tư vấn, mang theo giấy thông báo điều kiện lao động ghi nội dung công việc là "dọn dẹp nhà hàng và khách sạn", vốn là đầu việc dành cho lao động có visa kỹ năng đặc định hoặc thực tập sinh.
"Đáng ra người có visa Gijinkoku sẽ được làm những vị trí như tiếp tân trong khách sạn", bà Yoshimizu nói, cho biết đây là hành vi sử dụng lao động ngoài tư cách lưu trú, có thể bị coi là bất hợp pháp.
Bà thêm rằng các trường hợp người Việt không được làm việc đúng tư cách lưu trú như vậy đang gia tăng trong vài năm gần đây, nhưng chưa có con số thống kê cụ thể.
Công đoàn Tomoiki ghi nhận nhiều trường hợp lao động Việt diện Gijinkoku sang Nhật phải làm những công việc hoàn toàn không liên quan đến ngành học ở Việt Nam. Một số người trên danh nghĩa là nhân viên chính thức, nhưng thực chất là lao động phái cử, không có thưởng, trong khi mức lương thấp hơn rơ rệt so với người Nhật.
Rào cản ngôn ngữ cũng là một nguyên nhân đáng chú ư, bà Yoshimizu chỉ ra. Công đoàn hồi tháng 3 hỗ trợ một nam lao động Việt mất việc đột ngột cuối năm ngoái, không được trả nhiều tháng lương.
"Khó khăn nhất là tiếng Nhật của tôi không giỏi. Người ta nói th́ ḿnh hiểu, nhưng không thể nói lại được người ta", lao động này kể, cho biết từng học cao đẳng điện tử ở Việt Nam và đă bỏ ra khoảng 6.820 USD để sang Nhật theo diện visa Gijinkoku.
"Điều tôi nhận thấy rơ nhất khi tṛ chuyện với những lao động Việt này là hầu như không ai nói được tiếng Nhật. Những người như vậy rất dễ bị lợi dụng, v́ visa Gijinkoku không có cơ chế hỗ trợ. Nên khi xảy ra sự cố, rắc rối sẽ trở nên rất nghiêm trọng", bà Yoshimizu nói.
Để được cấp visa Gijinkoku, lao động cần bằng đại học hoặc ít nhất 10 năm làm việc trong ngành. Nếu người lao động nước ngoài đáp ứng đủ điều kiện của công ty tại Nhật, các công ty phái cử có thể đứng ra bảo lănh xin visa.
Theo NHK, một số công ty tuyển dụng theo diện này đang ép người lao động làm công việc không đ̣i hỏi kỹ năng. Một số người Việt cũng bị bên trung gian thu phí môi giới rất cao và bị phân công làm những việc không đúng chuyên môn.
Giới quan sát cho biết ngày càng nhiều công ty tuyển lao động nước ngoài theo diện Gijinkoku, do chính phủ Nhật Bản đang cải tổ toàn diện chương tŕnh thực tập sinh đến năm 2027.
"Chương tŕnh thực tập sinh từng là lựa chọn phổ biến để tuyển lao động từ các nước đang phát triển đến làm việc trong những ngành thiếu nhân lực ở Nhật. Do chính phủ siết quản lư chương tŕnh này, một số công ty chuyển sang sử dụng lao động diện visa Gijinkoku vốn dễ xin hơn và ít bị giám sát hơn", Murata Hiroko, b́nh luận viên NHK, giải thích.
Trước t́nh h́nh này, Cơ quan Quản lư Xuất nhập cảnh Nhật Bản cho biết đă nắm được các vấn đề như nợ lương và phân công việc không phù hợp cho lao động diện Gijinkoku. Cơ quan sẽ tăng cường kiểm tra và xử lư các công ty bị nghi vi phạm quy định.
|