Labubu - phụ kiện nổi tiếng từ Trung Quốc
Phụ kiện cao cấp yêu thích của Naomi Lin hiện rất phổ biến, là một sở thích quen thuộc và đă phục hồi mạnh mẽ trước làn sóng áp thuế quan.
Không phải là đôi giày Manolo hay món đồ mới nhất từ Prada — đó là một con thú nhồi bông h́nh yêu tinh.
Tên nó là Labubu, một sinh vật nhỏ cỡ ḷng bàn tay, có nguồn gốc từ thần thoại Bắc Âu, với đôi mắt sáng, hàm răng nhọn và nụ cười tinh quái. Lin, sinh viên y khoa tại Nebraska, sở hữu hàng chục bé. Bé Labubu gắn trên túi Chanel của cô, mặc một bộ đồ vải tuưt chỉnh tề, đeo băng đô cùng tông và mang theo một chiếc ví "Chanel" mini.
Và Lin không phải là người duy nhất bị cuốn hút bởi vẻ ngoài kỳ quái của Labubu.
Labubu mềm mại, nhỏ nhắn và có thể thay nhiều loại trang phục, nhưng đồng thời lại có đôi mắt trừng trừng và nụ cười răng nhọn kéo dài từ tai này sang tai kia. Ánh nh́n bất động của nó đủ khiến bất kỳ ai bắt gặp vào lúc nửa đêm phải rùng ḿnh.
Những bé thú nhồi bông tinh nghịch nhưng dễ thương này đă trở thành một hiện tượng toàn cầu, đặc biệt trong giới Gen Z và thậm chí lan sang cả những người trưởng thành. Chúng thường được treo trên túi xách, ba lô như một món phụ kiện thời trang cá tính.
Người hâm mộ đổ xô đến các trung tâm thương mại, sẵn sàng xếp hàng hàng giờ để mua Labubu và những sinh vật đồng loại — những nhân vật lần đầu xuất hiện trong bộ truyện tranh The Monsters ra mắt năm 2015. Các sản phẩm này thường được bán trong "hộp mù", tức là người mua không biết ḿnh sẽ nhận được mẫu nào trong một bộ sưu tập nhất định.
Công ty đứng sau trào lưu này là Pop Mart, nhà phân phối đồ chơi có trụ sở tại Trung Quốc. Pop Mart đang chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc cả trong nước lẫn quốc tế. Riêng trong năm 2024, riêng Labubu đă mang về 3 tỷ nhân dân tệ (410 triệu USD) trên tổng doanh thu 13,04 tỷ NDT (1,8 tỷ USD) của công ty.
Labubu và các mô h́nh tương tự đă chứng minh sức hút bền bỉ bất chấp sự thờ ơ ngày càng tăng của người tiêu dùng Mỹ và căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Đáng chú ư, đà tăng trưởng này vẫn chưa có dấu hiệu chững lại.
Tốc độ tăng trưởng quốc tế của Pop Mart thậm chí c̣n gây ấn tượng mạnh hơn. Năm 2024, doanh thu từ thị trường ngoài Trung Quốc đă tăng tới 375,2%, đạt 5,07 tỷ NDT (703 triệu USD).
Riêng tại Mỹ, theo ước tính của Citigroup, doanh thu đă tăng vọt từ 895% đến 900% chỉ trong ṿng một năm. Các cửa hàng của Pop Mart tại các thành phố lớn như Los Angeles, Paris và Bangkok thường xuyên chứng kiến cảnh khách hàng xếp hàng dài, nhất là vào dịp ra mắt các bộ sưu tập mới.
Không chỉ có Labubu, sự bùng nổ này c̣n được dẫn dắt bởi hàng loạt mô h́nh khác như Baby Molly, Crybaby, Dimoo, Pucky và ít nhất 30 nhân vật khác đang được bày bán trên trang web chính thức của Pop Mart tại Mỹ.
Nếu bạn đủ may mắn để sở hữu một bé Labubu, giá của nó có thể lên tới 85 USD. Trên các nền tảng bán lại như StockX, mức giá thậm chí c̣n cao hơn, lên tới hàng trăm USD cho những mẫu hiếm hoặc được săn lùng nhiều.
Và người hâm mộ sẵn sàng chi tiền để có được chúng. Naomi Lin cho biết cô đă tiêu hàng trăm USD và dành nhiều giờ phát trực tiếp trên TikTok chỉ để sở hữu một chú Zimomo — sinh vật dài 56cm với chiếc đuôi nhọn đặc trưng.
“Nhu cầu rất cao, nên nó có thể được xem như một món hàng xa xỉ,” Lin chia sẻ.
Vậy điều ǵ tạo nên sức hút mạnh mẽ đến vậy?
Không chỉ riêng Lin bị cuốn hút bởi Pop Mart. Cha cô — người đă mua bé Labubu đầu tiên cho Lin và em gái trong một chuyến đi tới Đài Loan — hiện cũng có một chú Crybaby gắn trên vali của ḿnh.
Tốc độ phát triển nhanh chóng của Pop Mart phản ánh mối liên kết lâu dài giữa người tiêu dùng Mỹ và các sản phẩm dễ thương có xuất xứ từ châu Á, theo Anne Cheng, giáo sư tại Đại học Princeton.
Cheng cho rằng người Mỹ luôn bị hấp dẫn bởi những món đồ có thiết kế dễ thương từ châu Á — đặc biệt khi chúng được đóng gói trong những hộp nhỏ.
Những chiếc móc khóa h́nh gremlin, em bé hay sinh vật nhỏ xíu không chỉ đơn thuần là món đồ chơi đáng yêu — chúng c̣n mang lại cảm giác về một loại “xa xỉ dễ với tới”, một h́nh thức chiều chuộng bản thân mà đa số người tiêu dùng có thể sở hữu.
Sự xuất hiện của các ngôi sao nổi tiếng càng củng cố vị thế biểu tượng của những món đồ nhỏ bé này. Lisa, thành viên nhóm nhạc K-pop BLACKPINK, chia sẻ với Vanity Fair rằng cô đă bắt đầu sưu tầm hộp mù từ đầu năm 2024 và “đă tiêu sạch tiền” trong những chuyến bay ṿng quanh thế giới để ghé qua các cửa hàng Pop Mart. C̣n Rihanna? Cô cũng sở hữu một chú Labubu.
Một số bộ sưu tập Labubu gợi nhớ đến những làn sóng sưu tầm đồ chơi trong quá khứ. Nhưng khác với túi xách hàng hiệu hay đồng hồ xa xỉ, những món đồ chơi này có giá trung b́nh từ 20 đến 40 USD — mức giá dễ chấp nhận hơn nhiều trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Với nhiều người, đây là một h́nh thức tự thưởng hợp túi tiền.
“Người ta đang t́m kiếm giải pháp và bất cứ điều ǵ mang lại niềm vui,” theo lời Ali Domrongchai, biên tập viên ẩm thực tại New York, người đă nhận được chú Labubu đầu tiên như một món quà vào năm ngoái.
Khái niệm “hộp mù” — mua một món đồ mà không biết chính xác ḿnh sẽ nhận được ǵ — không phải là điều mới lạ. Từ thẻ bóng chày, nhân vật McDonald’s Happy Meal cho đến các vật phẩm tṛ chơi điện tử, cơ chế này đă từng tạo nên những cơn sốt. Với Pop Mart, nó khơi lại cảm giác hồi hộp, mong chờ khi mở hộp, gợi nhớ đến thời kỳ bùng nổ Beanie Baby trong thập niên 90.
Nhiều người so sánh cảm giác khi mở hộp mù với hưng phấn khi đánh bạc. Chính v́ vậy, vào năm 2023, Trung Quốc đă ban hành quy định nghiêm ngặt về hoạt động này: Cấm bán hộp mù cho trẻ dưới 8 tuổi, và yêu cầu sự đồng ư của người giám hộ đối với trẻ lớn hơn, nhằm hạn chế nguy cơ nghiện.
"Cơ chế này kích thích ham muốn sưu tầm trong mỗi người", Giáo sư Cheng nhận định. "Và chính cảm giác đó khiến bạn tiếp tục mua thêm".
Liệu Labubu có chống được suy thoái không?
Pop Mart — giống như phần lớn ngành công nghiệp đồ chơi — khó có thể tránh khỏi ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Dù hai quốc gia đă đạt được một thỏa thuận đ́nh chiến tạm thời vào đầu tháng, thuế quan vẫn ở mức cao: Mỹ giảm mức thuế từ 145% xuống 30% đối với phần lớn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi Trung Quốc cũng hạ thuế trả đũa từ 125% xuống c̣n 10%.
Trên trang Câu hỏi thường gặp, Pop Mart trấn an khách hàng rằng họ sẽ chi trả các chi phí phát sinh do thuế quan và "khách hàng sẽ không phải trả thêm bất kỳ khoản phí hải quan nào".
Tuy vậy, ḍng sản phẩm mới ra mắt tháng 4 — Labubu nhuộm loang màu — có giá 27,99 USD, tăng khoảng 6 USD so với các mẫu tiền nhiệm.
Theo Citigroup, công ty có khả năng sẽ tăng tốc đa dạng hóa chuỗi cung ứng, nâng giá tại thị trường Mỹ hoặc tập trung vào mở rộng ra các quốc gia khác. Đáng chú ư, bất chấp những thách thức này, cổ phiếu Pop Mart niêm yết tại Hồng Kông vẫn vượt trội hơn cả Tencent và Alibaba từ đầu năm đến nay.
Nơi nào có xu hướng, nơi đó có hàng nhái
Cơn sốt Labubu cũng kéo theo làn sóng hàng nhái tràn lan. Với những người không đủ khả năng hoặc không sẵn ḷng bỏ ra hàng chục USD cho một món đồ chơi, các phiên bản sao chép — thường được gọi đùa là lafufu hay fauxbubu — là lựa chọn thay thế. Tuy nhiên, chúng thường có chất lượng thấp hơn, bộ lông thưa và nụ cười lệch méo không giống bản gốc.
Hiện tượng “hộp mù” cũng không c̣n là sân chơi riêng của Pop Mart. Các sản phẩm dễ thương là một phần không thể thiếu của văn hóa tiêu dùng Đông Á, và các chuỗi bán lẻ như Miniso hay Daiso — với hàng trăm cửa hàng trên khắp nước Mỹ — cũng cung cấp các sản phẩm hộp mù với mức giá chưa tới 5 USD. Theo Citigroup, quy mô thị trường càng lớn, khả năng xuất hiện các đối thủ cạnh tranh tại Trung Quốc càng cao.
Dù Labubu mang h́nh ảnh của thời trang cao cấp, không phải lúc nào chúng cũng đi kèm với đồ hiệu thật. Chẳng hạn, bé Labubu mặc đồ Chanel của Naomi Lin thực chất được cô mua phụ kiện từ AliExpress — một nguồn phổ biến cho người hâm mộ muốn “lên đồ” cho thú nhồi bông của ḿnh với chi phí thấp.
Ngay cả những người vốn không nằm trong đối tượng chính cũng bị cuốn vào. Ali Domrongchai, biên tập viên ẩm thực tại New York, cho biết những người d́ lớn tuổi của cô gắn Labubu vào túi Louis Vuitton.
Trong một chuyến về thăm Thái Lan năm ngoái, cô cùng em họ đă đi “gần như mọi trung tâm thương mại ở Bangkok” để t́m mua Labubu — nhưng không nơi nào c̣n hàng.
"Và 40 USD cho một món đồ chơi", cô nói, "là một con số quá lớn đối với nhiều người Thái".
VietBF@ Sưu tập