Chả hiểu sao ông cứ phải giữ khư khư 2 cái nhà dưới quê, rồi dùng 2 căn nhà ấy “cái cần câu” để ông điều khiển cảm xúc, hành động của hai cậu con trai.
Tôi lấy chồng đă 7 năm, mẹ chồng tôi mất sớm, bố chồng cũng đă từng tái hôn nhưng không biết v́ sao bố và vợ sau lại ly hôn, giờ ông cũng chỉ sống 1 ḿnh. Bố chồng tôi có 2 căn nhà dưới quê – cả hai đều có giá trị v́ nằm ở mặt tiền đường lớn, ai cũng biết đó là "tài sản lớn" của gia đ́nh.
V́ bố chồng cũng khá lớn tuổi rồi.
Kể cả sức khỏe của ông vẫn tốt th́ con cháu vẫn mong là đón ông lên thành phố ở cùng cho yên tâm, gần con gần cháu lỡ dại mồm có chuyện ǵ c̣n ứng phó kịp thời.
Chúng tôi có đề xuất với ông là bán bớt 1 căn nhà đi rồi mua 1 căn chung cư trên thành phố, gần nhà vợ chồng tôi hoặc vợ chồng chú út 1 chút nhưng ông không chịu. Chả hiểu sao ông cứ phải giữ khư khư 2 cái nhà dưới quê, rồi dùng 2 căn nhà ấy “cái cần câu” để ông điều khiển cảm xúc, hành động của hai cậu con trai.
Cả hai anh em đều là những người b́nh thường không quá giàu, nhưng cũng có chí làm ăn, tự nuôi sống được gia đ́nh nhỏ. Thế nhưng dường như trong mắt bố chồng, chỉ khi nào vừa ư ông, th́ sổ đỏ mới là thứ được cân nhắc để ban phát.
Hễ ai làm trái ư, ông lại mang chuyện “cho hết đứa kia” ra dọa. Lúc th́ nói: “Tao nghĩ kỹ rồi, cái nhà lớn tao để cho thằng út”... Khi khác lại quay sang: “Thằng trưởng mới có trách nhiệm, nhà đất phải về tay nó”.
Nói thật, cái thuở mới bước chân vào đời, tiền không có, sự nghiệp bấp bênh lại c̣n ôm thêm con nhỏ th́ không phải không có lúc vợ chồng tôi cũng mong ông bán bớt 1 cái nhà đi cho con cháu ít vốn liếng mà làm ăn.
Thế nhưng, đấy là chuyện của 10 năm về trước, c̣n giờ cả vợ chồng tôi lẫn vợ chồng chú út đều ổn cả rồi. Nhà th́ cũng mua rồi, tài sản không nhiều th́ cũng đă tích lũy được một ít. Con cái đă lớn không c̣n quá vất vả như trước nữa. Tất cả chúng tôi đều đă có công ăn việc làm ổn định, có sự nghiệp riêng.
Từ lâu rồi, chuyện về cái nhà của ông, cả 2 gia đ́nh chúng tôi đều không c̣n nghĩ đến nữa.
Gần đây, bố chồng không hài ḷng với tôi.
Chỉ v́ tôi không chịu nghỉ việc để sinh thêm cháu trai cho "có người nối dơi". Tôi đang có 2 cô con gái sinh đôi, tôi không có ư định đẻ nữa. Vả lại, nhà chú út cũng có tận 3 cậu con trai nên tôi không thấy có áp lực ǵ chuyện phải đẻ con trai nữa cả. Thế nhưng bố chồng tôi lại không đồng ư, ông đă nói thẳng với chồng tôi rằng:
“Mày mà cứ để vợ nó ương bướng thế này, tao cho thằng út cả hai cái nhà luôn!”.
Tôi nghe xong chỉ biết cười nhạt. Không phải v́ tôi không tổn thương, mà v́ tôi mỏi mệt quá rồi.
Sinh con không phải là trách nhiệm để "đổi lấy tài sản". Sinh thêm con – đặc biệt là "cháu trai theo ư ông" – không phải là việc tôi phải làm. Tôi vẫn yêu thương gia đ́nh, vẫn chăm sóc con cái và cha mẹ chồng như bao nàng dâu khác. Nhưng tôi cũng có công việc, có đam mê riêng, có giới hạn chịu đựng và có ḷng tự trọng.
Hai cái nhà đó, tôi không mơ tưởng. Tôi chỉ mong một cuộc sống được đối xử công bằng, không bị cân đo bằng giới tính của con hay độ “ngoan ngoăn” của ḿnh với các quy chuẩn lỗi thời. Tôi cũng không dạy con ḿnh sống với tư tưởng phải có cái này có cái kia.
Thật ra, tài sản quư giá nhất của một người cha không phải là bao nhiêu căn nhà, mà là cách ông khiến các con cảm thấy được trân trọng và tự hào khi là con của ông. Nhưng tiếc thay, không phải ai cũng hiểu được điều ấy.
VietBF@ sưu tập
|