Chúng ta đang đứng trước một bước chuyển lớn nhất về sự giàu sang, quyền lực và uy thế trên toàn thế giới từ sau khi cách mạng công nghiệp giúp châu Âu thống trị toàn cầu 200 năm trước.
Thế giới đang đổi thay
Trong gần một thế kỷ qua, quan niệm rất phổ biến cho rằng phương Tây đang đứng ở nửa trên của sự phát triển toàn cầu. Chỉ chiếm 1/7 dân số thế giới, nhưng châu Âu và Bắc Mỹ làm ra lượng của cải bằng 2/3 thế giới, sở hữu 1/3 tổng số vũ khí và chi trả hơn 2/3 các chi phí liên quan đến nghiên cứu và phát triển (R&D).
Công nhân Mỹ có năng suất cao gấp 7 lần đồng nghiệp tại Trung Quốc.
Nhớ lại năm 1972, khi Tổng thống Mỹ, Richard Nixon có cuộc viếng thăm lịch sử tới Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, sản lượng công nhân ở đây chỉ bằng 1/20 của người Mỹ. Thị phần sản xuất của nước này chỉ đạt mức 5% toàn thế giới.
Thế nhưng, giờ đây Trung Quốc đang nắm giữ tới 14% tổng sản lượng kinh tế toàn cầu, trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới (vượt Nhật Bản) và đồng thời là nước phát thải cácbon nhiều nhất trên thế giới.
Trung Quốc đang sở hữu những thành tựu mang tính thời đại: siêu máy tính nhanh nhất thế giới thuộc về người Trung Quốc. Những phi hành gia người Trung Quốc hiện diện ngày càng nhiều với hàng loạt các vụ phóng tàu vũ trụ. Thậm chí, họ có thể đứng trên Mặt trăng để đón người Mỹ trở lại.
Thực sự, chúng ta đang sống trong một bước dịch chuyển lớn trong thế kỷ 21. 40 năm tiếp theo sẽ là một giai đoạn quan trọng nhất trong lịch sử loài người.
Bài học về lịch sử: Địa lư đóng vai tṛ quyết định với sự phát triển
Động lực tăng trưởng của các nước phương Đông gần giống hệt như xung lực trước đó giúp phương Tây thống trị thế giới từ sau cuộc Cách mạng công nghiệp: sự tương tác giữa địa lư với kinh tế và công nghệ.
Quay lại thế kỷ 15, nhờ những tiến bộ hàng hải (những người đi tiên phong lại tiếp tục chính là Trung Quốc) giúp lái buôn, các nhà thám hiểm có thể vượt những đại dương bao la. Nhờ đó, người ta phát hiện ra là châu Âu gần với bờ biển phía Đông của châu Mỹ hơn là Trung Quốc: 4.800 km so với khoảng cách từ Trung Quốc đến bờ Tây của châu Mỹ là 12.800 km.
Chính khoảng cách giúp cho châu Âu chinh phục và thống trị được Tân thế giới, biến nơi đây trở thành một nền kinh tế thị trường kiểu mới quanh các bờ biển Đại Tây Dương.
Những thị trường này tạo ra những động lực mới giúp châu Âu, thay v́ Trung Quốc phát triển, thông qua việc khai thác tài nguyên thiên nhiên như: nhiên liệu hóa thạch (than đá, phục vụ cho cuộc cách mạng công nghiệp, phát triển động cơ chạy bằng hơi nước và phát triển hệ thống đường sắt.
Cũng nhờ đó, kinh tế nội địa các khu vực của Tân thế giới phát triển mạnh, đặc biệt là sự ra đời của Mỹ (Từ những năm 1900, Mỹ thay thế Tây Âu, trở thành trung tâm của thế giới).
Nhưng lịch sử không dừng lại ở điểm đó. Công nghệ chính là bước đệm cho một sự phát triển mới. Năm 1950, khu vực Thái B́nh Dương mở rộng thương mại, gỡ bỏ hàng loạt các rào cản đối với việc buôn bán, xuất nhập khẩu, biến nơi đây thành một khu vực mậu dịch tự do giống như khu vực Đại Tây Dương làm từ một thế kỷ trước đó.
Các nước công nghiệp Đông Á giải phóng được tiềm năng về phát triển kinh tế. Đầu tiên là Nhật Bản, sau đó là Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia và bây giờ Trung Quốc – hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
Quay lại thế kỷ 19, nhiều quốc gia phương Đông dù nỗ lực nhưng vẫn không thể ngăn chặn sự tác động của địa lư, đành chịu bất lực trước những biến chuyển quan trọng. Nhưng giờ đây, ở thế kỷ 21, chính các nước phương Tây lại phải t́m cách ngăn chặn tác động của địa lư đến sự chuyển dịch kinh tế, quyền lực toàn cầu sang châu Á.
Phương Tây phải làm ǵ để ngăn phương Đông phát triển
Vậy, những nhà lănh đạo phương Tây, sẽ làm ǵ để ngăn cản hay ḱm chế sự phát triển của các quốc gia phương Đông trong thế kỷ 21?
Trước hết, châu Âu cần thanh toán xong các khoản nợ lớn của ḿnh. Những kinh nghiệm gần đây của khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề nợ công.
Tiếp theo là nhập cư? Liệu hành động khuyến khích nhập cư để trẻ hóa dân số của các nước phương Tây có phải là giải pháp tốt. Tuy nhiên, nếu không thực hiện, châu Âu nói riêng phải đối mặt với thảm họa nhân khẩu học vào năm 2020.
Giải phóng sự phụ thuộc vào dầu và khí đốt là một yêu cầu thứ ba đối với các nước phương Tây. Theo đó, họ cần phải t́m được các nguồn năng lượng thay thế, để có thể độc lập với tài nguyên từ các nước phương Đông.
Thế giới phẳng
Về mặt dài hạn, cùng với những bước tiến công nghệ và toàn cầu hóa, những mối lo ngại hiện nay đối với sự trỗi dậy của các nước phương Đông sẽ dần biến mất. Trong khoảng 100 năm nữa, khái niệm"Đông" và "Tây" không c̣n mang nhiều ư nghĩa nữa.
Tuy nhiên, trong ngắn và trung hạn, chúng ta phải cố gắng giải quyết vấn đề mang tính tính toàn cầu trong khuôn khổ mà các quốc gia đă tạo ra trong thế kỷ 19 và 20. Và quả thật, nó chứa đầy những rủi ro. Trong một thế giới tràn ngập các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, việc buông lỏng quản lư không phải là một lựa chọn.
Do đó, 40 năm tới sẽ giai đoạn quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại.
Hữu Nghĩa (theo Christian Science Monitor, Csmonitor)