Choáng với giá chuyển nhượng cầu thủ - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Funny Boxes > Stars Showbiz - Ngôi Sao Giải Trí (closed)

 
 
Thread Tools
Old 01-02-2011   #1
megaup
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Join Date: Mar 2008
Posts: 43,284
Thanks: 1
Thanked 1,013 Times in 489 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 60
megaup Reputation Uy Tín Level 6
megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6
Default Choáng với giá chuyển nhượng cầu thủ

Nhiều CLB V-League và hạng nhất có tiềm lực mạnh đang ráo riết chạy đua để săn cho bằng được những cầu thủ nội tốt nhất, bất chấp giá của các ngôi sao này bị đẩy lên chóng mặt.



Năm 2004, bóng đá VN bắt đầu có cú đột phá đầu tiên trên thị trường chuyển nhượng cầu thủ khi tiền vệ Trần Trường Giang của Tiền Giang sau khi chơi rất thành công ở Tiger Cup 2002 đă được đội B́nh Dương mua về với giá 1 tỉ đồng và được trả mức lương 15 triệu đồng/tháng. Thời đó, số tiền này được xem là cú hích lớn cho những nội binh có tiềm năng nỗ lực phấn đấu, đồng thời nó cũng mở ra thời kỳ mới cho các CLB săn lùng những cầu thủ nội có chất lượng để tăng cường vào đội h́nh của ḿnh.

Từ 1 tỉ đến 12 tỉ

Sau Trường Giang đến lượt tiền vệ Trung Kiên từ Nam Định về Thép miền Nam - Cảng Sài G̣n cũng có giá 1 tỉ đồng. Đó cũng là một cú chuyển nhượng nổi đ́nh đám trong năm 2005. Lúc đó, nhiều cầu thủ nội đă rục rịch giữa chuyện đi - ở để t́m bến đỗ vừa đảm bảo cuộc sống lâu dài vừa có môi trường phấn đấu tốt hơn. Tuy nhiên do nhiều CLB vào hàng đại gia bấy giờ như Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), Đồng Tâm Long An (ĐTLA) đều t́m cách siết lại nên giá trị thực của các cầu thủ được giữ ở mức không quá con số 1 tỉ nói trên.

Mọi chuyện trở nên vượt tầm kiểm soát vào đầu năm 2006, khi bắt đầu có những cú chuyển nhượng lên đến trên 1 tỉ đồng, rồi trên 2 tỉ đồng như trường hợp Vũ Phong từ Vĩnh Long về B́nh Dương, Minh Đức từ HAGL về Đà Nẵng rồi về B́nh Dương…

Đến năm 2007, Mai Tiến Thành từ Thanh Hóa về Vissai Ninh B́nh với giá 3 tỉ đồng, Hữu Thắng từ B́nh Dương cũng về Ninh B́nh với giá tương tự. Tốc độ đẩy giá đă tăng rất nhanh do sự xuất hiện của các CLB đại gia mới.

Năm 2008, thị trường lên cơn sốt khi tiền đạo Lê Công Vinh được bầu Hiển mua về Hà Nội T&T với giá 7 tỉ đồng và mức lương 40 triệu đồng/tháng. Con số này những tưởng đă chót vót, nhưng sau đó lại bị qua mặt khi hàng loạt cầu thủ được chuyển nhượng trong năm 2009 như Như Thành về Vissai Ninh B́nh gần 8 tỉ đồng kèm mức lương 50 triệu đồng/tháng.


Chơi đúng khả năng và phong độ cũng như đảm bảo đúng mặt bằng thị trường th́ theo tôi, một cầu thủ nội chỉ đáng 3 tỉ đồng cho 3 mùa

Bầu Đức của HAGL

Đặc biệt sau mùa bóng 2010, các đại gia mới nổi như Navibank Sài G̣n và Xuân Thành Sài G̣n đă phá giá chuyển nhượng với con số “khủng”: 9 tỉ đồng/3 năm và mức lương 55 triệu đồng/tháng cho chân sút Quang Hải (từ Khatoco Khánh Ḥa về Navibank Sài G̣n) và 12 tỉ đồng/3 năm với mức lương gần 50 triệu đồng/tháng cho trung vệ Lê Phước Tứ (từ Lam Sơn Thanh Hóa về Xuân Thành Sài G̣n). Không chỉ mua Quang Hải và Phước Tứ, 2 đội bóng TP.HCM này c̣n tung tiền ra mua Phan Văn Tài Em (7 tỉ đồng/3 năm), Nguyễn Anh Tuấn (6 tỉ đồng/3 năm), Lê Sỹ Mạnh (5 tỉ đồng/3 năm), Lương Văn Được Em (5 tỉ đồng/3 năm), Nguyễn Minh Đức (5 tỉ đồng/3 năm) với mức lương đều từ 35 triệu đến 40 triệu đồng/tháng; Trần Duy Quang, Trần Trường Giang, Nguyễn Hoàng Vương, Trương Văn Hải về chơi một mùa khoảng 1 tỉ đồng và mức lương khoảng 25 triệu đến 30 triệu đồng/tháng. C̣n Minh Phương từ ĐTLA ra SHB Đà Nẵng với giá xấp xỉ 5 tỉ đồng.

Giá trị thật là bao nhiêu?

Tham vọng vươn lên hàng “bá chủ” của Hà Nội T&T, Vissai Ninh B́nh, Becamex B́nh Dương và gần đây là Navibank Sài G̣n, Xuân Thành Sài G̣n thể hiện ngày càng rơ khi họ không tiếc tiền đầu tư, tậu cho bằng được cầu thủ nội chất lượng cao, có mác tuyển thủ quốc gia.


Thời này làm ǵ có giá 2-3 tỉ đồng cho một cầu thủ nội đá 3 mùa nữa, tệ lắm cũng là 5 tỉ cho một cầu thủ có chất lượng khá tốt, chứ c̣n ngôi sao th́ phải từ 7 tỉ trở lên

Một lănh đạo CLB thuộc hàng đại gia

Một lănh đạo CLB thuộc hàng đại gia nói trên c̣n tuyên bố: “Thời này làm ǵ có giá 2-3 tỉ đồng cho một cầu thủ nội đá 3 mùa nữa, tệ lắm cũng là 5 tỉ cho một cầu thủ có chất lượng khá tốt, chứ c̣n ngôi sao th́ phải từ 7 tỉ trở lên. Ngay cầu thủ trẻ bây giờ mà đá tốt đă có giá không dưới 2 tỉ đồng một mùa như Văn Quyết đầu quân cho Hà Nội T&T hay Văn Duyệt, Mạnh Dũng về Vissai Ninh B́nh cũng tṛn trèm 6 tỉ đồng/3 năm”.

Trước t́nh h́nh này, bầu Đức của HAGL từng cho biết: “Chúng tôi làm bóng đá nhưng không chạy theo giá trị ảo của cầu thủ một cách vô tội vạ. Đúng là cầu thủ giờ đây phải có giá trị chuyển nhượng tốt để họ có thể nuôi sống bản thân và gia đ́nh, chẳng hạn chúng tôi cũng đă tậu về rất nhiều cầu thủ nội có chất lượng nhưng làm ǵ có giá trên 5 tỉ. Chơi đúng khả năng và phong độ cũng như đảm bảo đúng mặt bằng thị trường th́ theo tôi, một cầu thủ nội chỉ đáng 3 tỉ đồng cho 3 mùa”.
Bầu Thắng của ĐTLA cũng cùng quan điểm khi nói: “Dù vật giá leo thang, dù bóng đá chuyên nghiệp có những đ̣i hỏi cao, nhưng tŕnh độ cầu thủ VN thực tế chỉ tương ứng với giá khoảng 2 - 3 tỉ cho một hợp đồng 2-3 năm là phù hợp. Đưa ra con số quá cao là đánh giá không đúng thực chất giá trị cầu thủ, làm cho cầu thủ nội ảo tưởng và gây ra sự hỗn loạn thị trường”.

Nhưng dù HAGL, ĐTLA có hướng đi riêng, th́ cách làm của những đại gia mới nổi cho thấy họ đă thật sự tạo nên một thị trường chuyển nhượng đầy màu sắc và rất khó lường cho bóng đá VN.

Leandro có giá cao nhất trong số ngoại binh

Tiền vệ Leandro từ Xi măng Hải Pḥng về đầu quân cho Becamex B́nh Dương được “c̣” Mauro đưa ra giá 800 ngàn USD (gần 16 tỉ đồng), trong khi Huỳnh Kesley dù đă là cầu thủ nhập tịch nhưng cũng có giá gần 550 ngàn USD khi về chơi cho Xuân Thành Sài G̣n. Trước đó, Kesley đă ra giá này khi gặp Chủ tịch Vissai Ninh B́nh Hoàng Mạnh Trường, nhưng “bầu” Trường không đồng ư. Tiền đạo Almeyda của SHB Đà Nẵng về Navibank Sài G̣n cũng có giá hơn 400 ngàn USD. (T.K)

Ư kiến


Ảnh: Khả Ḥa
Ông Nguyễn Quốc Hội - Chủ tịch CLB Hà Nội T&T: Tiền chuyển nhượng tùy nhu cầu cầu thủ
“Chúng tôi khi quyết định bỏ ra một khoản tiền lớn nào đó để mua cầu thủ, thường tính đến việc nâng cao chất lượng CLB, chứ không nghĩ đến việc đánh bóng tên tuổi. Vấn đề giá tiền chuyển nhượng cao hay thấp, nhiều khi phụ thuộc vào nhu cầu của cầu thủ mà CLB định mua về. Khi đàm phán, chúng tôi cũng hỏi thẳng nguyện vọng cầu thủ về khoản tiền này, cũng như mức lương anh ta muốn nhận và số năm hợp đồng mà anh ta muốn kư. Nếu thấy phù hợp th́ CLB sẽ chấp nhận. Nhưng không phải lần chuyển nhượng nào cũng thành công. Ví dụ như năm vừa rồi, CLB kư hợp đồng với 2 cầu thủ ngoại song chất lượng rất kém”.


Ảnh: Bạch Dương
Cựu tuyển thủ Trần Công Minh: Phi thực tế! “Thực ra, ở châu Âu giá chuyển nhượng cao đạt mức kỷ lục chỉ tập trung ở một số ít cầu thủ ngôi sao đă thành danh do các CLB có tiềm lực tài chính muốn có cầu thủ mà họ cần để lắp ghép hoàn chỉnh sơ đồ chiến thuật nên bắt buộc phải mua, và đôi khi đẩy giá cao để mua bằng được v́ sợ CLB khác giành mất. Ví dụ như gần đây Man.City mua Tevez, Yaya Toure, Balotelli… với giá từ vài chục triệu bảng trở lên, song những cầu thủ nói trên đă góp phần đưa CLB này đứng ở tốp đầu giải Ngoại hạng Anh. Trong khi với phần lớn cầu thủ khác th́ mức giá chuyển nhượng phản ảnh đúng năng lực. Ngoài ra, do lượng cầu thủ thuộc dạng tiềm năng ở châu Âu rất nhiều nên các CLB có quyền chọn lựa và cân đo đong đếm mức phí trước khi quyết định mua về.
C̣n trong khuôn khổ V-League, những cầu thủ xuất sắc hiện nay như Minh Phương, Tài Em, Như Thành, Việt Thắng… xứng đáng được hưởng mức chuyển nhượng cao, v́ đă chứng tỏ được tài năng của ḿnh. Tuy nhiên theo cá nhân tôi, giá chuyển nhượng lên tới gần cả chục tỉ đồng th́ cao quá. Nhưng dẫu sao, một số CLB có tham vọng và tiềm lực tài chính cũng sẵn sàng mua các cầu thủ này v́ một lẽ là cầu thủ Việt có chất lượng hiện rất hiếm, nếu không mua th́ CLB đại gia khác cũng sẽ t́m cách lấy về. Do đó, phí chuyển nhượng ở V-League đội giá phi thực tế là vậy”.


Ảnh: Khả Ḥa
Ông Mai Đức Chung - HLV Navibank Sài G̣n: Đôi khi vượt quá chất lượng thật “So với châu Âu hay thế giới th́ tiền chuyển nhượng cầu thủ tại VN không thấm vào đâu, nhưng so với khu vực th́ đúng là hơn hẳn. Điều này giải thích tại sao rất nhiều cầu thủ Thái Lan thích sang VN thi đấu. Việc giá cầu thủ bị đội lên cao, đôi khi vượt quá chất lượng thật của cầu thủ, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, có khi do “c̣” môi giới cầu thủ mà cũng có khi do chính CLB”.
G.Lao - L.P (ghi)

Cầu thủ hưởng lương cao nhất thế giới
Nguồn tin từ tờ The Sun cho biết ngôi sao tiền đạo của CLB M.U Wayne Rooney sau khi đồng ư ở lại và gia hạn hợp đồng mới đến năm 2015 đă nhận mức lương cao kỷ lục: khoảng 250.000 bảng/tuần (gấp gần 3 lần so với mức lương 90.000 bảng/tuần mà cầu thủ này nhận trước đó). Dĩ nhiên, ngay sau tin tức này được báo chí Anh đăng tải, một bộ phận dư luận ở xứ sương mù đă chỉ trích kịch liệt Rooney là kẻ hám tiền, nhưng một số khác cũng là CĐV của M.U th́ cho rằng: “Với tài năng và sự ảnh hưởng của ḿnh đến CLB, Rooney hoàn toàn xứng đáng được hưởng mức đăi ngộ đó”.
Những nhân vật trong làng giải trí ở Anh đều có thu nhập cao gấp nhiều lần so với người dân b́nh thường, và v́ thế họ cũng bị đánh thuế thu nhập rất cao, lên tới 50%. Do đó, dù các cầu thủ nhận mức lương cao hằng tuần, nhưng số tiền thực nhận của họ cũng chỉ chừng phân nửa.
Tại châu Âu, ngoài Anh, các nước như Tây Ban Nha, Ư có mức thuế thu nhập thấp hơn, nên các ngôi sao gần đây thích chọn bến đỗ tại các quốc gia này để thi đấu, chẳng hạn như C.Ronaldo, Kaka... Thế nên, dù Rooney, Tevez có mức lương cao, nhưng nếu tính tổng thu nhập th́ họ không thể b́ lại các cầu thủ như C.Ronaldo hay Messi. G.Lao
Quang Tuyến, thanhnien.com.vn
megaup_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	20a.jpg
Views:	26
Size:	21.5 KB
ID:	250135
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC1

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 12:19.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09712 seconds with 14 queries