Tài liệu mật do WikiLeaks công bố mới đây Đức và Mỹ hợp tác phát triển vệ tinh do thám dưới vỏ bọc của một công ty thương mại.
Tài liệu mật của WikiLeaks được công bố trên nhật báo Aftenposten của Na Uy tố cáo Đức và Mỹ cùng tham gia chế tạo vệ tinh do thám dưới vỏ bọc là một công ty thương mại. Thực chất, công ty này được điều hành bởi lực lượng t́nh báo Đức và DLR (German Aerospace Centre – trung tâm hàng không vũ trụ Đức).
Ngay lập tức, Trung tâm hàng không vũ trụ của Đức (DLR) đă lên tiếng bác bỏ cáo buộc cho rằng họ đang cùng Mỹ phát triển chương tŕnh do thám bí mật sử dụng công nghệ cao trị giá 270 triệu USD, đồng thời khẳng định vệ tinh quang học độ phân giải cao này đơn thuần phục vụ cho mục đích an ninh và khoa học.
Toàn cảnh của DLR - Trung tâm hàng không vũ trụ Đức.
Andreas Schuetz – phát ngôn viên của DLR cho biết dự án thiết kế vệ tinh quang học độ phân giải cao này đă được bàn thảo từ cách đây 2 năm và có tên HIROS.
“HIROS không phải vệ tinh do thám hay là một dự án bí mật. Nó được sử dụng vào những mục đích của chính phủ, ví dụ: quản lư khủng hoảng trong các thảm họa thiên nhiên và các mục đích khoa học”, ông Schuetz nói. Ông cũng từ chối cung cấp thêm chi tiết v́ dự án vẫn đang ở bước lập kế hoạch và không thể tiết lộ thông tin.
Theo tài liệu mật được gửi và năm 2009 và năm 2010, vệ tinh sẽ hoàn thành vào năm 2013 mặc dù nguồn cung tài chính vẫn chưa được đảm bảo.
Tài liệu bị lộ từ đại sứ quán Mỹ tại Berlin là một trong 250.000 tài liệu ngoại giao chưa kiểm duyệt mà WikiLeaks đă công bố. Tờ Aftenposten nhận được các tài liệu mật này vào tháng trước và công bố trực tiếp trên internet.
Mitchell Moss – phát ngôn viên đại sứ quán Mỹ tại Berlin từ chối b́nh luận về những tài liệu này, và trích dẫn luật pháp Mỹ rằng chúng vẫn được coi là tuyệt mật.
Vệ tinh do thám là một công cụ rất hữu hiệu trong cuộc chiến t́nh báo giữa các quốc gia trên thế giớ.
Một tài liệu vào ngày 15/2/2009 cho biết, Đức tin rằng công nghệ vệ tinh sẽ “cung cấp một công cụ mang tầm quan trọng quốc gia, và giải phóng Đức khỏi sự phụ thuộc vào các nguồn từ nước ngoài”.
Đồng thời, dự án này đă gây ra sự mâu thuẫn giữa Đức và các đồng minh trong liên minh châu Âu. Đặc biệt là Pháp – quốc gia bị “nghiêm cấm” tham gia vào dự án.
“Pháp rất dai dẳng và hung tợn v́ dự án này có tiềm năng đe dọa ngành công nghiệp của họ”, tài liệu mật trích dẫn một nỗ lực ngăn chặn dự án chế tạo vệ tinh của Đức và Mỹ có nội dung chỉ trích Pháp.
Bộ ngoại giao Pháp từ chối b́nh luận về báo cáo. “Chúng tôi không khẳng định bất cứ điều ǵ liên quan tới nhà chức trách và các nhà ngoại giao pháp trong tài liệu được công bố bởi WikiLeaks.” Bộ quốc pḥng Đức cũng làm điều tương tự và không đưa ra bất cứ b́nh luận nào.
Hữu Nghĩa (theo Huffingtonpost)