5 quốc gia mua súng 'dễ như mua kẹo' - VietBF
 
 
 

HOME

24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Online

Clips

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 01-17-2011   #1
jojolotus
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
jojolotus's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 41,760
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 58
jojolotus Reputation Uy Tín Level 1jojolotus Reputation Uy Tín Level 1
Default 5 quốc gia mua súng 'dễ như mua kẹo'

Số người sở hữu súng tại Mỹ là 90% dân số, Yemen là 54,8%, Thụy Sỹ là 45,7%, Phần lan là 45,3% và Serbia là 37,8%.

Mỹ

Trong nhiều năm qua, Washington áp dụng không ít biện pháp hạn chế việc sử dụng súng. Tuy nhiên, những nỗ lực của họ thực tế không đem lại hiệu quả.


Nhiều người Mỹ sở hữu súng. Ảnh minh họa.

Theo BBC, nguyên nhân chính khiến văn hóa súng đạn tại Mỹ phổ biến nằm ở chính người dân khi họ cho rằng sẽ an toàn hơn nếu mang súng bên mình.

Yemen

Dù luật pháp Yemen từ năm 2007 hạn chế đăng ký quyền sử dụng súng nơi công cộng nhưng súng đạn vẫn thường xuyên xuất hiện trong đời sống thường nhật tại Yemen. Dù bị cấm nhưng việc kinh doanh súng đạn vẫn khá phổ biến. Chỉ cần bỏ ra 500 – 1.500 USD, người ta có thể dễ dàng mua một khẩu súng từ thị trường tự do.

Vì vậy, hình ảnh những thanh niên Yemen “hồn nhiên” mang theo mình những khẩu súng ngắn thường xuyên bị bắt gặp trên khắp các con phố. Không chỉ vậy, tại những bữa tiệc như cưới xin hay các lễ hội thì cũng không thiếu vắng loạt súng ăn mừng.

Hậu quả là khoảng 2.000 người Yemen mất mạng mỗi năm trong các vụ việc liên quan đến súng đạn. Ngoài ra, Yemen còn bị liệt vào danh sách những nguy hiểm nhất thế giới và là nơi trú ngụ an toàn của các tên khủng bố.

Thụy Sỹ

Với chủ trương sử dụng lực lượng dân quân để bảo đảm an ninh quốc gia, Thụy Sỹ trở thành một trong các quốc gia có tỷ lệ người sử dụng súng cao nhất.

Công dân Thụy Sỹ khỏe mạnh từ 30 tuổi hay thậm chí lớn hơn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và được cấp súng trường tấn công và súng ngắn.

Họ được phép cất giữ súng và 50 viên đạn tại nhà trong suốt thời gian phục vụ quân sự để quân đội có thể huy động tức thì. Nhiều người còn mua súng sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự để cất giữ trong nhà.

Chính phủ có rất ít biện pháp hạn chế quyền sử dụng súng. Thậm chí, giới chức nước này còn chủ động bán cho người dân những mẫu súng mới.

Vì vậy, các số liệu thống kê cho thấy có khoảng 600.000 khẩu súng ngắn tự động và 500.000 súng lục được cất giữ trong các gia đình Thụy Sỹ.

Chính sự dễ dàng trong sở hữu súng mà tại Thụy Sỹ xảy ra hàng loạt vụ bắn giết liên quan đến vũ khí. Trong năm 2001, một vụ án gây chấn động cả Thụy Sỹ: 14 người chết khi một người đàn ông dùng súng trường tấn công của quân đội bắn vào tòa nhà hội đồng địa phương rồi sau đó tự sát.

Một trường hợp gây kinh hoàng khác là hồi năm 2006, chủ ngân hàng tư nhân Gerold Stadler cũng dùng súng ngắn của quân đội tự sát sau khi bắn chết người vợ đang mang thai là cựu vô địch trượt tuyết thế giới Corine Rey-Bellet và em trai cô.

Phần Lan

Quy định của Chính phủ Phần Lan về việc sử dụng súng rất lỏng lẻo. Công dân Phần Lan, chỉ cần từ 15 tuổi trở lên, hoàn toàn được phép sở hữu súng.

Người Phần Lan lý giải, việc sử dụng súng của họ không chỉ nhằm mục đích tự vệ mà còn phục vụ nhu cầu cụ thể, đó là săn bắn. Do đó, các câu lạc bộ về súng đạn rất phổ biến tại quốc gia này.

Tuy nhiên, cái giá mà Phần Lan phải trả cho việc “phổ cập” súng đạn này là không nhỏ. Hai vụ thảm sát trường học hồi năm 2007 và 2008 cướp đi sinh mạng của 18 người.

Vì vậy, sau hai thảm họa trên, nhiều người dân Phần Lan bắt đầu chán cảnh “súng đạn đầy đường”. Không ít người đề xuất nâng số tuổi tối thiểu để có thể sử dụng lên 18 và cấm các loại vũ khí bán tự động.

Serbia

Văn hóa súng đạn phổ biến tại Serbia là hệ quả của cuộc xung đột tại khu vực phía Tây Balkan hồi đầu những năm 1990.

Trong những năm dài chinh chiến đó, hầu hết mọi người trong khu vực tranh chấp đều có một khẩu súng trong nhà. Dù nhiều năm qua, Chính phủ Serbia triển khai nhiều nỗ lực thu hồi song ước tính vẫn còn khoảng 900.000 khẩu súng chưa được đăng ký.

Ngoài ra, bất chấp những quy định ngặt nghèo về quyền sở hữu súng của Chính phủ, thị trường chợ đen vẫn nở rộ với đầy đủ các loại súng đạn và tất nhiên là không khó khăn gì để mua một khẩu AK-47 từ các tay buôn bất hợp pháp này.

Trà My (theo BBC, Foreignpolicy)
jojolotus_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	20
Size:	8.2 KB
ID:	255514
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC1

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 20:31.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08007 seconds with 14 queries
Loading...