“Khi tôi kể về Cường đô-la với bộ sưu tập xe khủng, khi tôi kể về những chuyện của những “đại gia” Việt đang tập làm giàu tiêu tiền, tất cả bạn bè nước ngoài của tôi đều bật cười như nghe tôi kể chuyện đùa”.
Bát phở cho các “đại gia”, có giá cao nhất là 750.000 đồng: khách hàng tự tay nhúng trực tiếp thịt bào để mọi chất bổ dưỡng đều đi vào bát phở - Ảnh: “VietNamNet”
Dạo này tôi đọc rất nhiều bài viết về đám cưới siêu sang, về những dàn xế hộp lộng lẫy rước dâu, rồi c̣n đọc về bài viết có những người ở Việt Nam mỗi ngày
đi ăn sáng với mức giá 750.000 VND/ tô phở.
Trong các ư kiến phản hồi, tôi thấy thiên về 2 luồng: một là ngưỡng mộ, người ta làm ra tiền, người ta đáng được hưởng; hai là cho rằng lăng phí, nên nghĩ cho người nghèo.
Tôi thử làm phép tính: ở Việt Nam, 750 ngàn đồng là số tiền mà một bạn sinh viên có thể chi xài trong nửa tháng (thậm chí 20 ngày); là số tiền mà những người nông dân đầu tắt mặt tối mơ ước có được để nuôi con ăn học; là số tiền mà những bệnh nhân ở bệnh viện ao ước để có thể có chén cháo trắng ăn uống qua ngày; là số tiền mà những trẻ em nghèo nẻo cao có thể mua được nhiều manh áo ấm cho qua mùa đông rét mướt; là số tiền mà những em bé mồ côi, những bệnh nhân HIV -AIDS có thể có thêm ít thuốc thang; là số tiền có thể lau bớt đi giọt nước mắt của những con người đang ở tận cùng cái khổ... là... là..., v.v..
Tôi ghét cay ghét đắng cái cách khoe mẽ của những con người mới tập làm giàu. V́ sao lại là tập làm giàu? Đó là v́ họ sinh ra trên một đất nước vừa may mắn được rút ra khỏi danh sách nước nghèo nhất thế giới. Nhưng đất nước ấy hiện nay đang đứng ở đâu? Vị trí nào? Bao nhiêu trẻ em không được đến trường? Bao nhiêu bệnh nhân không tiền thuốc, tiền mổ đang hàng ngày chờ chết? Bao nhiêu mái nhà xiêu vẹo chông chênh dưới lũ? Bao nhiêu con sông chưa có nổi cây cầu? Bao nhiêu người phó mặc cuộc đời trôi theo ḍng chảy chỉ v́ chữ tiền nheo nhóc đớn đau?
Xin đừng nh́n vào những chiếc xe siêu sang để tự vỗ về ḿnh rằng Việt Nam giờ nhiều người giàu lắm. Xin đừng nh́n vào những biệt thự xa hoa để quên đi rằng cái phần đó chỉ là phần nổi của tảng băng ch́m. Tôi đă từng gặp nhiều người Việt Nam, họ tin rằng người Việt Nam giờ nhiều người giàu lắm, và họ cho tôi những ví dụ về những đám cưới xế hộp xịn, những ngôi nhà thiết kế hoành tráng... Nhưng khi tôi hỏi có bao nhiêu người giàu? Số biệt thự đó khi so sánh với số nhà c̣n lại tỉ lệ bao nhiêu, th́ họ không trả lời được. Bởi v́, tỉ lệ ấy quá nhỏ nhoi mà thôi!
Khi tôi kể về Cường đô-la với bộ sưu tập xe khủng, khi tôi kể về những chuyện của những “đại gia” Việt đang tập làm giàu tiêu tiền, tất cả bạn bè nước ngoài của tôi đều bật cười như nghe tôi kể chuyện đùa. Nhiều người trong số họ đă từng đến Việt Nam, đă đến những nơi nghèo nhất và đă từng nhỏ nước mắt trước những em bé Sapa bé xíu cởi trần trong tiết trời sương giá. Nhiều người trong số đó, đều đặn, hàng tháng đều đến những nơi đặt hộp quyên góp cho Việt Nam mà bỏ ống ủng hộ. Nhiều người trong số đó đă luôn nhiệt liệt hưởng ứng khi chính phủ Đan Mạch có những hoạt động tài trợ, ủng hộ Việt Nam không hoàn lại. Họ cảm thấy nực cười cho lớp người mới tập làm người giàu nhưng suy nghĩ c̣n nghèo ấy.
Nếu muốn so sánh ư? Đan Mạch có thể coi là một trong những đất nước giàu nhất thế giới, hệ thống y tế xă hội tốt nhất thế giới. Hệ thống trường công tốt nhất thế giới. Cơ sở hạ tầng tốt nhất thế giới. Phúc lợi xă hội cao nhất thế giới. Và tỉ lệ tham nhũng cũng thường ở mức 0. (Các bạn có thể kiểm chứng những điều này từ mạng Internet). Với một đất nước Bắc Âu có thể nói là gần như hoàn hảo về mọi phương diện ấy, bạn cũng hầu như không bao giờ bắt gặp trên đường những chiếc xe siêu sang!
Để ḷe ai? Chẳng có ai mà ḷe cả. V́ đồng tiền ở đây không thể hiện đằng cấp của bạn. Một người lao công b́nh thường cũng có thể kiêu hănh làm hàng xóm với những bác sĩ. Và nếu bạn có dịp đến đây, hăy đi vào trong con phố chính, bạn sẽ thấy rất nhiều em bé 8 - 9 tuổi, tay cầm ống bơ giữa trời đông tuyết trắng? Trên áo họ là ḍng chữ: “
Hăy ủng hộ trẻ em châu Phi. Hăy ủng hộ các bệnh nhân nghèo Đông Nam Á”.
Trong đó, tất nhiên có Việt Nam chúng ta đó các bạn ạ!
Trúc Quỳnh, từ Đan Mạch
NCTG