Đàn anh Trung Quốc lại kiếm chuyện với nông dân Việt Nam.
Bản tin nhan đề “Nông sản lại “xếp hàng” ở cửa khẩu” trên báo Công Thương kể về t́nh h́nh này.
Báo Công Thương viết rằng, vào khoảng 1-2 tuần nay, tại hai cửa khẩu lớn ở miền Bắc là Tân Thanh (Lạng Sơn) và Móng Cái (Quảng Ninh) lại xảy ra t́nh trạng ùn tắc hàng nông sản xuất sang Trung Quốc, gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp.
Thiệt đơn, thiệt kép
Từ ngày 17-1 tới nay, tại cửa khẩu Tân Thanh (Văn Lăng-Lạng Sơn), liên tục xảy ra t́nh trạng hàng trăm xe tải, xe container chở các mặt hàng nông sản trong nước bị ách tắc trước cửa khẩu để chờ làm thủ tục thông quan sang Trung Quốc.
Theo ông Trần Văn Nghĩa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Tân Thanh, mỗi ngày đang có hàng trăm xe tải và container chở hàng nông sản, hoa quả tươi (trong đó chiếm tới 70% là dưa hấu), c̣n lại là chuối, hạt điều… với tổng sản lượng ước khoảng 6.000-7.000 tấn bị ách tắc, nằm dài 1-2 cây số để chờ sang Trung Quốc. Trong đó, chủ yếu là các xe ở miền Trung và miền Nam ra.
Báo Công Thương ghi lời ông Nghĩa, rằng nguyên nhân là do hiện đang vào vụ thu hoạch rộ dưa hấu ở miền Trung và miền Nam để đưa sang Trung Quốc bán vào dịp tết. Anh Hồ Biểu, một chủ xe từ B́nh Định ra, cho biết: Cứ vào cuối năm, dưa hấu lại ùn ùn lên cửa khẩu Tân Thanh.
Cuối năm, người Trung Quốc có phong tục mua dưa hấu (có màu đỏ) để thờ cúng dịp tết cho thêm may mắn, tài lộc. Nhưng nhiều khi hàng bị tắc, đành phải đưa vào băi lưu kho ở cửa khẩu, chờ 3-4 ngày mới thông quan được, nên chúng tôi phải gánh thêm nhiều khoản chi phí phụ như thuê kho băi, kho lạnh, xăng dầu phát điện.
Có ngày, tại cửa khẩu Tân Thanh đón nhận tới 650-700 xe chở hoa quả, nông sản các loại. Trong khi b́nh thường năng lực tiếp nhận của phía Trung Quốc chỉ khoảng 150-200 xe mỗi ngày.
Anh Biểu c̣n cho biết thêm, hầu như các doanh nghiệp và tư thương của Việt Nam t́m cách đưa cả ôtô và hàng qua bên P̣ Chài (Trung Quốc) rồi mới bày ra mời mọc, săn t́m đối tác, chứ ít doanh nghiệp làm ăn thông qua hợp đồng từ trước và thương nhân Trung Quốc cũng không chịu sang Tân Thanh để mua. Do đó, hàng lên càng nhiều, giá càng rẻ v́ thương nhân Trung Quốc ép giá mạnh.
Tương tự, ở bên cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) suốt 1 tháng nay, hàng đông lạnh, thịt ngoại tạm nhập tái xuất cũng bị ùn ứ, ách tắc nghiêm trọng. Nhiều doanh nghiệp buộc phải cho xe trở lại cảng Hải Pḥng để bảo quản đông lạnh.
Vào thuận, ra tắc
Ảnh minh hoạ - Google
Từ nhiều năm nay, cửa khẩu Tân Thanh được coi là cửa ngơ xuất và nhập khẩu nông sản lớn nhất nước ta. Trong khi các loại nông sản như táo, lê, lựu, hành, tỏi… từ bên Trung Quốc vào Việt Nam th́ thanh long, nhăn, dưa hấu, chuối… lại xuất sang Trung Quốc.
Nhưng điều nghịch lư là hàng nông sản Trung Quốc vào nước ta th́ dễ, trong khi hàng Việt Nam xuất qua Trung Quốc lại liên tục gặp trở ngại.
Theo Chi cục Hải quan Tân Thanh, nghịch lư c̣n ở giá cả giữa hai loại nông sản nội và ngoại. Cũng là mặt hàng dưa hấu, lúc trái vụ (cách đây khoảng 3-4 tháng), Việt Nam phải nhập khẩu từ Trung Quốc với giá trung b́nh 160 USD/tấn, tương đương 3.000 đồng/kg, không bao giờ xảy ra ùn tắc v́ mỗi ngày thương lái Trung Quốc chỉ đưa sang 20-30 xe (khoảng 600 tấn).
Trong khi vào chính vụ như hiện nay, dưa Việt Nam bị ách tắc liên tục, đưa sang được tới P̣ Chài dưa đă hỏng, lại tư thương ép giá nên mỗi quả dưa chỉ c̣n giá 1.000-2.000 đồng, tính ra chỉ có vài trăm đồng/kg mà vẫn ế.
Ngoài ra, theo ông Phùng Hữu Hào, Phó cục trưởng Cục Quản lư chất lượng nông lâm sản (Bộ NN-PTNT), hiện giữa Việt Nam và Trung Quốc đă áp dụng chính sách kiểm soát nguồn gốc 5 loại trái cây gồm: chuối, thanh long, vải thiều, nhăn và dưa hấu.
Theo đó, hàng sang Trung Quốc bắt buộc phải có bao b́, xuất xứ nhưng các doanh nghiệp, tư thương làm ăn tiểu ngạch thường không chịu đóng bao b́, có khi chỉ đóng sọt, lót rơm khô nên sang P̣ Chài (Trung Quốc) lại phải thêm thời gian bao gói lại, dẫn tới ùn ứ.
Hiện nay, khu vực kho băi của Tân Thanh chỉ đủ sức chứa khoảng 200 xe các loại. Hệ thống kho lạnh, nguồn điện lưới cũng chưa hiện đại, đáp ứng đủ. Do đó, bên cạnh đầu tư mở rộng giao thông, phải đầu tư cho kho băi.
Được biết, UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có quyết định thu hồi hơn 4.000m² đất ở quanh khu vực cửa khẩu Tân Thanh để mở rộng mặt bằng kho băi, đảm bảo đủ sức chứa khoảng 500 xe/ngày.
Bản tin báo Công Thương cũng đề nghị, “Sau Tân Thanh, cũng cần tính tới giải pháp dài hơn cho các cửa khẩu khác như Lào Cai, Móng Cái… bởi t́nh trạng ách tắc hàng xuất khẩu hiện nay phổ biến...”
Viet Bao