Đó là những ứng cử viên hàng đầu cho hạng mục Phim hay nhất. Ngoài ra, đây c̣n là những bộ phim giành được nhiều đề cử nhất của Viện Hàn lâm Điện ảnh Hoa Kỳ.
The Fighter (Vơ sĩ quyền Anh)
Nếu chỉ "liếc sơ" th́ người xem dễ nhầm lẫn The Fighter với các bộ phim thể thao khác. Kiểu phim như Rocky, The Karate Kid, Never Back Down... vốn không c̣n ǵ mới lạ trong mắt khán giả. Tuy nhiên, The Fighter là một câu chuyện hoàn toàn khác. Bộ phim dựa trên cuộc đời của vơ sĩ người Mỹ Micky Ward. Nội dung không chỉ đơn thuần là “tập luyện – thất bại –cố gắng hơn – chiến thắng”. The Fighter cho người xem thấy được h́nh ảnh rất đời thường của Micky Ward (Mark Wahlberg).
Micky Ward không phải là một thiên tài thể thao. Anh cũng không từng phải chịu cuộc sống quá vất vả, cơ cực. Micky là một cậu bé b́nh thường, trưởng thành trong một gia đ́nh có truyền thống thi đấu. Nhưng bên cạnh anh là người anh trai khác thường. Dicky Eklund (Christian Bale) từng là tay đấm boxing chuyên nghiệp. Anh nổi tiếng với cú nốc ao vơ sĩ Sugar Ray vào năm 1978. Không lâu sau đó, Dicky nghiện ma tuư và lao vào ṿng tù tội.
Điều này ảnh hưởng rất lớn đến Micky Ward. Anh gần như đă giải nghệ. Nhưng bạn gái của Micky, Charlene Fleming (Amy Adams) luôn ở bên cạnh động viên. Điều đó khiến cho Micky tin tưởng vào bản thân ḿnh và tiếp tục nỗ lực. Đề tài không mới, nhưng The Fighter đặc sắc ở cách kể chuyện tự nhiên mà hấp dẫn. Ngoài ra, diễn xuất của Christian Bale trong vai Dicky quá tuyệt vời. V́ vậy, trong số 7 đề cử Oscar dành cho The Fighter, Christian được đề cử cho hạng mục Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất.
The Social Network (Mạng xă hội)
Bộ phim của đạo diễn David Fincher rất được ḷng giới phê b́nh. Cho nên, tuy “chỉ” nhận được 8 hạng mục đề cử của giải Oscar, nhưng The Social Network được xem là ứng cử viên nặng kư nhất. Dù sao, đây vẫn là một phim khá khó xem bởi những màn đối thoại của các nhân vật sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành tin học. Ngoài ra, phim của David Fincher vốn khó hiểu.
Tuy thế, The Social Network thực sự khiến người xem ấn tượng ở cách dẫn dắt câu chuyện. Bộ phim phá bỏ trật tự thời gian thông thường. Phim bắt đầu bằng những màn kiện tụng giữa những người bạn cũ. Xen kẽ là khoảng thời gian thưở hàn vi. Rồi thành công, trục trặc khi làm ăn ... Tất cả những t́nh tiết đó được sắp xếp một cách hợp lư.
Điều này đă đem lại cho The Social Network đề cử Oscar ở hạng mục Biên tập. Không dừng ở đó, bộ phim c̣n được đề cử ở hạng mục Đạo diễn, Quay phim, Âm thanh, Nhạc nền, Kịch bản gốc... là những hạng mục quan trọng. Liệu The Social Network có thắng lớn ở Oscar như tại giải Quả cầu vàng không? Hăy đợi đến ngày 27/2 và bạn sẽ biết được câu trả lời.
Inception (Sự khởi đầu)
Bộ phim được trang web điện ảnh imdb đánh giá ở mức 9.0. Mức này cao hơn hẳn so với những phim khác nằm cùng hạng mục phim hay nhất. Nhưng đây cũng là tác phẩm có khả năng nhận ít giải Oscar nhất. Tại sao vậy? Hăy xem lại quá khứ. The Dark Knight cũng do Christopher Nolan làm đạo diễn. Bộ phim được 8 đề cử Oscar. Nhưng cuối cùng chỉ nhận được 2 giải thưởng. Điều tương tự cũng có thể xảy ra với Inception. Hoặc tệ hơn, bộ phim sẽ ra về tay trắng.
Mặc dù đă có ba lần được đề cử Oscar, nhưng Christopher Nolan chưa có vinh dự được chạm tay vào giải thưởng danh giá này. Cho nên, nhiều người hâm mộ tin rằng đạo diễn Christopher Nolan không có duyên với giải Oscar. Tuy vậy, tài năng của Christopher là điều quá hiển nhiên. Hiếm có ai có thể làm những bộ phim thương mại đạt chất lượng nghệ thuật như ông. Inception là một ví dụ điển h́nh.
Bộ phim được chăm chút từ kịch bản, âm thanh, nhạc nền cho đến kỹ thuật quay phim. Đó là lư do tại sao Inception được khán giả trân trọng. Nó đă thể hiện sự lao động nghệ thuật nghiêm túc của các nhà làm phim.
Nếu Inception ra về tay không tại Oscar lần thứ 83 th́ cũng không có ǵ để tiếc nuối. Bởi v́ giải thưởng thực sự chính là ḷng yêu mến của công chúng dành cho bộ phim.
True Grit (Gan góc)
True Grit là phim gây bất ngờ nhất tại giải Oscar năm 2011. Mặc dù chỉ mới công chiếu từ cuối tháng 12/2010, bộ phim đă lọt vào danh sách tranh giải. Đáng ngạc nhiên hơn, True Grit nhận được đến 10 đề cử Oscar. Điều này khiến cho True Grit trở thành phim cao bồi có nhiều đề cử Oscar nhất trong lịch sử điện ảnh Mỹ (đứng thứ hai là Unforgiven với 9 đề cử). Nhưng đây vẫn chưa phải là điều khiến người xem sửng sốt nhất.
Bởi v́ đây là phim làm lại từ tác phẩm cùng tên năm 1969. Cho nên, dù được dàn dựng bởi anh em nhà Coen nổi tiếng, True Grit vốn không nhận được sự tin tưởng của hầu hết khán giả. Trái với sự ngờ vực của công chúng, True Grit đă mê hoặc người hâm mộ (nhất là những người yêu phim cao bồi). Thứ nhất, diễn xuất của các diễn viên rất thuyết phục. Jeff Bridges, Matt Damon, Josh Brolin... đều thể hiện nhân vật một cách độc đáo. Nhưng nữ viên trẻ Hailee Steinfeld lại là ngôi sao thực sự. Hailee đă nhập vai cô bé Mattie Ross hay đến nỗi nó đem lại cho cô đề cử Oscar dành cho Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất.
Thứ hai, bộ đôi đạo diễn Ethan Coen và Joel Coen kết hợp yếu tố hài hước trong phiên bản cũ với chất rùng rợn, h́nh sự. Điều này khiến cho bộ phim hấp dẫn từ đầu tới cuối. Cuối cùng, mỗi góc máy, mỗi khung h́nh đều toát lên chất bụi bặm, nóng nực của miền Viễn Tây Hoa Kỳ. True Grit thực sự khiến cho người hâm mộ nhớ lại một thời oanh liệt của phim cao bồi nay đă ch́m vào dĩ văng.
The King's Speech (Bài diễn thuyết của nhà vua)
Không mấy ai ngạc nhiên khi The King’s Speech nhận được 12 đề cử Oscar. Bộ phim của đạo diễn Tom Hooper xứng đáng với số lượng đề cử đó. The King’s Speech đưa người xem về những năm 30. Đó là thời kỳ Hitler vươn lên nắm quyền lực. Thế giới chuẩn bị chiến tranh.Tại Anh quốc, hoàng tử Albert (Colin Firth) chuẩn bị thay thế anh trai ḿnh lên nắm quyền lực. Ông sẽ trở thành đức vua George VI. Với cương vị là người đứng đầu hoàng gia, vua George VI phải đọc diễn văn kêu gọi nhân dân ủng hộ cuộc chiến với Đức Quốc Xă.
Vấn đề là vua George VI mắc tật nói lắp. H́nh ảnh của một quốc gia sẽ như thế nào khi vị quốc vương lắp bắp nói không rơ chữ? Điều này là cực kỳ nguy hiểm. V́ vậy, vợ ngài là hoàng hậu Elizabeth (Helena Bonham Carter) đă mời chuyên gia phát âm Lionel Logue (Geoffrey Rush) chữa bệnh nói lắp của đức vua. Kể từ đó, t́nh bạn ḱ lạ giữa Lionel và vua George bắt đầu h́nh thành. Điều đó đă ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh của nước Anh trong Thế chiến thứ hai.
Dĩ nhiên, phim ảnh không thể giống hoàn toàn thực tế. Tuy nhiên, từng chi tiết trong The King’s Speech đều bám sát sự thật lịch sử. Khi xem phim, khán giả có cảm giác như ḿnh đang nh́n về quá khứ. Đó là lư do tại sao The King’s Speech được đánh giá cao. Nói cho cùng, điện ảnh chính là cách con người hiện thực hoá những điều tưởng tượng. Nh́n về quá khứ là một trong những điều như thế.
Theo Phụ nữ