T́nh h́nh Iran nguy cơ theo bước Ai Cập - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 02-15-2011   #1
woaini1982
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
woaini1982's Avatar
 
Join Date: Jul 2008
Posts: 24,000
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 41
woaini1982 Reputation Uy Tín Level 1woaini1982 Reputation Uy Tín Level 1
Default T́nh h́nh Iran nguy cơ theo bước Ai Cập

Sau Tunisia và Ai Cập, làn sóng biểu t́nh đang lan khắp Trung Đông, đặc biệt tại nước không thuộc thế giới Ảrập là Iran, vốn đang bị Mỹ can thiệp trực tiếp bằng cách công khai ủng hộ người biểu t́nh.

Trong làn sóng nổi dậy tại Trung Đông khơi mào từ sự kiện Tunisia và đặc biệt là vụ lật đổ Mubarak tại Ai Cập cuối tuần trước, trường hợp Iran đang nổi lên với nhiều khác biệt. Ban đầu lănh đạo phe đối lập tại Iran chỉ kêu gọi tuần hành hoà b́nh để ủng hộ cuộc nổi dậy của người dân Ai Cập và Tunisia.

Nhưng tới hôm qua, sau khi người Ai Cập đă hạ bệ được tổng thống, cuộc tuần hành tại Iran đă từ "hướng ngoại" chuyển sang "hướng nội". Hàng ngh́n người đổ về quảng trường Azadi ở trung tâm Tehran, có vai tṛ tương tự như quảng trường Tahrir tại Cairo, để biểu t́nh phản đối chính phủ Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad và đụng độ với cảnh sát.


Người biểu t́nh bỏ chạy khi cảnh sát Iran dùng hơi cay tại Tehran hôm qua. Ảnh: AFP

Iran có nhiều bài học về làn sóng xuống đường nên đă có những động thái cứng rắn ngay từ đầu. Hai lănh đạo phe đối lập là Mir Hossein Mousavi và Mehdi Karroubi tuần trước viết thư gửi Bộ Nội vụ Iran xin phép tuần hành với lư do rất "khó nghe" là nhằm "thể hiện sự đoàn kết với phong trào nhân dân tại Tunisia và Ai Cập chống lại các chính phủ độc tài của họ".

Không khó để biết trước rằng chính phủ Iran từ chối đề nghị tuần hành nói trên. Thay vào đó họ ra lệnh giam lỏng tại nhà cả ông Mousavi và Karroubi, đồng thời bắt giữ hàng chục cố vấn quan trọng của họ. Tuy nhiên, động thái mạnh tay cùng với lời cảnh báo sẽ trừng phạt người chống đối của chính quyền vẫn không thể ngăn chặn người Iran xuống đường.

'Ngày nổi giận' và thế khó của Iran

Ngày càng nhiều tín hiệu cho thấy kịch bản nổi dậy tại Ai Cập đang được t́m cách du nhập vào Iran. Các trang mạng xă hội tràn ngập thông điệp gọi ngày 14/2 là "Ngày nổi giận của người Iran", lấy cảm hứng từ cuộc nổi dậy của người Ai Cập lật đổ Mubarak trước đó. Internet cũng từng đóng vai tṛ khởi đầu cuộc biểu t́nh tại Ai Cập và bài học này đang được các nhà hoạt động Iran cố gắng "kế thừa".

Phía bên kia là chính phủ Iran th́ nhanh chóng thực thi hàng loạt biện pháp để tránh tái diễn h́nh ảnh Ai Cập. An ninh tại thủ đô Tehran được tăng cường tối đa với cảnh sát chống bạo động triển khai trên các con phố của thủ đô và họ phong toả mọi ngả đường dẫn đến quảng trường Azadi (Tự do). Trong khi đó cũng có tin việc kết nối Internet tại Iran những ngày gần đây bắt đầu gặp khó khăn, nhưng chính quyền phủ nhận họ ra lệnh kiểm duyệt.

Tuy nhiên, biểu t́nh nổ ra tại Iran cũng đang đặt chính quyền nước này vào thế "há miệng mắc quai" v́ trước đọ họ công khai ủng hộ sự kiện tại Ai Cập là "sự thức dậy Hồi giáo" và so sánh với cuộc cách mạng Iran năm 1979. Đại giáo sĩ Ali Khamenei, người giữ vai tṛ tổng thống hay lănh tụ tối cao của Iran trong thời gian dài tương đương ông Mubarak tại Ai Cập, cũng lên tiếng ca ngợi cuộc nổi dậy Hồi giáo tại cả hai nước Tunisia và Ai Cập.

Nhiều nhà quan sát tại Iran cho rằng các cuộc nổi dậy tại thế giới Ảrập đă thổi luồng sinh khí mới cho phe đối lập tại nước này. Trước đó vào năm 2009, phe đối lập đă lôi kéo được hàng triệu người xuống đường biểu t́nh phản đối sau khi Tổng thống Ahmadinejad tát đắc cử v́ cho rằng có gian lận. Hoạt động này kết thúc với hàng chục người biểu t́nh thiệt mạng và hàng ngh́n người bị bắt với án tù nghiêm khắc.

Khi sức nóng của biểu t́nh ở Tunisia và Ai Cập lan tới Iran, giới phân tích đặt câu hỏi về việc liệu người phản đối có sẵn sàng dẹp qua một bên mối lo sợ bị xử lư mạnh tay để lại xuống đường một lần nữa. Nhưng với diễn biến hôm qua khi người biểu t́nh đụng độ với cảnh sát chống bạo động tại thủ đô Tehran, câu hỏi này dường như đă có câu trả lời rơ ràng.

Mỹ công khai can thiệp

Cựu tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak vốn là đồng minh thân cận của Mỹ, nên khi biểu t́nh mới nổ ra tại nước này, Washington c̣n thể hiện sự ủng hộ bằng cách ngụ ư coi những người xuống đường như dân "hôi của". Nhưng khi phe biểu t́nh thắng thế, Mỹ thay đổi quan điểm và kêu gọi chính phủ Ai Cập đẩy nhanh chuyển tiếp để "tiến lên con đường dân chủ", một cách diễn đạt khác về ư muốn Mubarak phải từ chức.

Trong khi đó, chính quyền đương nhiệm tại Iran với Mỹ vốn là đối thủ của nhau trong nhiều năm, nên Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm qua gần như lập tức bày tỏ sự ủng hộ đối với hàng ngh́n người biểu t́nh chống chính phủ tại Tehran. Bà ca ngợi họ là "can đảm" và "có khát vọng", đồng thời cho rằng chính quyền Iran phải "cởi mở" hệ thống chính trị.

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ không ngần ngại tuyên bố với các phóng viên rằng chính quyền Mỹ ủng hộ "rất rơ ràng và trực tiếp" đối với người biểu t́nh tại Iran. "Những ǵ chúng ta đang chứng kiến thể hiện sự can đảm của người dân Iran và cũng là một bản cáo trạng về sự đạo đức giả của chính quyền Iran, một chính quyền mà mới ba tuần trước c̣n ca ngợi những ǵ xảy ra tại Ai Cập", BBC dẫn lời bà Clinton.

Ngoại trưởng Mỹ cũng tuyên bố Washington gửi thông điệp tương tự tới chính quyền Iran như tại Ai Cập, đó là phản đối việc sử dụng vũ lực đối với người biểu t́nh. "Chúng tôi nghĩ rằng cần thiết phải có một sự cam kết về cởi mở hệ thống chính trị tại Iran, để lắng nghe những tiếng nói của phe đối lập và xă hội", bà Clinton nói thêm.

Với những diễn biến hiện nay, có thể người biểu t́nh Iran chưa thể sớm đạt được mục đích thay đổi chính quyền của họ, nhưng nước này đang đứng trước nguy cơ tái diễn h́nh ảnh hỗn loạn trên đường phố như thời điểm tháng 12/2009, khi hàng triệu người tuần hành phản đối ông Ahmadinejad tái đắc cử.

Đ́nh Nguyễn - VNE
woaini1982_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Tehran1.jpg.thumb210x0.ns.jpg
Views:	12
Size:	8.9 KB
ID:	262576
Old 02-15-2011   #2
Thanksforsharing
R3 Hảo Kiếm Khách
 
Join Date: May 2008
Posts: 338
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 17
Thanksforsharing Reputation Uy Tín Level 1Thanksforsharing Reputation Uy Tín Level 1
Default

Cũng b́nh thường thôi không có ǵ lạ. Thay được chế độ hiện nay tại Iran bằng một chế độ thân thiện, ít hiếu chiến hơn sẽ tiết kiệm cho nước Mỹ rất nhiều thời gian và tiền bạc tỉ của người dân đóng thuế.
Thanksforsharing_is_offline  
Old 02-15-2011   #3
Thanksforsharing
R3 Hảo Kiếm Khách
 
Join Date: May 2008
Posts: 338
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 17
Thanksforsharing Reputation Uy Tín Level 1Thanksforsharing Reputation Uy Tín Level 1
Default

Edit: Cũng giống như chế độ + sản tại VN, bà Clinton đă điểm ngay huyệt đạo giả dối của Iran. Hăy đọc đoạn trích từ VOA:
"Bà Clinton nhấn mạnh rằng chính quyền Iran mạnh tay đàn áp tại nước họ, trong lúc lại giả dối ca ngợi quyền của những người phản kháng tại các nơi khác.

Bà Clinton nói: “Những ǵ chúng ta chứng kiến đang xảy ra tại Iran hôm nay là một bằng chứng cho ḷng can đảm của người Iran và là bản án vạch trần thái độ đạo đức giả của chế độ cầm quyền Iran – một chế độ mà trong 3 tuần lễ trước đó đă không ngớt ca ngợi những ǵ diễn ra ở Ai Cập. Và giờ đây khi có cơ hôäi cho người dân của nước ḿnh bày tỏ quyền lợi như họ đă hô hào cho người dân Ai Cập, các lănh đạo Iran lại một lần nữa bộc lộ bản chất thực của họ.”
Thanksforsharing_is_offline  
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC1

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 09:23.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.04889 seconds with 14 queries