Trước việc nguy cơ Libya xảy ra thảm họa nhân đạo, hàng chục ngh́n người thiệt mạng, Mỹ và đồng minh tính tới nhiều giải pháp, trong đó có can thiệp quân sự.
Hôm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama điện đàm với hàng loạt đồng minh, trong đó có Thủ tướng Anh David Cameron và cam kết hợp tác với các nước này đối phó với Libya.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) điện đàm với hàng loạt đồng minh.
Sau cuộc điện đàm, phủ Thủ tướng Anh ra thông báo có đoạn, hai nhà lănh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tận dụng cơ hội để thay đổi khu vực Bắc Phi.
Ông Cameron kêu gọi cộng đồng quốc tế điều tra những hành động mà ông cho là “tàn ác” đang diễn ra ở Libya và thúc giục Tổng thống Libya Moammar Gaddafi không được tái diễn các hành động tương tự.
Ông tuyên bố: “Anh và các đồng minh phải tính tới các giải pháp cho tương lai. Cộng đồng quốc tế cần phải lên tiếng mạnh mẽ, thống nhất về t́nh h́nh Libya”. C̣n Ngoại trưởng Anh William Hague th́ nhấn mạnh các nỗ lực nhằm tại vị của ông Gaddafi là “không thể chấp nhận”.
Can thiệp quân sự
Hiện một số chuyên gia nhận định, nếu t́nh h́nh Libya tiếp tục xấu đi, quân đội Mỹ có thể cùng với các đồng minh trong Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) can thiệp quân sự vào Libya.
Phát ngôn viên về khu vực Trung Đông và Bắc Phi của Tổ chức ân xá quốc tế là James Lynch khẳng định: “Ông Gaddafi đă tuyên bố rơ là sẵn sàng giết nhiều người, miễn là duy tŕ được quyền lực. Đây là hành động trắng trợn, cần phải trừng phạt”.
Nhà nghiên cứu Simon Henderson của Viện Trung Cận Đông nhận định: “Nếu t́nh h́nh thêm căng thẳng, ông Gaddafi quyết định đàn áp mạnh phe chống đối th́ nên can thiệp quân sự”.
Theo CNN, sau 10 ngày biểu t́nh, phe chống đối kiểm soát được miền Đông Libya. Nhiều thành viên Chính phủ phản bội ông Gaddafi và nhiều quốc gia đang gây áp lực mạnh lên Tripoli.
Dù vậy, Tổng thống Libya Gaddafi vẫn khẳng định ḿnh là lănh tụ cách mạng tối cao, không bao giờ từ chức và sẽ tử v́ đạo.
Theo ông Henderson, t́nh h́nh ở Libya đang rất nghiêm trọng. Có thể có hàng trăm người chết. Do đó, không nên để t́nh h́nh tiếp tục xấu đi bởi như vậy có thể khiến thêm hàng ngh́n, chục ngh́n, thậm chí là 100.000 người thiệt mạng. Một giải pháp là can thiệp quân sự.
Tương tự, cựu chuyên gia về Trung Đông của Bộ ngoại giao Mỹ là Robert Kagan kêu gọi các lănh đạo NATO bàn thảo, chuẩn bị kế hoạch cho các khả năng có thể xảy ra tại Libya.
Phó giám đốc Trung tâm Brookings Doha là Ibrahim Sharqieh nhận định, Mỹ đang để ngỏ khả năng can thiệp quân sự. Trong trường hợp NATO đưa quân vào Libya, thế giới Arab sẽ không phản đối mạnh. Ông nhấn mạnh: “Thế giới Arab sẽ chẳng phiền ḷng về việc này, có khi họ c̣n ủng hộ nữa”.
Nếu Mỹ đưa quân vào Libya, chắc chắn là họ có một lá cờ thật đẹp. Mà trong bối cảnh hiện nay, gần như chắc chắn họ sẽ vin vào lư do nhân đạo, ngăn chặn các hành động tàn sát dân thường (có thể có) của Tripoli.
Phương Tây có thể đánh Libya với lư do nhân quyền. Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, Giáo sư Nicholas Burns của ĐH Harvard cảnh báo: “Bạn phải tính tới trường hợp xấu nhất. Nếu bị dồn vào chân tường, ông Gaddafi sẽ có nhiều cuộc tấn công đẫm máu nhằm duy tŕ quyền lực”.
Nói cách khác, việc tăng cường gây sức ép của Mỹ và đồng minh có thể sẽ phản tác dụng, khiến ông Gaddafi có thêm hành động cứng rắn, không chỉ với người biểu t́nh mà với cả hàng trăm người Mỹ, Anh, Pháp... đang bị kẹt ở Libya. Khi đó, số người thiệt mạng sẽ c̣n tăng cao hơn nữa.
T́nh h́nh Libya có thể c̣n xấu hơn cả hiện tại.
Tuy giải pháp quân sự là lựa chọn khó khăn như vậy nhưng không có nghĩa là phương Tây sẽ ngồi yên, để ông Gaddafi tự do hành động. Nguyên nhân là nếu họ chỉ dừng lại ở việc phản đối, lên án, ông Gaddafi sẽ lấn tới mà có các hành động cứng rắn hơn.
Do đó, nhiều khả năng phương Tây sẽ có hành động trung dung. Theo đó, Mỹ và NATO sẽ chưa đưa quân vào Libya trong t́nh h́nh hiện tại nhưng cũng không dừng lại ở việc lên án, thúc ép.
Hôm qua, Thụy Sĩ phong tỏa tất cả tài sản của ông Gaddafi và những người thân cận với ông với lư do ngăn ngừa trường hợp chúng bị sử dụng sai trái.
Thay vào đó, gần như chắc chắn họ sẽ triển khai thêm nhiều biện pháp trừng phạt Libya, trong đó có các biện pháp cấm vận, cấm nhập cảnh, phong tỏa tài sản và truy tố các lănh đạo Libya về các hành động của họ ra ṭa án quốc tế...
Hiện các phương án này nhận được khá nhiều sự đồng thuận từ châu Âu. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy hôm qua kêu gọi EU cắt đứt quan hệ kinh tế với Libya. Thủ tướng Anh David Cameron th́ kêu gọi Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết trừng phạt.
Ngoài việc cấm vận, trừng phạt, họ sẽ thiết lập khu vực cấm bay ở Libya, giống như ở Iraq thời Saddam Hussein, qua đó ngăn không cho không quân Libya tấn công phe đối lập... Đây là việc làm trong tầm tay bởi hiện chỉ riêng Mỹ và Italy cũng thừa sức mạnh không quân để thiết lập vùng cấm bay.
Có thể Libya sẽ có khu vực cấm bay như Iraq. Ảnh minh họa.
Trong bối cảnh hiện tại, quy mô, tác động của rối loạn ở Libya chưa đủ sức ảnh hưởng tới mức buộc phương Tây can thiệp quân sự.
Tuy nhiên, nếu các cuộc xung đột leo thang, kéo theo hậu quả lớn hơn, phương Tây sẽ có hành động quân sự. Khi đó, vấn đề sẽ chỉ là do ai dẫn đầu: Liên Hiệp Quốc, NATO hay liên minh nhiều nước...
Theo DV