Quán cà phê và tờ tuần báo kinh tế - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 03-03-2011   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 108
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default Quán cà phê và tờ tuần báo kinh tế

Cách đây 20 năm, những người làm báo kinh tế ở TP.HCM tưởng mở một quán cà phê làm nơi giao lưu giữa các nhà báo với các chuyên gia kinh tế, và giới doanh nhân. Để từ đó các những người tay mơ về kinh tế như họ có thể làm một tờ báo chuyên nghiệp thực sự.

LTS: Đă từ lâu lắm rồi, cà phê và báo chí thường đồng hành với nhau.

Trong một thập kỷ trở lại đây, với sự phát triển của mobile phone, laptop và Internet, quán cà phê đă trở thành văn pḥng làm việc di động của nhiều nhà báo. Không ít người trong số họ, trong đó có cả người viết, lại thấy thích ngồi viết bài ở quán cà phê, trong tiếng nhạc và tiếng nói chuyện. Thỉnh thoảng lại nhập một ngụm cà phê, rít thuốc, cho thêm phần cảm hứng sáng tạo.

Nhưng trước đó, không biết từ bao giờ, và cho tới tận bây giờ, quán cà phê vẫn là nơi thích hợp để các nhà báo tác nghiệp. Họ vừa uống cà phê, vừa trao đổi thông tin, hay gặp gỡ các nguồn tin. Thậm chí nhiều cuộc phỏng vấn cũng được thực hiện ở quán cà phê. Có những quán cà phê, Girval ở Sài G̣n - nơi các phóng viên chiến trường của các hăng tin phương Tây, trước năm 30.4.1975, hay gặp gỡ nhau để trao đổi thông tin - đă trở thành địa danh lịch sử.

Vào đầu những năm '90 đă xuất hiện hai quán cà phê khá đặc biệt ở Việt Nam. "Đặc biệt" là bởi v́ sự ra đời của những quán cà phê đó gắn liền với sự ra đời của hai tờ tuần báo. Một về kinh tế, một về đối ngoại. Một ở Sài G̣n, một ở Hà Nội.

Cũng từ cảm hứng sáng tạo do cà phê mang lại, nhiều nhà báo cũng hay viết về cà phê.


Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, từ đầu tháng Ba này sẽ giới thiệu loạt bài của phóng viên Huỳnh Phan về cà phê - những câu chuyện mà tác giả đă t́nh cờ nghe được - từ những quán cà phê đến pḥng hội thảo.

Câu chuyện thứ nhất: Quán cà phê và tờ tuần báo kinh tế

Thôi làm Phó Tổng Biên tập Saigon Times Group (SGT) được một năm nay, theo chế độ hưu trí, hàng ngày ông Trần Ngọc Châu vẫn đến 35 Nam Kỳ Khởi Ngĩa, Quận Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, nơi có SGT Club, để uống cà phê, ăn sáng.

Những khi cần tiếp khách, mời tiệc, người khai sinh ra kênh truyền h́nh chuyên về tài chính và kinh doanh FBNC cũng thường chọn chỗ này. Mặc dù, ông đă nhượng lại hết cổ phần ở nhà hàng này, khi ra đi.

"Một thói quen đă h́nh thành suốt hai thập kỷ đă khó bỏ rồi. Huống hồ SGT Club lại đồng hành với cuộc đời làm báo kinh tế của các thế hệ người làm báo ở SGT Group, như tôi", ông Châu nhớ lại.

Quán cà phê và giải pháp t́nh thế

Tháng 1/1991, Thời báo Kinh tế Sài G̣n (TBKTSG) ra số báo tuần đầu tiên. "Thực ra, tờ tuần báo tiếng Việt lúc đầu chỉ là giải pháp t́nh thế để chúng tôi xin được giấy phép xuất bản tờ tiếng Anh về kinh tế", ông Châu nói.

Luật Đầu tư nước ngoài ra đời năm 1987. Đầu những năm '90, thành phố HCM, với vị trí địa lư, bối cảnh lịch sử và cả sự đi đầu về tư duy đổi mới, mặc nhiên có vai tṛ tiên phong trong mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài.

Thế nhưng, qua trao đổi với các doanh nhân Việt Kiều, Phó Chủ tịch UBND Phạm Chánh Trực, người được giao trọng trách này, hiểu rằng thành phố khó có thể thành công được, nếu thông tin về hành lang pháp lư và cơ hội đầu tư không được cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài và Việt Kiều. Ư tưởng về một tờ báo tiếng Anh đă ra đời từ đó.

"Chủ trương mở cửa và hội nhập dù h́nh thành từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, nhưng sau năm 5 năm nhiều người trong bộ máy chính trị vẫn c̣n e ngại đủ thứ", ông Châu giải thích lư do tại sao tờ báo tiếng Anh về kinh tế phải măi đến tháng 10/1991 mới được phép ra số đầu tiên.

"Chúng tôi phải ra trước một tờ tuần báo tiếng Việt, để rồi từ đó thuyết phục các cấp quản lư cho phép dịch 70% nội dung sang tiếng Anh. C̣n 30% c̣n lại, chủ yếu là tin, do chúng tôi tự viết", ông Châu nói.

Thách thức tiếp theo, theo ông Châu, họ đều là những nhà báo chính trị - xă hội, chứ không được đào tạo về kinh tế. "Vả lại, những người như ông Trực và bạn ông là Tổng Biên tập Vơ Như Lanh - nguyên uỷ viên Hội đồng Biên tập Sài G̣n Giải phóng, đều có những kỷ niệm không mấy vui vẻ với chính trị, nên họ quyết tâm làm một tờ báo kinh tế thuần tuư", ông Châu nhớ lại.

Cái khó ló cái khôn. T́nh cờ, trong một lần ngồi uống cà phê, những người sáng lập TBKTSG đă nảy ra ư tưởng mở một quán cà phê làm nơi giao lưu giữa các nhà báo với các chuyên gia kinh tế, và giới doanh nhân. Để từ đó các những người tay mơ về kinh tế - kinh doanh như họ có thể làm một tờ báo chuyên nghiệp thực sự.

Gần như cùng một lúc với sự ra đời của tờ tiếng Việt, một quán cà phê trong khuôn viên trụ sở tờ báo cũng ra đời. Sáng sáng, trước khi đến công ty, nhiệm sở, các chuyên gia kinh tế và doanh nhân, đến uống cà phê, ăn sáng, và nói chuyện thời sự, đọc báo. Và, từ đó, mối quan hệ giữa tờ báo và họ đă được thiết lập. Phóng viên có thêm thông tin và bổ sung kiến thức để viết báo.

Cũng nhờ đó, nhiều người đă trở thành cộng tác viên của TBKTSG. Số lượng bài viết của họ đă trên TBKTSG đă từng được SGT Group xuất bản thành hàng chục tập sách. Và, từ một giải pháp t́nh thế, TBKTSG (tiếng Việt) đă trở thành một thương hiệu lớn. Nhất là trong phân tích và phản biện chính sách.

Trong thời kỳ cực thịnh của báo chí Việt Nam, nhiều người, trong đó có cả bản thân người viết, coi việc có bài được đăng trên TBKTSG như một sự một sự công nhận về nghề nghiệp.

Hơn nữa, từ những buổi ngồi nghe các chuyên gia phân tích, một số phóng viên của TBKTSG đă trở thành những chuyên gia thực thụ trong lĩnh vực ḿnh phụ trách. Hải Lư là một ví dụ tiêu biểu trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, khi các chuyên gia và nhà đầu tư trong lĩnh vực này, nhất là giới trẻ, luôn t́m các bài phân tích của chị để tham khảo.

Sân chơi chuyên nghiệp

Những điều mà tờ báo thu được từ quán cà phê không chỉ có vậy.

"Chúng tôi hiểu rằng để có thể tiếp tục duy tŕ nơi giao lưu này, cần phải có dân chuyên nghiệp điều hành nó", ông Châu nói.

Một doanh nhân Việt Kiều là Alan Tấn đă hùn vốn để thành lập một nhà hàng liên doanh trên cơ sở quán cà phê đó. Buổi sáng vẫn là quán cà phê b́nh thường, c̣n trưa và tối trở thành quán ăn.

Cũng nhờ đó, SGT Group đă mở rộng thêm hoạt động của ḿnh. Họ thường xuyên tổ chức các buổi toạ đàm theo những chủ đề nhất định. "Việc đứng danh nghĩa của SGT Club khiến các buổi toạ đàm diễn ra dễ dàng hơn nhiều. Bởi nếu đứng danh nghĩa báo, chúng tôi phải xin phép, và thủ tục rầy rà lắm", ông Châu nói.

Và những diễn giả tham dự không chỉ bó gọn trong giới học giả hay doanh nhân nữa, mà bao gồm cả các chính khách. Ông Châu cho biết ông Vơ Văn Kiệt, nhất là sau khi về hưu, rất hay đến SGT Club để nói chuyện. Về những vấn đề ông thấy bức xúc. C̣n trong thập niên 90, các thành viên nhóm Thứ Sáu của ông là những vị khách thường xuyên.

SGT Club c̣n mời cả những chính khách từ Hà Nội, nhân những chuyến công tác của các vị này vào Sài G̣n. Một trong số đó là nguyên Thứ trưởng ngoại giao Lê Mai - người sau đó đóng vai tṛ quan trọng trong việc h́nh thành một quán cà phê khác ở Tuần báo Quốc tế ngoài Hà Nội, và định hướng phát triển của tờ báo đối ngoại này.

"Lúc đầu, chúng tôi chỉ mời ông Lê Mai tới uống cà phê. Nhưng thấy nhiều anh em phóng viên, biên tập viên ngồi quanh đó, ông ngẫu hứng nói chuyện thời sự đối ngoại luôn", ông Châu kể lại kỷ niệm với nhà ngoại giao xuất thân từ giới truyền thông này.

Theo thời gian, trong SGT Club lại sinh ra những "club" (câu lạc bộ) nhỏ hơn, mang tính chuyên ngành, như CLB Doanh nhân 20-30, CLB Nông sản, CLB Ư tưởng...

Đặc biệt, một trong những CLB đó lại gắn liền với sự ra đời của một tờ báo khác trong SGT Group, trước khi tách ra để khẳng định hướng đi độc lập của ḿnh. Đó là CLB "Hàng Việt Nam chất lượng cao" và tờ Sài G̣n Tiếp Thị - một tờ báo, tiếp bước TBKTSG thưở trước, đă có nhiều đột phá trong làng báo Sài G̣n mấy năm vừa qua.

Diễn đàn kinh tế Việt Nam VEF.VN. Bài đă được dỡ xuống tại địa chỉ: http://vef.vn/?vnnid=10821
Hanna_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	images.jpg
Views:	18
Size:	12.3 KB
ID:	266592
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 06:42.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.04402 seconds with 14 queries