Yên Xá là một làng ngoại thành Hà Nội thuộc xă ven đô Tân Triều, Thanh Tŕ. Vốn nổi tiếng với rất nhiều nghề truyền thống như nghề dệt, nghề tơ sợi, nghề làm guốc. Trong đó nghề làm guốc mộc đă là thương hiệu nổi tiếng khắp cả nước về chất lượng cũng như mẫu mă sản phẩm. Nhưng đó là câu chuyện cách đây đă vài thập kỷ.
Đỏ mắt đi t́m guốc mộc
Theo sử sách đôi guốc đă xuất hiện ở Việt Nam khá sớm. Các sách cổ của Trung Quốc như Nam Việt chí, Giao Châu kư có ghi rằng Bà Triệu (ở thế kỷ III) đi guốc bằng ngà voi: "Triệu Ẩu vú dài ba thước, không lấy chồng, khi đi núi chân thường mang một loại guốc gọi là kim đề kịch" (Sách Giao Châu kư).
Ngày trước ở nông thôn, vào những ngày giá rét, phụ nữ và đàn ông khi đi dự hội hè đ́nh đám thường đi guốc gộc tre. Guốc đi trong nhà được người đàn ông đẽo bằng gỗ, có mũi uốn cong cong bảo vệ ngón chân, quai dọc th́ tết bằng mây chứ không phải bằng quai da đóng ngang như guốc kiểu thời cận đại.
Vào những năm 1950- 1960, người ta đem guốc mộc được sản xuất ở làng Đơ Đồng tức Yên Xá (xă Tân Triều, huyện Thanh Tŕ, Hà Nội) về số nhà 12 phố Hàng Gà, hay về phố Bạch Mai ở Hà Nội để sơn, x́ hoa, sau đó mới đem đi bán. Đi guốc dưới màu xanh của những hàng cây sấu cổ thụ đă là nét đẹp một thời của thiếu nữ Thủ đô.
Vào cuối những năm 70, bên cạnh guốc gỗ, guốc nhựa đă ra đời. Cùng với giày dép, chức năng chủ yếu của đôi guốc là vật phục sức ở chân. Tuy vậy, cũng có trường hợp, đối với guốc gỗ, người ta khoét rỗng gót để cất giấu vàng bạc và các thứ nữ trang quư hiếm khác khi đi xa.
Đôi guốc đă gắn bó với đời sống người Việt, nhiều năm qua đă bị lắng xuống và đang dần mai một.
Đến làng guốc bây giờ, nhiều người không khỏi ngơ ngác v́ sự biến mất của làng guốc. Khi hỏi các cụ già ở làng Yên Xá về những gia đ́nh hiện vẫn đang làm nghề guốc mộc th́ ai cũng lắc đầu tiếc nuối. Chúng tôi gặp một cụ bà (68 tuổi) bán nước ở gần đ́nh làng th́ bà cụ trả lời với vẻ luyến tiếc: "Giờ khéo lắm chỉ c̣n vài ba nhà làm thôi, anh đến muộn mất rồi". Theo bà, khoảng hai ba chục năm trước đang thời kỳ phát triển mạnh của làng nghề có lúc từng đoàn xe ô tô kéo đến đặt hàng, đỗ kín đường làng. Củi từ phế phẩm chất hàng đống, hầu như gia đ́nh nào cũng làm nghề truyền thống này.
Đi quanh làng thật khó để t́m được một gia đ́nh nào c̣n giữ nghề truyền thống mà cha anh bao đời để lại. Thỉnh thoảng thấy lác đác trước hiên một vài nhà c̣n chất đống những đoạn củi nhỏ. Nhưng cũng chỉ để sản xuất cầm chừng. Sự thất thế của đôi guốc mộc trước cơ chế thị trường xem ra khó tránh, nếu không có sự sáng tạo đột phá.
Theo sự chỉ dẫn của người dân, chúng tôi t́m đến một số hộ vẫn c̣n đeo bám nghề guốc. Nhưng khi chúng tôi đến th́ chỉ nhận được câu trả lời không mong muốn của chủ nhà là “bỏ nghề rồi”!. Phải vất vả lắm chúng tôi mới t́m được một người mà gia đ́nh đang làm nghề hiếm này. Đó là nghệ nhân Trương Công Đức, anh Đức chính là nghệ nhân bàn tay bạc chế tác ra đôi guốc lớn nhất Việt Nam.
Trước đây gia đ́nh anh đă có truyền thống ba đời làm nghề guốc. Từ đời ông truyền lại đến đời bố và anh lại kế thừa và nối gót cha ông. Anh nói: "Phải khéo tay mới làm được nghề này chú à!". Theo anh th́ trước đây làm chủ yếu bằng tay sau đó chuyển sang làm bằng máy. Năm 1958, anh làm hơn 200 loại guốc khác nhau, bây giờ vẫn làm với loại guốc đẳng cấp bằng gỗ pơ mu. Nhờ bàn tay khéo léo mỗi ngày anh làm được khoảng 30 đôi guốc, sau này chuyển sang dùng máy mỗi ngày anh làm ra khoảng 300 đôi. Đến bây giờ có thể nói gia đ́nh anh giữ nghề và phát huy nghề một cách trọn vẹn và quy mô lớn nhất cả làng.
T́nh cờ tôi gặp bác Hoàng Văn Ứng, gia đ́nh bác cũng là người có truyền thống về nghề làm guốc. Bác cho biết: "Ngày xưa có hai loại guốc là guốc Á đại và guốc Á trung, quai được đóng bằng lốp cao su rất bền. Những đôi nào không nứt th́ dùng để bán hàng mộc, không sơn, c̣n đôi bị sứt, nẻ th́ sơn mài, vẽ nhũ và đánh bóng lên vẫn tạo ra được sản phẩm. Đến khoảng những năm 1994 làng nghề vẫn c̣n phát triển và sản phẩm chính vẫn là hàng cao cấp, nhưng đến năm 1995 nghề bắt đầu tan ră".
Guốc mộc đi đâu và về đâu?
Rời nhà bác Ứng chúng tôi t́m đến nhà anh Lê Như B́nh, đúng lúc gia đ́nh anh đang sản xuất guốc mộc. Những đôi guốc chưa thành phẩm và gỗ nguyên liệu chất đầy hiên nhà. Anh B́nh cho biết: "Trước đây nhà anh chưa làm nghề này. Nhờ sự chịu khó và thêm bàn tay khéo léo, anh đă học hỏi những tiền bối trong làng, sáng tạo ra những đôi guốc bền đẹp giúp nâng đỡ những đôi chân chắc đẹp cho người Việt".
Dẫn chúng tôi đi tham quan xưởng của ḿnh, anh B́nh kể: "Để làm ra đôi guốc phải mất rất nhiều công đoạn. Từ cây gỗ phải cưa khúc, bổ khổ sau đó cho vào máy xẻ, tiếp đến là công đoạn mài thô, sau khi mài thô ta sẽ định h́nh được h́nh dạng của chiếc guốc. Tiếp đến là công đoạn mài bóng, mài nhẵn và phun sơn".
Vừa chế tác chiếc guốc trên tay, anh vừa vui vẻ nói tiếp: "Sau khi sơn khô th́ đóng đế và đóng quai, thế là chiếc guốc đă có thể đưa ra ngoài thị trường. Bây giờ các sản phẩm đều dùng sơn công nghiệp thay cho phương pháp sấy bằng diêm sinh ngày xưa". Nguyên liệu đầu vào cũng được các nghệ nhân lựa chọn rất kỹ. Để làm ra đôi guốc bền, đẹp và nhẹ th́ phải dùng nguyên liệu là những loại gỗ như xoan, thông, mít, bồ đề được nhập từ Ḥa B́nh, Thái Nguyên.
Đi qua thôn Yên Xá bây giờ mọi người chắc không nhận ra nơi đây trước kia đă từng tồn tại một nghề nổi tiếng. Nghệ nhân Trương Công Đức ngậm ngùi: “Bây giờ người ta đi guốc nhựa, guốc xốp nhiều, làm guốc mộc th́ không đủ trang trải cho cuộc sống. Mọi người đều phải chuyển sang làm nghề khác hoặc kinh doanh, buôn bán”.
Hiện nay c̣n một số hộ như gia đ́nh anh B́nh c̣n duy tŕ được nghề nhưng cũng phải vừa làm guốc mộc vừa làm guốc xốp. Làm guốc bằng xốp là chính v́ hiệu quả kinh tế cao hơn, c̣n guốc mộc làm ra không tiêu thụ được. Bây giờ sản phẩm sản xuất từ Trung Quốc và những sản phẩm từ Sài G̣n bán ra thị trường nhiều, giá rẻ nên guốc mộc khó bán. "Do giá thành cao, mẫu mă của các sản phẩm nước ngoài đa dạng hơn, bên cạnh đó nguồn nguyên liệu để làm sản phẩm khan hiếm hơn. Giờ vẫn có người làm nhưng chỉ làm thủ công để dùng trong nhà", anh B́nh cho biết.
Bác Hoàng Văn Ứng cho biết: “Giai đoạn phát triển mạnh nhất của làng nghề là thời ḱ những năm 1980 đến 1985 với loại guốc 5 phân và 7 phân. Sản phẩm ngày xưa do làng làm ra thường đóng một triện h́nh con voi lên đôi guốc. Đến năm 1985 chuyển sang làm hàng cao cấp bằng gỗ thông (hàng bóng) sản phẩm của làng có uy tín khắp cả nước được bán rộng răi và có tiếng trên thị trường. Hiện mỗi đôi guốc mộc của làng Yên Xá thường có giá từ 16 đến 150 ngàn”.
Khi được hỏi về chính sách khôi phục và định hướng phát triển làng nghề, bác Đôn (trưởng thôn Yên Xá) nói: "Khôi phục làm ǵ khi mà người ta sản xuất không đủ ngày công lao động, sản phẩm làm ra th́ bán rẻ, không ai mua. Cũng phải để người ta kiếm sống bằng nghề khác chứ. Bây giờ chỉ ngồi đợi xem mất bao nhiêu đất nông nghiệp để đếm lấy tiền thôi". Câu nói của ông trưởng thôn làm chúng tôi chợt nhớ lại h́nh ảnh đầu tiên bắt gặp với những chiếc xe tải đang chở đất để phục vụ cho việc san lấp mặt bằng trên những cánh đồng lúa. Và rồi thêm một nghề truyền thống mà tổ tiên, ông cha ta đă truyền lại sẽ bị mai một, có thể sẽ thất truyền trong thời gian tới.
Nguyễn Xuân Thái
(ĐS&PL)