R8 Vơ Lâm Chí Tôn
Join Date: Jun 2009
Location: US
Posts: 17,796
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 33
|
‘Cân, đo' sức mạnh của ông Muammar Gaddafi
T́nh trạng bất ổn tại Libya ngày càng leo thang, thậm chí, lực lượng nổi dậy thề sẽ lật đổ bằng được chế độ Gadhafi.
Thế nhưng, nếu không có Mỹ và đồng minh can thiệp quân sự, lực lượng nổi dậy có thực hiện được lời thề hay không? V́ sức mạnh quân sự của chế độ Muammar Gaddafi là đáng kể đối với lực lượng chống đối.
Điều đặc biệt trong quân đội chế độ Gadhafi là quân hàm cao nhất là Đại tá.
Theo báo cáo của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế IISS năm 2009 có trụ sở tại Anh cho biết lực lượng vũ trang của chế độ Gaddafi có biên chế lực lượng và trang bị như sau:
Quân đội Libya có khoảng 119.000 quân, lực lượng mặt đất được chia thành 14 pḥng tuyến, 4 khu an ninh, đơn bị bộ binh cao nhất ở cấp Lữ đoàn, 10 tiểu đoàn xe tăng, 10 tiểu đoàn bộ binh cơ giới, 18 tiểu đoàn bộ binh cơ động, 6 tiểu đoàn đặc công, 4 lữ đoàn tên lửa đối đất, 7 tiểu đoàn pháo pḥng không. Đặc biệt, Quân hàm cao nhất của quân đội Libya là cấp Đại tá (tương đương quân hàm của Tổng thống Gadhafi).
Đa phần trang thiết bị quân sự của Libya có nguồn gốc từ Liên Xô và Nga hiện nay, 80% trang thiết bị được cho là lạc hậu, hiệu quả tác chiến thấp, chính phủ Libya cũng đă kư kết với Nga các hợp đồng nâng cấp số trang thiết bị này.
Dưới đây là thông tin chi tiết về trang bị của quân đội chế độ Gadhafi:
Tăng – Thiết giáp
Lục quân Libya có khoảng 3.710 xe tăng thiết giáp các loại, 200 T-72 trong đó có 115 chiếc đang lưu giữ trong kho, 100 T-62, 70 chiếc nằm kho, 500 T-55, 1040 chiếc T54/55 nằm kho, 50 chiếc BDRM2, 70 chiếc EE-9 Cascavel, 1000 chiếc BMP-1 và xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-1, 750 chiếc xe chiến đấu bộ binh BTR-50, BTR-60, ngoài ra c̣n có khoảng 100 chiếc xe trinh sát bọc thép EE-11 Urutu, OT-64 SKOT.
Năm 2010 phía Nga đă chính thức thông báo kế hoạch hiện đại hóa toàn bộ số tăng chiến đấu chủ lực T-72 và BTR-50/60 cho Libya.
Pháo binh
Pháo binh của quân đội Gaddafi có khoảng 2421 khẩu pháo tự hành và pháo kéo xe các loại, 130 khẩu pháo tự hành 2S1 Carnation 122mm, 60 khẩu pháo tự hành 2S3 Akatsiya 152mm, 80 khẩu pháo tự hành M-77 Dana 152mm, 14 khẩu pháo kéo xe M-109 155mm, 160 khẩu pháo kéo xe VCA Palmaria 155mm, 42 khẩu M-101 105mm, 190 khẩu D-30 122mm, 60 khẩu D-74 122mm, 330 khẩu M-46 130mm, 25 khẩu M-1937 152mm, 830 dàn pháo phản lực bắn loạt BM-11, BM-21 Grad, 500 khẩu cối các loại 82mm, 120mm và 160mm.
Đặc biệt, quân đội Libya sở hữu khoảng 416 tên lửa Scud-B. 400 tên lửa chống tăng MILAN của Pháp, khoảng 620 tên lửa chống tăng AT-3,AT-4, AT-5 của Nga.
Các nữ binh sĩ trong quân đội của ông Gadhafi.
Pḥng không - Không quân
Lực lượng pḥng không của Libya được đánh giá là khá yếu, khó khả năng bám trụ được lâu trong điều kiện tác chiến hiện đại.
Hệ thống tên lửa đối không Crotale của Pháp, SA-7 Grail, SA-9, SA-13 của Nga, pháo pḥng không AA-37, AA-57, pháo pḥng không tự hành ZSU-23-4, ZSU-23-2, lực lượng pḥng không đặc biệt được trang bị SA-2, SA-3, SA-5 Gammon, Sa-8.
Không quân của Gaddafi, lực lượng được truyền thông phương Tây đưa tin là đă tham gia vào các cuộc “tắm máu” người biểu t́nh khá yếu kém và lạc hậu.
Các máy bay trong biên chế đều có trên 30 năm phục vụ, năng lực tác chiến kém. Tiêm kích, 1 chiếc Mirage-F1 của Pháp, 25 chiếc Mig-21, 124 chiếc Mig-23, 39 chiếc cường kích Su-22, máy bay huấn luyện, tấn công hạng nhẹ 110 chiếc L-39, 116 chiếc Soko G-2 Galeb.
Quân đội Libya cũng có trực thăng tấn công Mil Mi-24, một số lượng lớn được cho là bị phá hủy bởi lực lượng nỗi dậy ngày 23/2/2011, hiện tại c̣n khoảng 38 chiếc đang hoạt động.
Ngoài ra, phải kể đến 12 chiếc trực thăng đa dụng Mil Mi-14, 25 chiếc Mil Mi-8 Hip.
Gần đây, Libya đă đặt hàng 14 chiếc Mirage-2000, 20 chiếc Mig-29 SMT, 12 chiếc EC-665 Tiger, 15 chiếc EC-725, 10 chiếc AS-350. Ngoài ra, c̣n có một số lượng không rơ máy bay JF-17 Thunder mua của Trung Quốc. Tuy nhiên số máy bay này chưa kịp chuyển giao để tham chiến, trong trường hợp chiến tranh xảy ra.
Hải quân
Hải quân Libya trang bị khá lạc hậu, đa phần là các tàu khu trục nhỏ, tàu tuần tra, tàu hộ tống lực lượng này có năng lực tác chiến khá yếu kém, chỉ có khả năng tác chiến tại các vùng biển ven bờ.
4 tàu hộ tống lớp Assad nước này mua của Italy được trang bị tên lửa chống hạm OTOMAT tầm bắn 180km, 6 chiếc lớp Nanuchka, 3 tàu đổ bộ lớp Polnocny, 12 tàu tuần tra tên lửa lớp OSA-II trang bị 4 tên lửa chống hạm P-15 Termit tầm bắn 80km, 2 tàu khu trục nhỏ lớp Koni, 9 tàu tấn công chạy nhanh Combattante II được trang bị 4 tên lửa chống hạm OTOMAT , 9 tàu quét ḿn lớp Natya.
Ngoài ra, một nguồn tin cho biết, trong những năm 1970, Liên Xô đă bán cho Libya 6 tàu ngầm lơp Foxtrot, hiện nay thông tin về loại tàu ngầm này trong biên chế hải quân Libya không rơ ràng, có thể đă ngưng hoạt động do lạc hậu và thiếu phụ tùng thay thế.
Tinh thần chiến đấu
Trong cuộc nổi dậy của lực lượng chống chính phủ, một số lượng đáng kể trang thiết bị quân sự đă rơi vào tay lực lượng nỗi dậy, cùng với một số lượng không nhỏ binh lính từ bỏ chế độ Gaddafi, chiến đấu cho lực lượng nỗi dậy.
Trang thiết bị quân sự tuy quan trọng nhưng tinh thần đoàn kết chiến đấu của binh lính, chiến thuật của các nhà lănh đạo c̣n quan trọng hơn rất nhiều.
Xét bối cảnh lộn xộn trong nước cho thấy, tinh thần đoàn kết trong quân đội Libya đang bị chia rẽ nghiêm trọng, nếu Mỹ và đồng minh can thiệp quân sự vào Libya, chắc chắn quân đội của ông Gadhafi khó ḷng mà cầm cự được.
Quốc Việt (tổng hợp)
(báo Đất Việt)
|