Sóng thần qua đi cuốn theo hàng ngh́n người, hàng tỷ USD tài sản... Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho không ít người.
Người khóc...
Chưa thể thống kê hết những thiệt hại mà Nhật Bản phải gánh chịu nhưng theo những tính toán ban đầu, con số thương vong ở quốc đảo này có thể lên tới hàng ngh́n người. Bên cạnh đó, hàng tỷ USD tài sản của cường quốc kinh tế thứ 3 thế giới cũng bị nước biển cuốn trôi.
Rất nhiều người bị mất nhà cửa hoặc không dám về nhà bởi lo sợ dư chấn. Bên cạnh đó là t́nh trạng thiếu nước, các thiết bị chăm sóc y tế…
Hai trận động đất mạnh 6,7 richter vừa xảy ra sáng sớm nay ở Nhật, gây lở đất, lở tuyết.
Hệ thống đường cao tốc tại nhiều thành phố đ́nh trệ, tàu điện ngầm th́ hỏng hóc, tai nạn giao thông th́ xảy ra khắp nơi….Rất nhiều khu vực trung tâm lẫn ngoại ô Nhật Bản đều mất điện, kể cả ở Thủ đô Tokyo.
Trên các sàn chứng khoán, người ta chỉ nh́n thấy màu đỏ. Nikkei Index giảm nhẹ vào cuối buổi chiều qua (khi động đất vừa xảy ra) nhưng giống như nhiều chỉ số khác, nó tụt sâu hơn sau đó (Chỉ số Hang Seng của Hong Kong và Topix của Hàn Quốc đều giảm 1,6%).
Đáng lo hơn nữa, sau thảm kịch này, đồng Yen sẽ c̣n yếu hơn nữa. Tới chiều qua, đồng Yen của Nhật giảm mạnh so với USD, xuống mức 83 Yen “ăn" một USD.
Chuyên gia David Cohen nhận định, trước đây Yen được coi là nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư nhưng nay nhiều người có thể sẽ bán nó để mua USD hoặc ngoại tệ khác hoặc vàng.
Bỏ qua đồng Yen mà tính trên b́nh diện rộng, động đất sóng thần thực sự là cú shock với nền kinh tế chưa khỏi bệnh của Nhật. Chuyên gia David Cohen nhận định: “Trong ngắn hạn, thảm họa sẽ lấy đi ít nhất 1% GDP của Nhật, khiến nước này mất khoảng một năm để phục hồi”.
Hiện chưa thể biết chính xác Tokyo sẽ phải bỏ ra bao nhiêu tiền nhưng căn cứ trên những thiệt hại thống kê được tới nay, có điều chắc chắn là con số đó phải ít nhất là hàng chục tỷ USD. Đó sẽ là một luồng khí mới bơm phồng hơn nữa quả bóng nợ khổng lồ của Nhật.
Nhật phải bỏ ra hàng trăm tỷ USD để tái thiết thành phố Kobe sau khi nơi này hứng chịu động đất khủng khiếp năm 1995.
Một vấn đề khác là sự an toàn của các ḷ phản ứng hạt nhân. Theo một số nguồn tin, hiện có t́nh trạng ṛ rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima. Nếu không khống chế và di tản người dân kịp thời, hậu quả sẽ không thể đo đếm được.
Hậu quả rất thảm khốc.
Ở b́nh diện quốc tế, có lẽ “đen” nhất là các công ty bảo hiểm bởi họ “bỗng dưng” phải bồi thường hàng triệu USD cho các nạn nhân, các công ty…bị thiệt hại trong thảm kịch hôm qua ở Nhật. Theo ước tính sơ bộ, số tiền các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm, tái bảo hiểm toàn cầu phải chi trả dao động từ 10-50 tỷ USD, tùy theo mức độ thiệt hại.
Với những tổn hại khủng khiếp như trên ở Nhật Bản – cường quốc kinh tế số 3 thế giới- th́ chắc chắn đà hồi phục kinh tế toàn cầu sẽ bị giảm bớt, trở thành một chấm đen trong năm 2011 này.
...kẻ cười
Hiện t́nh trạng nh́n chung là rất “bi thảm” nhưng đó không phải là tâm trạng chung của mọi người dân trên thế giới bởi ở một số lĩnh vực, động đất, sóng thần là cơ hội cho không ít người.
Trên thị trường dầu mỏ, động đất ở Nhật Bản làm giảm đà hồi phục kinh tế, đồng nghĩa với nhu cầu năng lượng giảm theo. Kết quả là giá dầu sáng nay tụt giảm và đây thực sự là tin tốt lành cho thị trường dầu thế giới và nhiều nước khan dầu…
Ở tầm quốc gia, nhiều nước không bị ảnh hưởng nặng nề như Nhật, kể cả nhiều nước trên Thái B́nh Dương bị sóng thần tấn công. Những nước như Philippines, Mỹ...có bị thiệt hại nhưng tương đối nhẹ bởi họ nằm xa tâm chấn và cũng có nhiều thời gian chuẩn bị đối phó thiên tai.
Không ai bị thiệt hại như Nhật.
Và ngay ở tại Nhật, không phải ai cũng "buồn" v́ động đất bởi với những thiệt hại vừa phải hứng chịu, Tokyo sẽ phải bỏ không ít tiền để khôi phục hệ thống giao thông, liên lạc, năng lượng…và cả những trang thiết bị cảnh báo, chống động đất, sóng thần…
Đây thực sự là cơ hội cho những công ty xây dựng, viễn thông… và họ có thể kiếm được hàng chục hợp đồng trong những dự án tái thiết mà Tokyo chắc chắn sẽ triển khai.
Ở bên ngoài nước Nhật, một bên cũng hưởng lợi từ trận động đất này là Libya khi những con số thiệt hại khủng khiếp ở Nhật đang thu hút sự chú ư của dư luận quốc tế. Nói cách khác, chiến sự căng thẳng ở Libya sẽ phải tạm nhường lại vị trí “sao” cho những những diễn biến dồn dập từ Nhật Bản. Áp lực dội lên Tổng thống Moammar Gaddafi và nhiều người khác sẽ tạm thời được giảm đi đôi chút.
Ông Gaddafi sẽ "dễ thở" hơn đôi chút.
Động đất, sóng thần cũng là thời cơ để bạn bè Nhật Bản thể hiện t́nh cảm, tranh thủ hàn gắn quan hệ bị sứt mẻ với Tokyo. Ngay sau động đất, đồng minh số một là Mỹ ngay lập tức lên tiếng an ủi Nhật. Tổng thống Mỹ Barack Obama ngoài việc chia buồn c̣n khẳng định sẽ sát cánh với anh em bên kia Thái B́nh Dương. Ông ra lệnh hỗ trợ mọi mặt cho Nhật Bản nhằm đối phó với thảm họa.
Hiện Mỹ phái đi một đội cứu trợ và một đội t́m kiếm-cứu nạn hơn 100 nhân viên có kèm chó nghiệp vụ và khoảng 75 tấn thiết bị.
Một nước khác cũng nhanh tay tận dụng cơ hội là Trung Quốc. Tới nay, dù vẫn bận xử lư hậu quả động đất ở Vân Nam hôm 10/3 khiến ít nhất 25 người thiệt mạng, Bắc Kinh lên kế hoạch gửi người, thiết bị sang giúp Nhật khắc phục hậu quả sóng thần.
Trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Nhật, Trung-Nhật, Nga-Nhật… bị tổn thương nghiêm trọng xung quanh việc di dời căn cứ quân sự Futenma, tranh chấp lănh thổ (Senkaku, Kuril)…th́ đây đúng là cơ hội trời cho để các bên hàn gắn các vết nứt, không nhiều cũng được ít.
Mỹ bày tỏ t́nh cảm với Nhật.
Thiên tai là điều ai cũng sợ bởi nó gây ra những thiệt hại vô cùng khủng khiếp nhưng đó cũng là cơ hội để t́nh người được thể hiện, là dịp để mọi người đoàn kết, cùng nhau vượt qua khó khăn.
Theo BDV