Những h́nh ảnh chấn động trong thảm hoạ ở vùng đông bắc nước Nhật
Vùng đông bắc Nhật đă thiệt hại như thế nào
Chỉ vài phút động đất và sóng thần quét qua, vùng đông bắc Nhật Bản đă biến thành đống đổ nát khổng lồ và phải mất nhiều năm cùng hàng trăm tỷ USD mới có thể tái thiết sau thảm họa.
Động đất ngày 11/3 với cường độ 9,0 độ Richter không làm nhiều nhà cửa bị sập, nhưng trận sóng thần cao đến 10 mét ập vào như cơn đại hồng thuỷ sau đó mới thực sự kinh hoàng. Bức tường nước đă cướp đi sinh hạng hàng chục ngh́n người, quét đi gần như toàn bộ một số thành phố, làng mạc, nhấn ch́m đường xá, khiến nhiều cầu cảng, cơ sở lọc dầu và nhà máy lâm vào t́nh trạng tê liệt.
Quang cảnh hoang tàn ở Otsuchi, quận Iwate. Ảnh: AP
Ngành công nghiệp địa phương tê liệt
Có 4 quận chịu ảnh hưởng nhất trong thảm hoạ này là Iwate, Miyagi, Fukushima và Ibaraki,nơi tập trung đa dạng các ngành công nghiệp từ sản xuất thực phẩm đến linh kiện ôtô và đồ điện tử, chiếm khoảng 6% nền kinh tế Nhật Bản.
Cảng lớn nhất vùng đông bắc Nhật Bản là Sendai bị phá huỷ hoàn toàn. Đây là cửa ngơ xuất khẩu nhiều loại mặt hàng từ cao su đến thuỷ sản, máy văn pḥng, sản phẩm giấy và linh kiện ôtô. 3 cảng địa phương khác là Hachinohe, Ishinomaki và Onahama cũng bị hư hại nghiêm trọng và phải mất vài tháng mới có thể tái hoạt động.
Có 6 nhà máy lọc dầu với tổng sản lượng 1,4 tỷ thùng dầu mỗi ngày, chiếm một phần ba năng lực lọc dầu của Nhật, đă bị đóng cửa hoặc xảy ra hoả hoạn sau động đất. Trong số này có đám cháy tại một nhà máy lọc dầu kéo dài sang ngày thứ 6 vẫn chưa thể dập tắt.
Bên cạnh đó, ngành sản xuất thép ở khu vực đông bắc Nhật cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Nhà máy của tập đoàn thép Nippon ở Kamaishi, quận Iwate, phải đóng cửa sau khi sóng thần nhấn ch́m nhiều khu vực của nhà máy. Đây là nơi chuyên sản xuất thép và linh kiện chính của ôtô như khung gầm. Nhà máy ở Kashima, quận Irabaki, của hăng thép Sumitomo cũng tê liệt sau động đất.
Ngoài ra, việc 4 trong số các nhà máy điện hạt nhân trong khu vực đông bắc bị hư hại phải ngừng hoạt động dẫn đến t́nh trạng thiếu điện năng trầm trọng, đẩy nhiều công ty lâm vào cảnh đ́nh trệ sản xuất. Bản thân nhà máy Fukushima I với các vụ cháy nổ ḷ phản ứng liên tiếp là trung tâm của cuộc khủng hoảng mới đang de doạ nước Nhật.
Tập đoàn Sony phải ngừng sản xuất tại một số nhà máy như cơ sở chuyên sản xuất đĩa Blu-Ray. Hăng Toshiba cũng chịu ảnh hưởng tương tự. Đặc biệt, tất cả các nhà sản xuất ô tô chính của Nhật gồm Toyota, nhà chế tạo xe lớn nhất thế giới, đă ngừng sản xuất trên phạm vi cả nước Nhật.
Các công ty cũng đang đối mặt với những vấn đề như xuất đi linh kiện thành phẩm, nhập về nguyên liệu thô và đưa công nhân tới các nhà máy. Theo nhà phân tích Dale Ford thuộc tập đoàn nghiên cứu thị trường công nghệ IHS iSuppli, điều này gây ra phản ứng dây chuyền tác động tới một số nước khác. Các linh kiện do ngành công nghệ cao của Nhật chế tạo có ư nghĩa sống c̣n cho khâu lắp ráp sản phẩm cuối cùng đặt tại Trung Quốc và một số nước.
Những thách thức cho công cuộc tái thiết
Các chuyên gia ước tính thiệt hại về vật chất trong thảm hoạ kép ở vùng đông bắc Nhật vượt quá những ǵ trận động đất Kobe gây ra năm 1995, khi đó tương đương 159 tỷ USD theo ước tính của hăng Standard & Poor"s. Ước tính ban đầu các công ty bảo hiểm sẽ phải chi cho thiên tai ở đông bắc Nhật là 60 tỷ USD, nhưng con số thực tế có thể lên tới hàng trăm tỷ.
Một góc thành phố Sendai, quận Miyagi bị san phẳng sau sóng thần. Ảnh: AFP
Trong khi đó, quá tŕnh tái thiết sau động đất sóng thần là một thách thức thực sự v́ thiệt hại có mức độ phủ rộng. Theo Jun Yang, giám đốc chi nhánh tại Hong Kong của Hiệp hội các kỹ sư dân sự Mỹ, th́ việc thiên tai tàn phá các nhà máy nước và hệ thống đường dây tải điện sẽ càng khiến cho việc tái thiết thêm tốn kém.
"Theo quan điểm của tôi sẽ phải mất từ 5 đến 10 năm để tái thiết và sửa chữa", AP dẫn lời Jun Yang nhận định về khu vực đông bắc Nhật. Ông hiện là trợ giảng tại Đại học Hong Kong và từng tiến hành nghiên cứu thực địa tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc sau khi xảy ra động đất đẫm máu tại đây năm 2008.
Thời gian hàng thập kỷ để tái thiết được dự đoán nói trên chưa bao gồm một chiến dịch đầy thách thức khác là khắc phục ô nhiễm phóng xạ có thể trầm trọng sau khi động đất đánh vào nhà máy Fukushima I. "Điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động tái thiết thời hậu động đất", Yang nói thêm.
Hai nhà kinh tế Matt Robinson và Ruth Stroppiana thuộc tổ chức Moody"s Analytics th́ đánh giá trong một báo cáo: "Tổn thất tại các cảng biển, nhà máy điện và nhà máy lọc dầu ở vùng đông bắc Nhật là rất lớn. Việc dọn dẹp đống đổ nát tại đây cũng phải mất nhiều tháng, trong khi tái thiết những cơ sở hạ tầng chủ yếu sẽ mất nhiều thời gian hơn".
Nỗ lực tái thiết dự kiến tiêu tốn hàng chục tỷ USD chi tiêu công và điều này sẽ làm lợi cho các công ty xây dựng Nhật Bản. Nhưng chiến dịch khắc phục hậu thảm hoạ sẽ đẩy nợ công của Nhật vốn đang căng thẳng thêm tăng cao.
Sau thảm hoạ động đất Kobe năm 1995, nền kinh tế Nhật đă nhanh chóng lấy lại sức bật do chính phủ tăng chi tiêu công hơn 15% trong 12 tháng sau đó. Nhưng vào thời điểm sau trận sóng thần vừa qua, Tokyo khó có thể dễ dàng chi tiêu như trước v́ nền kinh tế nước này đă ch́m trong món nợ công tích tụ ở mức lớn.
Quy mô tái thiết lần này cũng không bó hẹp trong một thành phố như tại Kobe trước đây. Một số thành phố sẽ phải xây dựng lại hoàn toàn từ đống đổ nát, trong khi có thể vài năm nữa công việc xây dựng mới có thể thực sự bắt đầu. Đây là nhận định của Ken Collis, một chuyên gia người Australia tham gia điều phối các nhóm kỹ sư chuyên tái thiết sau thảm hoạ.
Collis cho biết từ kinh nghiệm của anh khi tham gia nỗ lực tái thiết tại Maldives sau trận sóng thần năm 2004, giai đoạn lên kế hoạch ban đầu có thể mất một năm, khi những người mất nhà cửa được bố trí tại những nơi ở tạm, c̣n chính quyền th́ bàn thảo để quyết định xem cần làm những ǵ và tiền tiêu vào những chỗ nào.
Tiếp theo đó lại mất một năm nữa để thiết kế những con đường, cầu cống, nhà cửa và các công tŕnh xây dựng mới. Chưa hết, việc kư hợp đồng sau khi đấu thầu có thể khiến việc chuẩn bị cho công cuộc tái thiết bước sang năm thứ ba. "Dễ phải mất tới 3 năm trước khi những công việc tái thiết thực sự được thực hiện", Collis nhận định.
Riêng việc dọn dẹp đống đổ nát khổng lồ như thế này tại Otsuchi cũng phải mất vài tháng, trước khi công việc tái thiết có thể bắt đầu. Ảnh: AFP
Nhưng Reuben Chu, giám đốc Học viện Kỹ thuật Hong Kong nhấn mạnh sự khác biệt giữa thảm hoạ tại Tứ Xuyên, Trung Quốc năm 2008 với vùng đông bắc Nhật tuần trước. Theo đó tái thiết tại Tứ Xuyên đối mặt với thách thức về mặt kỹ thuật v́ phần lớn công việc xây dựng diễn ra tại những nơi có địa h́nh hiểm trở.
Trong khi đó, địa h́nh không phải là vấn đề lớn đối với vùng đông bắc Nhật Bản. Nhưng thay vào đó, theo Chu, thách thức lớn nhất tại đây là có đủ tiền, vật liệu và nhân lực để thực hiện công cuộc tái thiết.
Hiện vẫn thể biết chính xác siêu động đất và sóng thần ngày 11/3 sẽ gây ra hậu quả như thế nào về người và của cho nước Nhật, trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang chứng kiến sự tŕ trệ trong tăng trưởng suốt hai thập kỷ qua. Tuy vậy giới nghiên cứu đều lạc quan rằng có rất ít quốc gia trên thế giới có khả năng phục hồi tốt hơn Nhật Bản sau mỗi thảm họa.
Những h́nh ảnh chấn động nhất trong thảm họa ở Nhật
Cảnh tượng ở khu vực phía đông bắc Nhật Bản giờ đây giống như đang ở một nước bị đày đọa bởi đói nghèo ở thế giới thứ 3 chứ không phải là h́nh ảnh của quốc gia giàu thứ 3 thế giới. Nhiều người dân đói rét đang cố ủ ấm ḿnh bằng những miếng vải không c̣n nguyên vẹn trong một nỗ lực gần như vô ích nhằm chống lại cái rét cắt da cắt thịt chỉ trên 0 độ C một chút ít. Tuy nhiên, đây chưa phải là những h́nh ảnh gây chấn động nhất ở Nhật Bản sau thảm họa động đất kèm sóng thần kinh hoàng hôm 11/3.
Một trong những h́nh ảnh gây chấn động nhất và cũng gây xúc động nhất trong thảm họa ở Nhật Bản là h́nh ảnh một người phụ nữ gần như suy sụp khi nh́n thấy bàn tay của người mẹ vươn ra từ giữa đống đổ nát trong ngôi nhà đă bị phá hủy của ḿnh.
Người phụ nữ có tên là Yoshie Murakami đă khóc trong đau đớn cùng cực khi phải nói lời chia tay với người mẹ thân yêu mà không được nh́n mặt mẹ, chỉ có thể cầm tay của bà. Thi thể người mẹ của bà Murakami đă được t́m thấy 5 ngày sau khi trận động đất mạnh 9 độ richter kèm theo những con sóng thần cao 10m ập vào thành phố Rikuzentakata.
Chưa hết, cô con gái 23 tuổi của bà Murakami vẫn đang mất tích. Tất cả những ǵ bà Murakami có thể làm lúc này chỉ là cầu nguyện cho điều kỳ diệu sẽ xảy ra.
Bước sang ngày thứ sáu sau thảm họa kép, t́nh cảnh của nhiều người sống sót ở Nhật Bản vẫn đang rất bi đát. Nhiều người mất nhà cửa đang phải đi t́m kiếm thức ăn, họ đă phát khóc v́ vui mừng mỗi khi t́m thấy một hộp thức ăn c̣n nguyên vẹn hay một gói mỳ vẫn c̣n có thể ăn được.
Họ mang những thứ đó về trung tâm tạm trú và thả vào nồi gạo đang sôi để có thể giúp mọi người chống đói. Ngoài ra, người dân Nhật cũng phải thu gom những mảnh gỗ vỡ ra từ các ngôi nhà để đốt lên cho ấm.
“Thật đau ḷng khi phải nhặt chính những mảnh gỗ từ ngôi nhà từng che chở cho ḿnh để đem đi đốt sưởi ấm,” một người đàn ông cho biết khi ngồi trên đống đổ nát trên ngôi nhà của ông ở Rukuzentakata.
“Tuy nhiên, chúng tôi cần nhiên liệu để sưởi ấm và không c̣n có ǵ khác. V́ thế, chúng tôi phải lấy những mảnh gỗ này để đốt. Nhiều mảnh gỗ c̣n đủ khổ để đốt cháy. V́ thế, chúng tôi có thể nấu nướng và làm cho ḿnh ấm lên một chút”, người đàn ông trên cho biết thêm.
T́nh cảnh của người dân Nhật ở vùng đông bắc càng thêm khó khăn khi hôm qua tuyết đă rơi ở nhiều nơi.
Tất cả mọi người đều cần thuốc men, quần áo, nhiên liệu nhưng điều họ cần nhất và muốn nhất lúc này là cơn ác mộng mà họ đang trải qua sớm kết thúc. “Chúng tôi biết sẽ rất lâu, rất lâu nữa trước khi chúng tôi có thể quay trở lại cuộc sống b́nh thường,” ông Satoru Fukasu cho biết khi ngồi cạnh bên vợ tại một trung tâm trú tạm ở thành phố Senda.
Dưới đây là một vài h́nh ảnh gây chấn động trong thảm họa kép ở Nhật Bản:
Bà Yoshie Murakami đau khổ cầm tay người mẹ đă thiệt mạng trong thảm họa
Toàn cảnh tàn phá ở trung tâm thành phố Wakuya.
Một con thuyền lớn bị sóng thần tung lên nóc một ṭa nhà ở giữa bức h́nh
Ông Kenji Sugawara đeo ảnh người vợ mất tích trước ngực
với hy vọng sẽ t́m được bà giữa quang cảnh bị tàn phá tan hoang ở Otsuchi.
Một người lính Nhật Bản đang cầu nguyện trước khi lôi một
thi thể nạn nhân ra khỏi đống đổ nát
Một người đàn ông không giấu được nỗi đau khổ khi ngồi bên cạnh ngôi nhà đă bị phá hủy hoàn toàn của ḿnh ở o*nagawa. Đây là nơi người mẹ của ông vẫn c̣n bị chôn vùi trong đó
Một người dân bàng hoàng, choáng váng khi đi qua một ngôi
làng bị san phẳng trong trạn sóng thần ở Otsuchi
Những người sống sót sau thảm họa kép đang thẫn thờ trước quang cảnh kinh hoàng trước mắt.
Binh lính Nhật Bản đang khiêng các thi thể nạn nhân đi ở Yamadamachi
Không thể tin những ǵ trước mắt
Một con thuyền duy nhất c̣n lại giữa đống đổ nát hoang tàn ở Wakuya
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.