Liên minh châu Âu (EU) đang cân nhắc triển khai 1.000 binh sỹ tới Libya, mở ra khả Tổng thống Moammar Gaddafi kêu gọi sự hỗ trợ từ đồng minh bên ngoài. Libya có nguy cơ thành chiến trường, nơi quân đội của hàng chục nước giao tranh với nhau.
Sau 5 tuần không kích, liên minh do Pháp, Anh dẫn đầu chỉ tiêu diệt được khoảng 30-40% tiềm lực chiến đấu của quân đội Gaddafi.
Trong khi đó, lực lượng nổi dậy dù được liên minh bảo vệ từ trên không; cũng như được tiếp tế vũ khí, cố vấn quân sự…thì vẫn chỉ là tập hợp của nhiều phe phái và sức chiến đấu yếu kém, chưa phải đối thủ của quân đội Libya nên có nguy cơ bị đối thủ đè bẹp.
Đó là lý do phương Tây cân nhắc đưa bô binḥ vào Libya nhằm “nhổ tận gốc” Gaddafi dù họ tuyên bố, lực lượng này không thực hiện hoạt động quân sự mà chỉ bảo vệ các chuyến hàng nhân đạo.
Phương Tây cân nhắc đưa quân bộ vào Libya.Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, việc đưa bộ binh vào Libya đã, đang và sẽ vấp phải nhiều rào cản cũng như đặt ra nhiều nguy cơ lớn.
Thứ nhất là EU chưa nhận được sự ủng hộ của nhiều đồng minh trong kế hoạch này, nhất là từ phía Mỹ.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có thể giải quyết vấn đề Libya mà không cần Mỹ và Washington không thể gánh vác tất cả mọi trách nhiệm bởi họ đang phải tập trung thoát khỏi các “bãi lầy” như Iraq, Afghanistan…Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Robert Gates cũng loại bỏ khả năng can thiệp bằng bộ binh.
Từ Pháp, Ngoại trưởng Alain Juppe không ủng hộ việc triển khai bộ binh vào Libya với lý do quân nổi dậy có thể tự chiến đấu, bất chấp việc lực lượng này liên tục”kêu cứu”.
Thủ tướng Pháp Francois Fillon cũng khẳng định không nên giải quyết khủng hoảng ở Libya bằng quân sự mà thay vào đó là giải pháp chính trị cho các bên đối thoại để phá vỡ bế tắc hiện nay.
Pháp chưa muốn đưa quân bộ vào Libya.
Một khó khăn khác là muốn đưa bô binḥ vào Libya thì phải có sự ủy quyền của LHQ. Đây là điều khó khả thi vì Nga và Trung Quốc nhiều khả năng sẽ phản đối. Nguyên nhân là họ vẫn ủng hộ ông Gaddafi và thậm chí đang âm thầm vũ trang cho quân đội Libya.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhiều lần khẳng định không khuyến khích xung đột tại Libya. Thứ nữa, Nga kêu gọi các bên ngừng bắn và ngồi vào bàn đàm phán. Cuối cùng, Moscow tuyên bố là Nghị quyết 1973 của Liên Hiệp Quốc bảo vệ dân thường ở Libya, chứ không phải lật đổ chế độ hiện hành ở Libya, một mục tiêu mà nhiều nước phương Tây khẳng định.
Rào cản cuối cùng của việc đưa quân vào Libya chính là nguy cơ mất người mất của mà lực lượng này phải đối mặt.
Cụ thê, Tripoli tuyên bố chiến đấu đến cùng, chống lại bất cứ đội quân nước ngoài nào đặt chân lên lănh thổ Libya dù với danh nghĩa hộ tống các đoàn xe chở hàng viện trợ nhân đạo.
Thứ trưởng Ngoại giao Libya Khaled Kaim nhấn mạnh, Libya coi mọi hành động can thiệp của quân đội nước ngoài là sự xâm lược, chứ không phải sứ mạng nhân đạo. Nói cách khác, quân đội Libya sẽ “bắn không thương tiếc” quân nước ngoài dù mục đích thực sự có là gì.
Quân bọ vào Libya đồng nghĩa với rủi ro tăng cao. Ảnh minh họa.
Trong trường hợp vượt qua được các rào cản và phớt lờ mọi nguy cơ trên, EU sẽ đưa quân vào Libya.
Từ khi lãnh đạo Libya vào năm 1969, ông Gaddafi sử dụng tiền bán “vàng đen” để “mua” sự ủng hộ của nhiều nước châu Phi, Latin và châu Á.
Sự hào phóng không tưởng của ông chiếm được t́nh cảm của nhiều bộ lạc châu Phi tới mức họ ông là “vua của các vị vua châu Phi”.
Hiện, Libya có dự án đầu tư tại ít nhất 25 nước châu Phi với tổng vốn khoảng 6 tỷ euro trong hàng loạt lĩnh vực, từ khách sạn, nhà máy cho tới dầu khí… ở Chad, Mali, Zambia, Kenya và cả Nam Phi.
Khi đó, đây sẽ không phải là “ngày tận thế” của ông Gaddafi mà ngược lại, đó có thể là cơ hội “trời cho”. Lúc đó, ông Gaddafi chắc chắn sẽ có cớ để chính thức t́m kiếm sự giúp đỡ từ quân đội của các nước châu Phi láng giềng, những nước có kinh tế yếu kém, phụ thuộc lớn vào sự hào phóng của ông Gaddafi.
Ngược lại, 1.000 quân của phương Tây có thể sẽ chỉ như "muối bỏ biển", chứ không đủ sức làm nghiêng cán cân, có lợi cho phe nổi dậy.
Phe Gaddafi vừa cho biết là thủ lĩnh nhiều bộ lạc cân nhắc gửi 300.000 tay súng đến Misrata hỗ trợ quân đội Chính phủ nếu lực lượng nổi dậy tại đây không hạ vũ khí trong 48 giờ tới.
Trong trường hợp EU triển khai quân và Gaddafi kêu gọi hỗ trợ, Libya có nguy cơ leo thang thành một cuộc chiến tranh khu vực.
Điểm “nóng nhất” của thế giới sẽ chuyển từ các mặt trận chống khủng bố như Iraq và Afghanistan sang các nước Bắc và Trung Phi.
Đó có thể lại là “thảm họa” mới cho phương Tây trong bối cảnh họ chưa giải quyết xong những đối thủ như al-Qaeda, Taliban, Iran…
Và với việc “lò lửa” Libya ở “sát nách” châu Âu, phương Tây có thể bị “bỏng rát mặt”, chứ không phải “sống chết mặc bay” như ở Iraq và Afghanistan.
Trần Lâm__DV