Muôn h́nh vạn trạng các loại nước uống
SÀI G̉N (NV) - Năm nay ảnh hưởng các đợt rét của miền Bắc nên Saigon không bị nóng kéo dài như mọi năm. Dầu sao Tháng Tư vẫn là tháng nóng nhất trong năm. Ngày dài nên nắng chang chang từ sáng đến chiều.
Xe bán dừa nước này trên đường Nguyễn Cảnh Chân là một trong nhiều nguồn giải khát đa dạng cho người dân Sài G̣n. (H́nh: Saigon Cô Nương/Người Việt)
V́ thế ra đường ai cũng mau khát nước. Nhu cầu giải khát không phải nằm trong tháng Hè v́ lúc đó đă sang mùa mưa. Mưa nhiều khiến thời tiết dịu xuống, mát mẻ làm dịu cơn khát. Nhu cầu giải khát nằm chính vào tháng cuối mùa khô này là lúc thời tiết khô hạn nhất trong năm.
Nhà ai cũng có nước lọc. Riêng các cơ quan, văn pḥng không nấu nước sôi để nguội như xưa mà thường có máy nước uống nóng và lạnh hoặc gọi điện thoại cho cửa tiệm mang tới từng thùng nước tinh khiết. Khi uống hết, cửa hàng đến đổi thùng. Nếu trong nhà không có người già th́ bây giờ th́ hiếm ai pha trà ấm tích.
Người Nam không chuộng uống trà như miền Bắc. Ở Hà Nội góc phố thường có hàng trà nóng cùng với thuốc lào nhưng miền Nam nóng quá, không ai thích uống nước nóng ngoại trừ cà phê buổi sáng. Người miền Nam ưa nước ướp lạnh hơn.
Thức uống ngày càng đa dạng. Đủ mọi loại cho cả người lớn và trẻ em. Học sinh trung học thường uống trà sữa trân châu bắt nguồn từ Đài loan luôn bán trước các cổng trường. Trà xanh đóng chai cũng thông dụng thay thế nước ngọt có ga độc chiếm thị trường giải khát thời gian dài. Dĩ nhiên những chai trà này đều có vị ngọt và ướp lạnh phù hợp khẩu vị trẻ em.
Những thức uống trên khá đắt nên không có mặt trước các trường tiểu học mà ở đây vẫn c̣n một loại giải khát cổ xưa là nước đá nhận. Vẫn chiếc xe đạp chở đồ nghề đằng sau, người bán hàng nắm đá bào thành h́nh ngôi sao, quả bầu... xịt vào đó ba màu xi rô muôn đời không thay đổi là màu xanh bạc hà, màu đỏ dâu và vàng cam.
Trà sữa trân châu, một món giải khát du nhập từ Đài Loan, có mặt khắp nơi. (H́nh: Saigon Cô Nương/Người Việt)
Ngoại trừ khúc đường Nguyễn Văn Cừ (Cộng Ḥa) trước một loạt trường trung học và đại học th́ không thấy nơi nào khác bán dừa tắc, nước me đá từ lề đường đă đi vào các quán sang trọng.
Một số nước tăng lực được cả người lớn và trẻ em ưa thích v́ uống vào có cảm giác “sung” lên. Rồi nước bí đao, yến ngân nhĩ, nha đam... đóng lon; hoa cúc, chanh dây... đóng chai... Những thức uống này khó biết nguyên liệu thực sự bổ ra sao. Chủ yếu ngọt vị đường, mùi thơm chắc là hương liệu và sự ướp lạnh tạo ngay cảm giác ngon miệng.
Những thứ đó xuất hiện sau này. Xứ nóng cung cấp vô số thức uống giải khát cổ truyền và ngày càng biến hóa phong phú. Trái dừa uống nước đổ thạch được gọi là dừa Mă lai, nước mía trước kia chỉ ép tắc nay ép thêm dâu, thơm. Hàng sữa đậu nành bao giờ cũng thêm sữa đậu xanh, đậu phọng. Hàng sương sa có sương sâm, sương sáo, sương sa hạt lựu, mủ chôm, mủ g̣n, lười ươi, hạt é... Đặc biệt nhất là xe nước sâm sáng chế ra rất nhiều món không chỉ nước đắng và nước sâm, rễ tranh như xưa mà c̣n nước củ sen, rong biển, hoa cúc... mặc dù thứ nào uống mùi vị cũng đại khái như nhau. Xe trái cây đẩy rong với trái cây nhiệt đới: Đu đủ, thơm, ổi... theo mùa không bao giờ bán nho, lê, táo.
Trước 75 chỉ có quán thạch bán thêm chè đậu xanh. Các thứ chè đậu, chè bắp, chè khoai... đong chén ngồi ngoài chợ. Nay chè đi vào quán. Chè Cung Đ́nh bán chung đủ mọi loại chè ăn lạnh hoặc không. Chè Thái, chè thập cẩm... tuy ăn chơi nhưng vẫn tính là món giải khát trong khi Hà Nội thường có chè đỗ đen nóng cho Mùa Đông và lạnh cho Mùa Hè.
Trời nóng dĩ nhiên phải kể đến đến kem là thứ chắc phải dành một bài riêng nói tới. Kem hộp bán ở các tủ kem trước tiệm tạp hóa. Xe kem ống trong những ống nhôm được làm đông đặc bởi muối hột nay mang vẻ ǵ lủi thủi, cô đơn giữa các trường học v́ lỗi thời, không địch nổi các thức hàng ăn uống tân kỳ, hiện đại. Kem tươi từ ba ngàn đến mười lăm ngàn một ly có khi bán trong tạp hóa, tiệm thuốc tây hay tiệm... hớt tóc. Kem quế được múc ra trong những cone cùng loại với bánh kẹp. Do viết sai lỗi chính tả món kem này biến thành kem Huế. Kem Nhật hiện diện nhiều ở khu vực Lê Thánh Tôn, Đông Du. Kem Pháp ở Tôn Thất Thiệp, kem Ư nằm ở Phạm Ngọc Thạch (Duy Tân) khá đông khách.
Xe nước sâm sáng chế ra rất nhiều món không chỉ nước đắng và nước sâm, rễ tranh như xưa. (H́nh: Saigon Cô Nương/Người Việt)
Đường Nguyễn Cảnh Chân từ một hàng duy nhất mở đầu cách đây mấy năm. Nay từ đầu đến cuối đường toàn hàng trái cây dĩa xắt miếng nhỏ phủ đá bào. Khách từ các nơi tới đậu xe dài dài. Dân Saigon vốn có thói quen tuôn ra ngoài vào buổi tối. Trời nóng lại càng không có lư do ở trong nhà nên thanh niên thường tụ tập nhau tại đây. Vừa ngon miệng, vừa giải khát, vừa chuyện tṛ cả buổi chỉ tốn một giá tiền b́nh dân.
Các xe sinh tố cũng như xe nước mía, rau má đều đông khách. Do đời sống thành phố ngày càng nâng cao nên sinh tố không c̣n lê lết ngoài xe vỉa hè mà đều vào quán. Đây là những quán nằm ngoài mặt đường đông đúc, được trang trí như quán kem tức là bàn ghế bọc da kiểu mới, tường sơn màu xanh lá chuối... với giá khoảng hơn hai chục ngàn một ly. Ngoài sinh tố c̣n nước ép trái cây, trái cây đĩa, kem... và món ăn nhẹ để khách teen có thể ngồi lâu như quán cà phê.
Quán trà khang trang tuy trang trí không tân kỳ lắm thường bán các loại giải khát của người Hoa như trà sữa, môn, lựu... flan mùi trái cây, đậu hũ chocolate, cà phê, môn... đá xay xí mụi... Chỉ đọc danh sách thức uống ở quán trà cũng đủ mệt và khá tốn tiền v́ phải nếm thử xem khác nhau thế nào. Sau vài chầu nước no cả bụng th́ cuối cùng ẩm khách rút ra được kết luận là chúng cũng na ná như nhau.
Thị trường nước giải khát vô cùng phong phú và bất cứ thức uống quen lạ nào đều có khách riêng. Mỗi mùa nóng đến bao giờ cũng có thêm nhiều loại nước giải khát mới lạ xuất hiện. Nước ép chất xơ trái cây, nước sâm Hoa Kỳ, nước dinh dưỡng... Thứ ǵ có vẻ lạ mắt, lạ tai đều được thiên hạ hăng hái mua về nếm thử. Các loại nước giải khát cũ kịp thời cải tiến để hấp dẫn khách hàng hơn như hoa cúc thêm mật ong, nha đam nấu chè đá...
Nhiều gia đ́nh cẩn thận không uống nước giải khát ngoài đường mà tự chế biến tại nhà. Hàng rau ngoài chợ bán thêm râu bắp, mía lau, rễ tranh, mă đề... để nấu nước “mát” uống giải nhiệt. Đậu nành giờ có máy nên việc xay và nấu sữa khá giản dị, mau chóng.
Nói chung vô số thứ uống nhưng bên cạnh đó nhiều cụ ông, cụ bà vẫn giữ thói quen ra chợ mua lá trà tươi về nấu một ấm uống cả ngày vừa đỡ khát, vừa tốt dạ.
Loại nước uống nào cũng đều có khách riêng của ḿnh.
Dù sao năm nay nước giải khát không sôi động như mọi năm v́ giá cả chung gia tăng. Dừa trái uống nước lên mười bảy ngàn một trái. Nước mía năm ngàn đồng toàn đá, ly nước sâm bốn ngàn chỉ bằng 2 phần 3 trước kia. Dừa tắc bán cho sinh viên, học sinh ít tiền không thể tăng giá nên ly nước vừa nhỏ vừa đầy đá, chưa uống một hơi đă hết. Chi tiêu mỗi người chỉ tập trung cho nhu yếu phẩm và các thứ cần thiết nên nhiều người quay về thói quen cũ là mang chai nước lọc trong giỏ xách theo đến sở làm, đến trường học. Vừa tiết kiệm, vừa vệ sinh, tránh được các loại nước giải khát nhiều chất ngọt và chất ga. V́ thế thị trường nước giải khát đâm ra ế.
Saigon Cô Nương/Người Việt