Một Vụ Đột Kích Lịch Sử
Nguyễn Xuân Nghĩa
Nước có tuần, dân có vận!
Vụ Hoa Kỳ đột kích một khu vực biệt lập và kiên cố gần thủ đô Islabamad của Pakistan để hạ sát trùm khủng bố Osama bin Laden là một biến cố lịch sử của nước Mỹ. Trong t́nh trạng dân Mỹ đang bải hoải về những khó khăn chồng chất bên trong, một chiến công hy hữu như vậy là liều thuốc bổ cần thiết để đánh thức bản năng quật khởi rất mạnh của dân tộc này.
Những t́nh tiết xứng đáng với phim ảnh - để xóa nỗi đau trong phim "Black Hawk Down" xuất hiện năm 2001 - sẽ c̣n được truyền thông báo chí nói tới khi có thêm dữ kiện về đoàn trực thăng Black Hawk đă đem lại kỳ tích hôm Chủ Nhật vừa qua. Nhiều loại thông tin khác th́ chẳng khi nào được công bố. Chúng ta sẽ c̣n đợi.
Người viết không đợi mà sẽ nói về chuyện khác, dễ hơn nhiều. V́ là chuyện xưa!
Trong lịch sử cận đại của Hoa Kỳ, Tháng Tư năm 1961, cách nay đúng nửa thế kỷ, cơ quan CIA của Mỹ đă bày ra một cuộc đột kích Cuba. Vụ Đổ bộ Vịnh Con Heo! Mới chỉ tuyên thệ nhậm chức chưa đầy ba tháng, Tổng thống John Kennedy lănh một vố nặng v́ vụ đột kích thất bại thê thảm! Ngay sau đó, cũng v́ Cuba mà khủng hoảng bùng nổ với Liên Xô. Nikita Krushchev thắng lớn v́ từ không lại biến thành có - đưa hoả tiễn vào Cuba - rồi trở lại không: tháo gỡ hoả tiễn ra về. Mà thắng v́ Hoa Kỳ nhượng bộ tại Turkey và cam kết sẽ không tấn công chế độ Cộng sản Cuba nữa.
Lănh tụ Fidel Castro có thể yên chí là ḿnh sẽ chết già, hơn hẳn số phận nhiều đồng minh khác của Hoa Kỳ.
Cũng từ những bẽ bàng yếu ớt tại Cuba, Chính quyền Kennedy phải bày tỏ quyết tâm ở một nơi xa hơn cho an toàn. Việt Nam mang họa v́ là cái nơi xa đó. Và sự nóng ruột lẫn thiếu am hiểu của Hoa Kỳ khiến Đệ nhất Cộng ḥa tiêu vong, hai anh em ông Diệm ông Nhu bị thảm sát. Cái điềm từ vụ Con Heo.
Bi thảm nhất là ba tuần sau khi ông Diệm bị lật và bị giết, John Kennedy cũng bị ám sát.
Một vụ đột kích ly kỳ và cũng là cái điềm xấu xảy ra năm 1970.
Ngày 21 tháng 11, lực lượng hỗn hợp của Không quân và Bộ binh Mỹ đột nhập vào một trại tù tại Sơn Tây, cách Hà Nội chưa đầy 40 cây số. Mục tiêu là để giải cứu 61 binh lính Mỹ được thông báo là bị giam tại đó. Vụ đột kích đầy kỹ thuật và rất ngoạn mục - v́ trong khu vực, quân số Bắc Việt lên tới 12 ngàn - nhưng thất bại hoàn toàn v́ không có tù binh Mỹ ở đó. Tin tức t́nh báo không đáng tin!
Ít ai c̣n nhớ tới vụ này và nỗ lực cải tổ lại hệ thống t́nh báo Hoa Kỳ sau một vụ dớ dẩn, nhưng làm sao ḿnh không nghĩ đến sự chán chường của Chính quyền Richard Nixon, năm đó đă chuẩn bị nói chuyện với Bắc Kinh để rồi sẽ tháo chạy! Sau chiến công Mậu Thân 68 của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà - nhờ truyền thông Mỹ chuyển thắng thành bại - vụ Sơn Tây năm 1970 quả là điềm gở cho nước Mỹ.
Dân ta lănh họa lây!
Sau đó là vụ đột kích hồi tháng Tư năm 1980 dưới Chính quyền Jimmy Carter để giải phóng 52 nhân viên ngoại giao Mỹ bị "Cách mạng Iran" bắt làm con tin. Chiến dịch "Móng vuốt Chim ưng" thất bại thê thảm ngoài sa mạc khiến hai phi cơ bị hủy, tám lính Mỹ hy sinh vô ích! Các con tin bị giữ mất 444 ngày và chỉ được thả khi Tổng thống Ronald Reagan vừa đọc xong bài diễn văn nhậm chức. "Mềm nắn rắn buông" th́ nói như thế nào bằng tiếng Ba Tư?
Đâm ra Chính quyền Carter đă buông rơi Quốc vương Iran Mohammad Reza Pahlavi và được các Giáo chủ Iran đáp lễ bằng một vụ khiêu khích và nhục mạ. Việc đột kích không thành coi như kết thúc một giai đoạn suy bại của Hoa Kỳ từ sau vụ Việt Nam nhưng cũng là nguồn cổ vơ lớn cho các phần tử Thánh chiến đă được Chính quyền Mỹ yểm trợ tại A Phú Hăn. Nhằm làm suy yếu Liên Xô. Với kết quả là biến nhiều đặc công xưng danh Thánh chiến thành hạt nhân của lực lượng al-Qaeda sau này.
Ngẫm lại như vậy, có lẽ ḿnh lại nhớ đến lời người xưa. "Nước có tuần, dân có vận!" May ra thành tích dù sao cũng là của Chính quyền Barack Obama sẽ xoay chuyển được tâm lư của dân Mỹ và đưa Hoa Kỳ ra khỏi thời tŕ trệ ngày nay. Hăy chờ xem.
(V́ tác giả Vũ Linh mắc bận, người viết được yêu cầu thay thế trong một ngày bận nhất tuần. Xin quư độc giả trở lại trang thường lệ của Vũ Linh vào Thứ Ba tới.)
VB
|