“Báu vật” của Hải quân Hoàng gia Thái Lan là tàu sân bay Chakri Naruebet. Thái Lan là nước đầu tiên và cũng là duy nhất ở Đông Nam Á sở hữu tàu sân bay.
Khi cơn băo nhiệt đới Gay tràn vào tỉnh Chumphon (Thái Lan) năm 1989. Hải quân Thái Lan là đơn vị chính chịu trách nhiệm t́m kiếm cứu nạn nhưng lại hoạt động thiếu hiệu quả do các tàu hải quân và máy bay không thể chống chịu thời tiết trên biển.
Nhu cầu cấp thiết đặt ra cho Hải quân Thái Lan khi đó là họ cần trang bị tàu cỡ lớn, công nghệ cao.
Kế hoạch ban đầu là Thái Lan kư hợp đồng với công ty Bremer Vulcan của Đức đóng tàu có lượng giăn nước 7.800 tấn. Nhưng tháng 7/1991, chính phủ Thái Lan đă hủy bỏ hợp đồng này.
Sau đó, tháng 3/1992, chính phủ Thái Lan và Tây Ban Nha kư kết thỏa thuận đóng mới tàu sân bay hạng nhẹ dựa trên thiết kế lớp tàu Principe de Asturias cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Chi phí đóng tàu này khoảng 336 triệu USD.
|
Tàu sân bay Chakri Naruebet – “báu vật” của Hải quân Hoàng gia Thái Lan |
Tháng 1/1996, “báu vật” Hải quân Hoàng gia mang tên Chakri Naruebet được hạ thủy. Quá tŕnh thử nghiệm trên biển tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 10/1996 tới tháng 1/1997 tại vùng biển Tây Ban Nha.
Tháng 8/1997, Chakri Naruebet đă được đưa về vùng biển Thái Lan. Tháng 10 cùng năm đó, tàu chính thức được biên chế vào Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
Tàu sân bay Chakri Naruebet đóng vai tṛ tàu đô đốc trong lực lượng hải quân. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là bảo vệ vùng biển Thái Lan, t́m kiếm và cứu nạn, tham gia hỗ trợ chiến dịch đổ bộ.
Đặc điểm thiết kế
Chakri Naruebet là tàu sân bay nhỏ nhất hoạt động trên thế giới. Tàu có lượng giăn nước 11.486 tấn, chiều dài tổng thể 182,65m, chiều dài boong phóng máy bay 174,1m.
|
Trên boong phóng máy bay với kiểu dốc ngiêng 12 độ. |
Thủy thủ đoàn trên tàu có 675 người gồm: 62 sĩ quan, 393 thủy thủ và 146 người thuộc phi hành đoàn.
Boong phóng máy bay Chakri Naruebet chế tạo theo kiểu dốc nghiêng 12 độ (đầu dốc ở phía trước đường băng). Kiểu thiết kế này phát triển dành cho máy bay V/STOL (cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng). Việc sử dụng bờ dốc tiết kiệm đáng kể nhiên liệu v́ không cần máy phóng. Như vậy tàu sân bay sẽ giảm trọng lượng, tính phức tạp và khoảng không cần thiết bố trí thiết bị.
Hệ thống điện tử trang bị cho Chakri Naruebet không đầy đủ, thiếu radar t́m kiếm trên biển và radar điều khiển hỏa lực. Nguyên nhân sự thiếu sót này có thể do thiếu kinh phí.
Hiện nay, Chakri Naruebet chỉ lắp radar t́m kiếm trên không tầm trung Raytheon AN/SPS-52C, radar định vị Kelvin Hughes, hệ thống định vị vệ tinh MX 1105 Transit/GPS Omega.
Theo thiết kế ban đầu, Chakri Naruebet phải được vũ trang tên lửa đối không Sea Sparrow kết hợp hệ thống ống phóng thẳng đứng Mk 41 và bốn pháo pḥng thủ tầm gần Phanlanx.
Nhưng cuối cùng, “con cưng” của Hải quân Hoàng gia chỉ lắp vũ khí pḥng không kém hơn.
Tàu trang bị hệ thống ống phóng Sadral bắn tên lửa đối không tầm ngắn Mistral. Tên lửa có tầm bắn tối đa 4km (trong khi Sea Sparrow có tầm bắn hơn 10km). Ngoài ra, c̣n có thêm hai súng máy pḥng không 12,7mm.
|
Việc thiếu đi hệ thống pḥng vệ mạnh buộc Chakri Naruebet cần tới đội tàu hộ tống. Trong ảnh là hai khinh hạm Knox hộ vệ tàu sân bay |
Động lực của tàu gồm: 2 động cơ tuốc bin khí General Electric LM2500 và 2 động cơ diesel MTU 16V1163 TB83 cho phép tàu đạt tốc độ tối đa 25,5 hải lư/h, tầm hoạt động 19.000 km (nếu chỉ chạy với tốc độ 12 hải lư/h).
Phi đội máy bay Chakri Naruebet
Năm 1998, chính phủ Thái Lan mua 7 chiếc AV-8S đă qua sử dụng từ Tây Ban Nha để biên chế phi đội trên Chakri Naruebet. Sau một thời gian sử dụng, năm 2003 họ có ư định thay thế AV-8S bằng chiến đấu cơ Sea Harrier từ Anh nhưng kế hoạch này vẫn “dậm chân tại chỗ”.
Đội bay của tàu c̣n có 6 trực thăng S-70B-7 Seahawk làm nhiệm vụ chống ngầm, t́m kiếm cứu nạn.
|
Trực thăng và chiến đấu cơ AV-8S trên boong tàu. |
Với thiết kế của Chakri Naruebet cho phép nó mang 6-8 chiếc AV-8S Matador và 4-6 chiếc S-70B. Hoặc nếu cần thiết th́ tàu chở 14 trực thăng các loại.
Hiệu quả hoạt động
Kể từ khi chính thức đi vào phục vụ trong Hải quân Thái Lan. Tàu sân bay Chakri Naruebet hoàn thành tốt nhiệm vụ t́m kiếm, cứu nạn, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai.
Từ tháng 4 tới tháng 7/1997, Chakri Naruebet được điều động tham gia khắc phục hậu quả do cơn băo Linda gây ra. Nhiệm vụ chính của tàu sân bay là t́m kiếm và hỗ trợ bất kỳ tàu đánh cá nào bị ảnh hưởng bởi cơn băo.
Tháng 11/2000, lũ lụt lớn xảy ra ở tỉnh Songkhla, tàu Chakri Naruebet neo tại một bến cảng đảo Songkhla và sử dụng để vận chuyển nhu yếu phẩm, hỗ trợ người bị nạn.
Năm 2004, trong đợt sóng thần kinh hoàng quét qua khu nghỉ nổi tiếng Phuket. Tàu tham gia cấp cứu người bị nạn, sửa chữa các cơ sở trường học và chính phủ.
Tháng 11/2010, con tàu tiếp tục cứu trợ lũ lụt ở Thái Lan. Trực thăng xuất phát từ tàu vận chuyển thực phẩm tới người dân, nhiều người bị thương nặng được sơ tán lên tàu.
theo KHĐS