Bất chấp dư luận lên án, loại nhạc “chợ” gây sốc như Vấp cục đá, Người ấy và con cha phải chọn, Bất ngờ anh yêu người cùng phái… vẫn cứ trăm hoa đua nở.
Một khi đă sống với không khí âm nhạc của Phạm Duy, Trịnh Công Sơn hay Ngô Thụy Miên…, hẳn người nghe sẽ phải giật ḿnh bàng hoàng khi nh́n thấy danh mục bài hát đăng trên các trang mạng hay trong băng đĩa sao chép lậu thời gian gần đây.
Rất dễ nhận diện những ca khúc được xếp loại nhạc “chợ”, bởi những tác giả của chúng dường như đă quyết tâm gây sốc ngay từ cái tựa giật gân: Theo t́nh t́nh phụ phụ t́nh t́nh theo, Thế giới thứ ba, Buông xuôi cho số kiếp, Vọng cổ teen, OK chia tay, Vấp cục đá, Người ấy và con cha phải chọn…
Người đẹp Phi Thanh Vân và ca khúc Da nâu bị dư luận chỉ trích là “thảm họa” nhạc pop Việt.
Chủ đề “ăn khách: đồng tính, phụ t́nh và nghịch cảnh
Lối viết ca từ theo chủ nghĩa tự nhiên là đặc điểm lớn, chi phối toàn bộ những ca khúc nhạc “chợ”. Ăn nói thế nào th́ ca từ thế ấy, bộc trực và dứt khoát, không bận tâm gọt giũa, làm đẹp lời ca bằng những h́nh ảnh mang tính thơ ca, hoặc nếu có, phải là h́nh ảnh “văn mẫu” kiểu như lang thang trên phố mưa rơi, cô đơn bên chiếc gối sầu… Chưa kể, các tác giả thường cố gắng đưa vào những từ ngữ thời thượng, dăm ba câu tiếng nước ngoài để “gần gũi” với lối sống của người nghe.
Có rất nhiều ví dụ cho lối viết này: “Người đàn ông tham lam chính là anh, một bàn tay năm ngón anh chẳng biết chọn ai…”, (Người đàn ông tham lam). “Th́ thôi anh nhé, thôi về đi bao t́nh nhân đang chờ anh, nhớ mong anh ḱa… Thôi th́ thôi nhé không cần nữa đâu… Nếu yêu phải tin vào đối phương người ơi… (Nếu ta c̣n yêu nhau). “Mặc dù đầu ấp tay gối, th́ tâm trí của em vẫn không thuộc về anh. Lương tâm em đổi thay v́ em thích vui hơn là yêu” (Giọt nước mắt chảy ngược)…
Ngoài cách gây ấn tượng ban đầu bằng cái tựa trần trụi, nội dung nhạc “chợ” thường quanh quẩn ở các chủ đề phụ t́nh, bội bạc, đau khổ và than trách phận nghèo bằng ca từ năo nề, thê lương, ủy mị và sướt mướt.
Cá biệt, một số đi vào khai thác những chủ đề gây tranh căi như đồng tính, người lưỡng giới hay cờ bạc một cách trực diện, thậm chí thô thiển. Ví dụ, “Chỉ v́ tôi là đồng tính có lư riêng của ḿnh, kiếp sau tôi sẽ không là đàn ông…” (Kiếp đàn bà thân xác đàn ông). Hay, “Oán trách anh chi người ơi giờ đây đừng nói. Bởi lẽ anh đây và em không ai muốn thế này. Th́ giờ anh nói đă trót phải ḷng với anh ta…” (Bất ngờ anh yêu người cùng phái). Nói nghe nè, là ngày hôm qua đó tôi nằm mơ thấy con cầy cắn tui, chó nhỏ 11 chiều nay nó sẽ ra, bạn hăy đánh bao lô 11 đi, ôi thôi rồi 11 ra ngay chóc…” (Kiếp đánh đề).
Cổ súy và phổ biến cho ḍng ca khúc trên là lớp ca sĩ mới đặc sệt tham vọng trở thành người nổi tiếng nhưng lại không đặt nặng chuyện rèn luyện tài năng. Nhờ khả năng tài chính hùng mạnh, ngoại h́nh bắt mắt, chịu khó đầu tư về vũ đạo, h́nh ảnh, họ dễ dàng bước chân vào làng giải trí. Chưa kể, công nghệ lăng xê của ông bầu và ê kíp làm việc đứng đằng sau với đủ các chiêu tṛ gây x́ căng đan, kiếm show diễn, ra băng đĩa… đă giúp họ nhanh chóng được khán giả biết tới.
Giới chuyên môn cho rằng các nhạc sĩ cũng phải chịu phần nào trách nhiệm khi chạy theo thị hiếu một cách dễ dăi. Làm được một ca khúc ăn khách th́ không bao lâu sau đó đẻ thêm những bài na ná tiếp theo, kiểu như Kiếp đỏ đen rồi thêm Kiếp bán độ.
“Nhạc nh́n” lấn át “nhạc nghe”
Ngay khi xuất hiện vào cách nay vài năm, ḍng ca khúc nhạc “chợ” với ca từ gây sốc, không đề cao tính nghệ thuật, mà chỉ được sản sinh ra để đáp ứng nhu cầu giải trí đơn thuần của một bộ phận người nghe… đă gây không ít tranh căi. Thế nhưng, bất chấp sự lên án của dư luận, có thể nói ḍng nhạc này vẫn “sống dai” và tiếp tục trăm hoa đua nở.
Lư giải cho thực trạng này, có lẽ cần xét đến yếu tố cung – cầu theo đúng quy luật của thị trường giải trí. Giới chuyên môn cho rằng, trên thực tế, một bộ phận giới trẻ không thích những bài hát có ca từ trau truốt, bóng bẩy. Các bạn cho rằng nghe nhạc chủ yếu là để giải trí, ca từ càng “teen”, càng dễ hiểu, gần gũi với lời ăn tiếng nói của các bạn th́ các bạn càng thích.
Ḍng ca khúc gây sốc được cho sản phẩm của lớp ca sĩ mới
chịu khó đầu tư về phần nh́n trong tiết mục tŕnh diễn.
Nhưng ư kiến bi quan hơn th́ cho rằng, thẩm mỹ âm nhạc của giới trẻ đang có vấn đề. Những ǵ họ thích nghe đều thiếu chiều sâu và dễ dăi, tạo cơ hội cho cho những nhạc phẩm thiếu tính nghệ thuật, lời ca ngô nghê, sáo rỗng ồ ạt ra đời.
Tại một cuộc hội thảo mới đây bàn về thị hiếu thẩm mỹ của giới trẻ, thạc sĩ Nguyễn Hải Nguyên ở trường ĐH KHXH & NV TP.HCM nêu nhận xét: Khi phỏng vấn sâu một số sinh viên, ông nhận thấy thời đại nghe nh́n đă tạo nên xu hướng và thói quen thưởng thức âm nhạc… bằng mắt hơn bằng tai ở một bộ phận thanh niên. Bằng chứng là sở thích nghe nhạc Hàn hay nhạc Hoa, “dù nghe không hiểu ǵ hết nhưng họ nhảy rất đẹp và clip cũng rất độc đáo, mấy bạn trong lớp em đa số cũng thích giống em”, một sinh viên trả lời.
Mặt khác, sự du nhập các ḍng văn hóa nước ngoài làm nhạc trẻ phong phú hơn, đồng thời cũng phức tạp hơn, thể hiện ở sự phát sinh hip hop, rap, R & B... – những thể loại nhạc có thể khiến người lớn tuổi phải nhíu mày bởi “không biết ca sĩ đang đọc hay đang hát”. Chưa kể, sự bùng nổ của công nghệ thông tin khiến những sản phẩm âm nhạc này ngày càng có tốc độ lan truyền nhanh hơn trên quy mô không biên giới nhờ các phương tiện, trang điện tử cho phép chia sẻ âm nhạc trực tuyến.
Theo Khải Trí/Vietnamnet