Với việc đương kim Tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế - IMF người Pháp từ chức vào hôm qua, một số nền kinh tế đang vươn lên đă tỏ rơ ư muốn đưa đại diện của ḿnh lên thay thế. Trong số các nước này, có các cường quốc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ hay Nhật Bản. Tuy nhiên, theo giới phân tích, t́nh h́nh chưa chín muồi để châu Á có thể lên cầm cân nẩy mực IMF.
Cuộc họp tại trụ sở chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Washington dưới sự chủ tọa của ông John Lipsky, 18/5/2011.
REUTERS/Stephen Jaffe/IMF Photograph/Handout
Các nước đang vươn lên phải được quyền có đại diện tại ban lănh đạo của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế. Phản ứng của bộ Ngoại giao Trung Quốc vào hôm nay, sau vụ Tổng giám đốc IMF Dominique Strauss-Kahn từ chức, đă thể hiện rơ ao ước của Bắc Kinh, muốn một người Trung Quốc lên lănh đạo định chế quốc tế này.
Nếu ước muốn đó đă chỉ được phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc gợi lên một cách gián tiếp, th́ báo chí nước này đă có những nhận định thẳng thừng hơn. Theo hăng AFP, các phương tiện truyền thông Trung Quốc vào hôm nay đă không ngần ngại dự đoán rằng ông Chu Dân, cựu phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, nguyên là cố vấn cho Tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế Dominique Strauss-Kahn vừa từ nhiệm, rất có thể sẽ được lên kế nhiệm.
Cơ sở khiến Bắc Kinh hy vọng, đó là sự đóng góp ngày càng nhiều của Trung Quốc vào IMF. Sau quyết định cải cách IMF được công bố cuối tháng 11 vừa qua, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia đứng hàng thứ ba về đóng góp vào Quỹ, chỉ thua có Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Tuy nhiên, ngay từ khi bùng lên vụ tai tiếng liên quan đến ông Strauss-Kahn, châu Âu đă bắn tin cho biết là sẽ không từ bỏ chức lănh đạo mà từ trước đến nay vẫn được dành cho ḿnh. Sau thủ tướng Đức Angela Merkel, hôm nay đến lượt bộ trưởng đặc trách châu Âu của Pháp cho rằng châu Âu phải giữ một « vai tṛ quan trọng » tại Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế. Lư rất đơn giản : Châu Âu gộp lại là khối đóng góp nhiều nhất cho IMF.
Theo các nhà quan sát, phản ứng của châu Âu như kể trên cho thấy là trước mắt, châu Á khó có thể toại nguyện trong ư định lên làm lănh đạo IMF, cho dù trọng lượng kinh tế của châu lục này càng lúc càng quan trọng.
Một nguyên nhân khác là, trái với châu Âu, châu Á chưa thể đoàn kết được với nhau để chọn ra một ứng viên thống nhất. Theo ông Julius Caesar Parennas, thuộc Viện Tiền tệ tại Tokyo, "Nhiều nước châu Á có dự trù đưa người của ḿnh ra ứng cử (vào chức Tổng giám đốc IMF), nhưng họ đă không suy nghĩ về vấn đề này ở cấp độ khu vực." Do vậy, theo chuyên gia này, châu Á không có đồng thuận trên một ứng cử viên nhất định.
Không phải chờ đến khi ông Strauss-Kahn bị tai tiếng th́ việc kế nhiệm ông mới được đặt ra. Vấn đề này đă được gợi lên từ trước đó, mà gần đây nhất, là nhân Hội nghị của Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Hà Nội. Theo ông Parennas, bộ trưởng Kinh tế Pháp bà Christine Lagarde đă hiện diện trong hội nghị đó và "dường như một số bộ trưởng Tài chính châu Á đă bày tỏ thái độ ủng hộ việc bà ứng cử vào chức Tổng giám đốc IMF".
Điểm đáng chú ư là tên tuổi của bộ trưởng Kinh tế Pháp được nhắc đến trong tư cách là người kế nhiệm ông Strauss-Kahn nhiều hơn là hai người châu Á - Montek Singh Ahluwalia, 67 tuổi, phó giám đốc Ủy ban Kế hoạch của Ấn Độ, và Tharman Shanmugaratnam, 54 tuổi, bộ trưởng bộ Tài chính Singapore.
C̣n theo ông Simon Tay, Chủ tịch Học viện Ngoại giao Singapore, ngay cả khi các nước châu Á muốn băi bỏ thông lệ dành chức lănh đạo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế cho một người châu Âu, họ cũng phải tính đến t́nh trạng hiện nay là IMF phải xử lư cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Cục diện này cần một người có kinh nghiệm, mà hiện nay, chỉ có người châu Âu mới hội đủ điều kiện đó.
Tóm lại, khả năng châu Á đưa được một người của ḿnh lên nắm Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế c̣n rất xa vời. Thế nhưng, về lâu về dài th́ triển vọng đó không thể loại trừ. Ông Rajiv Biswas, trưởng nhóm chuyên gia kinh tế đặc trách châu Á – Thái B́nh Dương tại công ty tham vấn IHS Global Insight ở Singapore đă cảnh báo là cuộc tranh luận chỉ mới bắt đầu, và những truyền thống có từ sau thế chiến thứ hai hồi giữa thế kỷ 20 là những "tàn tích hậu thuộc địa phải được nhanh chóng loại bỏ."
Chuyên gia này kết luận : "Với sự nổi lên của Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia, cùng với sức mạnh của Nhật Bản, trọng lượng của vùng châu Á – Thái B́nh Dương đang tăng lên". Thực tế này sẽ buộc các nước công nghiệp phương Tây - cho đến nay vẫn chi phối IMF - phải thay đổi thái độ.
theo rfi