Vụ TQ cắt dây cáp tàu VN
BẮC KINH 28-5 (TH) - Bắc Kinh hôm Thứ Bảy đổ vạ cho Hà Nội vi phạm một thỏa thuận giữa hai nước, dẫn đến chuyện tàu tuần Trung Quốc cắt cáp tàu thăm ḍ địa chấn ḷng biển của Việt Nam hai ngày trước đó.
Bản đồ vị trí tàu thăm ḍ B́nh Minh 02 bị ba tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp ở khu vực lô 148 cách đường cơ sở (bờ biển) tỉnh Phú Yên 120 hải lư. (H́nh: TTXVN)
Trong vụ này, một chiếc tàu thăm ḍ địa chấn của PetroVietnam, đang khảo sát ngoài khơi Phú Yên, th́ bị 3 tàu tuần của Trung Quốc mà họ gọi là “hải giám” tiến đến “thả dây cáp, cắt cáp thăm ḍ của tàu B́nh Minh 02”, theo Thông Tấn Xă Việt Nam.
TTXVN nói “đại diện Bộ Ngoại Giao đă gặp đại diện đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động nói trên của Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành vi vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.”
Ngược lại với những cáo buộc của Hà Nội, Bắc Kinh đổ lỗi cho Việt Nam là đă vi phạm thỏa hiệp giữa hai nước về vấn đề này.
“Lập trường của Trung Quốc về biển Đông rất rơ rệt và không thay đổi.” Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Jiang Yu (Khương Du) nói tại Bắc Kinh “Chúng tôi chống các lại hoạt động dầu khí do Việt Nam tiến hành; những hành động này đi ngược lại lợi ích và quyền pháp lư của Trung Quốc trên biển Đông và vi phạm thỏa hiệp đă đạt được giữa hai nước về vấn đề này.”
Thông tấn Reuters thuật lời bà Jiang Yu nói thêm rằng “Trung Quốc cam kết ǵn giữ ḥa b́nh và ổn định trên biển Đông. Chúng tôi sẵn sàng làm việc chung với các bên liên quan để t́m giải pháp cho các tranh chấp”.
Tuy tố cáo phía Việt Nam “vi phạm thỏa hiệp đă đạt được giữa hai nước về vấn đề này,” bà Jiang Yu không cung cấp thêm chi tiết ǵ về thỏa hiệp này.
Vụ tấn công
Chi tiết vụ tàu Trung Quốc ngăn chặn và cắt dây cáp tàu Việt Nam được một viên chức Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Petro Vietnam nói trong cuộc họp báo ở Hà Nội hôm Thứ Sáu. Theo tường thuật của Thông Tấn Xă Việt Nam, tàu thăm ḍ địa chấn B́nh Minh 02 lúc đó đang khảo sát ở các lô 125, 126, 148 và 149 trên thềm lục địa Việt Nam.
Tàu này đă khảo sát một đợt vào năm ngoái và từ tháng 3 đến nay, tàu này tiến hành đợt 2. Nơi tàu B́nh Minh 02 bị cắt cáp nằm ở lô 148, cách đường cơ sở tỉnh Phú Yên 120 hải lư. TTXVN cũng thuật lại buổi họp báo của viên chức Petro Vietnam, trong đó viên chức này tố cáo tàu Trung Quốc đổ cho tàu B́nh Minh 02 “vi phạm chủ quyền của Trung Quốc”.
Tàu B́nh Minh 02 có một số “tàu bảo vệ”. Tuy nhiên, các tàu này lại không thấy có hành động ǵ khi tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp và uy hiếp cái tàu ḿnh phải “bảo vệ”.
Hà Nội nói Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam khi ngang ngược cắt dây cáp ḍ t́m dầu khí của tàu Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên thềm lục địa. Ngược lại, Trung Quốc lại nói Việt Nam xâm phạm quyền pháp lư của Bắc Kinh trên biển Đông.
Theo Công Ước Quốc Tế về Luật Biển th́ đặc quyền kinh tế của một quốc gia trên thềm lục địa kéo dài 200 hải lư tính từ đường cơ sở (bờ biển). Trong trường hợp này, vụ việc xảy ra cách bờ biển Phú Yên 120 hải lư, tức sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nếu như lời tuyên bố của Khương Du, vùng đặc quyền kinh tế trên thềm lục địa của Việt Nam không tới 120 hải lư? Việt Nam đồng ư với Bắc Kinh như vậy dù trên nguyên tắc tới 200 hải lư? Không những vậy, các nước c̣n có thể xác định thềm lục địa ra bên ngoài giới hạn này gọi là thềm lục địa mở rộng, tới 350 hải lư tính từ đường cơ sở.
Thỏa thuận về t́m dầu?
V́ phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói về một thỏa thuận giữa hai nước về vấn đề t́m dầu, một câu hỏi được đặt ra ở đây là nhà cầm quyền Hà Nội đă có những thỏa thuận ngầm ǵ với Trung Quốc về vấn đề ḍ t́m, khai thác dầu khí trên biển Đông với Trung Quốc mà không hề công bố cho dân biết? Lời tuyên bố của bà Jiang Yu đại diện Bắc Kinh là sự bịa đặt, hay thực sự Hà Nội đă làm ngược với điều đă thuận với Bắc Kinh?
Có rất nhiều dấu hỏi được đặt ra ở đây mà chỉ có Bắc Kinh hoặc Hà Nội mới có câu trả lời.
Trong khi Bắc Kinh đổ tội cho Hà Nội vi phạm thỏa thuận liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo và khai thác dầu khí biển Đông, hồi tháng 10 năm ngoái, Bắc Kinh đă cho tàu ḍ t́m hoạt động ở khu vực đảo Tri Tôn, đảo phía Nam của quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam vẫn xác định chủ quyền. Quần đảo này Bắc Kinh đă cướp của Việt Nam từ tháng 1 năm 1974.
Tuần qua, Bắc Kinh loan báo chuẩn bị đưa dàn khoan lớn nhất do họ mới chế tạo đến một khu vực ở biển Đông để t́m dầu từ tháng 7, 2011. Không ai biết tàu này sẽ được đặt ở đâu v́ đến nay Bắc Kinh vẫn giữ bí mật.
Ngày 7 tháng 5 năm 2009 rồi lập lại ngày 14 tháng 4 năm 2011, Bắc Kinh gửi công hàm cho Ủy Ban Luật Biển Quốc Tế (UNCLOS) tuyên bố hơn 80% biển Đông nằm trong phạm vi h́nh chữ U thường được gọi là “Lưỡi Ḅ” là thuộc chủ quyền của Trung Quốc “không thể tranh căi”. Việt Nam, cả hai dịp, đều đưa công hàm phản bác yêu sách “Lưỡi Ḅ” ngang ngược của Bắc Kinh.
Toàn thể biển Đông, trong đó có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, rộng 1.7 triệu km2. Trung Quốc đ̣i chiếm như vậy đến hơn 1.36 triệu km2. Nhiều khu vực của Việt Nam, Phi Luật Tân, Indonesia và Brunei bị lấn rất sâu vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lư.
Ngày 14 tháng 4, 2011 khi tiếp Tướng Quách Bá Hùng, phó chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc, báo đài chính thức ở Việt Nam thuật lời ông Phùng Quang Thanh, bộ trưởng quốc pḥng Việt Nam nói rằng hai bên “chia sẻ quan điểm không cần né tránh vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và phải giải quyết bằng đàm phán ḥa b́nh”.
Dầu khí ngoại quốc bỏ hợp đồng với Việt Nam
Ngày 3 tháng 6 tới đây, một diễn đàn về an ninh khu vực sẽ được tổ chức ở Singapore mà tin tức cho hay có cả sự tham dự của Lương Quang Liệt, bộ trưởng quốc pḥng Trung Quốc. Trên diễn đàn này hồi năm ngoái, Bộ Trưởng Quốc Pḥng Mỹ Robert Gates tuyên bố Hoa Kỳ chống lại tất cả các hành động đe dọa các công ty hoạt động trên biển.
Các công ty dầu khí Anh Quốc và Hoa Kỳ đă phải từ bỏ hợp đồng ḍ t́m dầu kư với Việt Nam sau khi bị Bắc Kinh đe dọa.
Talisman, công ty dầu khí lớn hàng thứ 3 của Canada gần đây loan báo năm nay sẽ khoan thăm ḍ tại các lô 133 và 134 kư với Việt Nam nhưng các lô này cũng bị Trung Quốc gọi là lô WAB-21 ở bên trong vùng “Lưỡi Ḅ”. Theo hăng tin Bloomberg thuật lời James Edmiston, giám đốc điều hành công ty dầu khí ở Houston Hoa Kỳ là Harvest Natural Resources Inc., rằng Trung Quốc “đă biểu lộ họ rất quan tâm đối với chuyện này và họ có thể can thiệp cách này hay cách khác”.
Tháng 10 năm ngoái, tàu kéo dây cáp ḍ t́m ty dầu khí của công ty Úc, Neon Energy, đă do 4 tàu hải quân Việt Nam hộ tống.
Công ty Exxon Mobil loan báo hồi tháng 3 vừa qua là khoan t́m dầu khí trong tháng 4 tại lô 119 (thềm lục địa ngoài khơi Đà Nẵng, Quảng Ngăi) kư với Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam. Không thấy có tin tức ǵ loan báo hoạt động của Exxon-Mobil ở đây có gặp trở ngại ǵ không và công tác đă hoàn tất chưa.
Năm 2008, Exxon Mobil đă phải từ bỏ ḍ t́m dầu khí ở các lô 135 và 136, khu vực Tư Chính - Vũng Mây thuộc bồn trũng Nam Côn Sơn. Trước đó, năm 2007, công ty Anh quốc BP cũng bỏ chạy khỏi một lô khác ở Nam Côn Sơn. Cả hai công ty BP và Exxon Mobil đă bị áp lực của Trung Quốc.
theo nv