R8 Vơ Lâm Chí Tôn
Join Date: Jun 2009
Location: US
Posts: 17,796
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 33
|
Người “nói” tiếng của hơn 200 loài chim
Hàng ngày anh Trương Cảm, Trạm trưởng trạm kiểm lâm, vườn quốc gia Bạch Mă, tỉnh Thừa Thiên- Huế đă dùng khả năng đặc biệt: “Nói” ngôn ngữ của hơn 200 loài chim “tấu” lên từng hồi… để kiểm tra rừng có được “b́nh yên vô sự không”.
“Nói” rành tiếng chim
Chỉ cần hỏi anh Trương Cảm ở vườn quốc gia Bạch Mă người dân xứ Huế ai cũng biết. Sở dĩ như vậy là do anh có tài “nói” được ngôn ngữ của hơn 200 loài chim. Cảm phục trước tài năng của anh nên mọi người thường gọi đùa anh với cái tên thân thiện “Cảm- nghệ sỹ của rừng núi!”.
Biết được ư định của chúng tôi, anh Cảm không ngần ngại tŕnh diễn tài nghệ đặc biệt có một không hai của ḿnh. “Nghệ sỹ” Cảm lần lượt “tấu” lên những bản nhạc bằng tiếng chim. Những tiếng “huưt, róc, cúc cù... cù…” thay nhau vang lên đủ cung bậc y hệt tiếng chim thật. Mỗi lần giả tiếng chim hót, anh Cảm lại uốn lưỡi, rướn cổ, há miệng để cho ra chất giọng như ư muốn.
"Nghệ sỹ" Cảm biểu diễn tài năng nói tiếng chim của ḿnh
“Từ nhỏ tôi đă vào rừng làm rẫy nên thân thuộc với cuộc sống hoang dă. Sau những giờ lao động mệt nhọc, tôi t́m niềm vui bên những chú chim rừng và từ đó mê luôn tiếng chim hót. Nhiều hôm mải nghe quên cả việc kiếm củi, đến lúc mọi người đầy gánh ra về th́ ḿnh vẫn chưa có một que củi nào, may mà bạn bè thương t́nh xúm nhau lại nhặt góp củi giùm cho”- anh Cảm kể lại.
“Cứ mỗi lần vào rừng hễ nghe chim hót là ḿnh tập hót theo, lâu ngày thành thói quen. Tập một lần chưa được ḿnh lại tập đến cả trăm lần, có khi tập vài ba tháng trời vẫn chưa “hát” được tiếng của một loại chim. Bây giờ có thể nhận biết từng loài chim qua tiếng hót là nhờ cả quá tŕnh phấn đấu và khổ luyện ”, anh Cảm từ hào kể.
Theo anh Cảm, để hót được tiếng chim như thật, ngoài việc điều chỉnh được âm lượng của giọng đ̣i hỏi người hót phải đam mê thực sự và có chí kiên tŕ. V́ một giống chim đă có đến hàng chục giọng hót khác nhau như: Tiếng chim đực, chim cái, tiếng gọi bầy đi ăn, tiếng báo kẻ địch, tiếng gọi bạn t́nh. Tất cả đều được biểu hiện rơ ràng qua từng giai điệu và cung bậc khác nhau. Tiếng chim gọi nhau đi ăn thường gấp gáp, kéo dài từng hồi, c̣n khi có kẻ địch tiếng chim trở nên thất thanh, kêu theo từng nhóm, vừa kêu vừa bay nháo nhác nhằm báo cho đồng loài biết.
Biểu diễn một vài “chiêu thức” gọi chim, anh Cảm dùng hai bàn tay vỗ mạnh vào nhau theo nhịp đều, lập tức tiếng chim sẽ hót đáp trả v́ tưởng rằng có chim nơi khác đến giương oai, thách thức.
Cầm cuốn sổ ghi chép các loài chim trên tay, anh Cảm lần lượt giới thiệu từng trang và khẳng định có thể bắt chước tiếng hót của hơn 200 loài trong tổng số 358 loài chim sinh sống tại vườn quốc gia Bạch Mă. Chưa kịp dứt câu, anh Cảm cất giọng hót một mạch những tiếng chim khác nhau. Vừa hót vừa minh hoạ bằng tay, anh Cảm giải thích, “tiếng cu đực này- tiếng cu cái này- c̣n đây là tiếng khướu”…
Bắt “lâm tặc” nhờ “nói”tiếng chim
Nói về việc tuần tra bảo vệ rừng có một không hai này, anh Cảm cho hay: Cả trạm chỉ có 10 anh em nhưng phải canh giữ một diện tích rừng rất lớn nên không thể cùng lúc có mặt ở mọi nơi. Một lần mọi người đang ăn trưa chợt nghe tiếng chim bay nháo nhác, đoán có chuyện chẳng lành, mấy anh em lập tức có mặt ở địa điểm trên mới phát hiện rằng lâm tặc đang phá rừng. Khi kiểm lâm đến nơi chúng đă nhanh chân tẩu thoát, chỉ c̣n lại những tang vật như cưa máy, ŕu… nằm ngổn ngang khắp nơi. Sau lần đó tôi mới nghĩ rằng tại sao ḿnh không căn cứ vào chim thú để kiểm tra rừng? Đất lành chim đậu mà.
Từ suy nghĩ đó, anh Cảm đă mạnh dạn đổi mới công tác tuần tra, bảo vệ rừng của trạm. Anh nhắc nhở mọi người chú ư t́m hiểu loài chim sống ở các khu vực khác nhau trong rừng. Lúc đầu nhiều người thắc mắc bởi công việc “ḱ quặc” của sếp ḿnh nhưng khi đă rơ chuyện th́ ai nấy đều thán phục. “Mỗi lần đi tuần đến đâu chỉ cần hót tiếng chim sống ở đó, nếu có tiếng chim trả lời chứng tỏ rừng b́nh yên, không có lâm tặc. Khu vực nào có nghi vấn tôi sẽ cho lực lượng mai phục, tăng cường tuần tra”- anh Cảm tiết lộ.
"Nghệ sỹ" Cảm tuần tra rừng chỉ cần tấu lên từng hồi tiếng chim
"B́nh thường khi gơ nhẹ vào hốc cây, chim trĩ, sao… sẽ kêu lên đáp trả, nhưng hôm đó anh Cảm gơ măi mà không thấy tiếng chim trả lời. Nghi vấn đă có lâm tặc vào săn bắt nên cả đội quyết định mật phục. Ba đối tượng săn bắt động vật trái phép với đầy đủ tang vật như bẫy chim, lồng sắt, chim mồi…đă bị bắt giữ”, một kiểm lâm viên kể lại.
Tâm huyết với sự nghiệp giữ rừng, Trạm trưởng Trương Cảm đă tận t́nh “truyền nghề” đặc biệt lại cho các anh em trong đội để áp dụng “phương thức” mới vào công tác tuần tra, bảo vệ rừng.
“Ai cũng nghĩ tập hót tiếng chim chỉ để cho vui, nhưng không phải vậy, nắm bắt được tập tính từng loài chim sẽ rất có ích trong công tác bảo vệ rừng; đảm bảo hiệu quả công việc trong hoàn cảnh hạn chế nhân lực như hiện nay”- anh Cảm khẳng định.
Kiểm lâm kiêm hướng dẫn viên du lịch
Mỗi lần có đoàn tham quan về Bạch Mă người ta lại thấy một hướng dẫn viên tuổi trung niên hăm hở dẫn đường, thuyết minh. Đó chính là Trạm trưởng trạm kiểm lâm số 1, Trương Cảm. Được biết anh Trương Cảm đă từng dẫn đường cho nhiều nguyên thủ quốc gia khi đến vườn quốc gia Bạch Mă thăm quan và thị sát…
Linh Linh
(PLXH)
|