Nguy cơ một cuộc chiến ở Biển Đông? - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 06-01-2011   #1
adams
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
adams's Avatar
 
Join Date: Jun 2009
Location: US
Posts: 17,796
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 33
adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1
Default Nguy cơ một cuộc chiến ở Biển Đông?

Nguy cơ một cuộc chiến ở Biển Đông?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-06-01



Vị trí tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu B́nh Minh 02 của Việt Nam thể hiện rơ Trung Quốc đă xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam đối với thềm lục địa của ḿnh. Source Vietnamnet

Những tuyên bố của bà Khương Du, người phát ngôn của bộ ngoại giao Trung Quốc sau khi vụ tàu B́nh Minh 02 bị 3 chiếc tàu Hải chính của Trung Quốc bao vây, cắt dây cable đang làm cho không những dư luận Việt Nam trong và ngoài nước quan tâm mà các nước trong khu vực cũng đang xét lại những hành động của Trung Quốc đối với vấn đề này. Mặc Lâm có bài viết sau đây.

Chiến lược đánh đ̣n phủ đầu của Trung Quốc


Sau khi vụ tàu B́nh Minh 02 xảy ra, ngay lập tức đánh động sự quan tâm và dè chừng của các nước khác trong khu vực, đặc biệt đối với Trung Quốc là nước có sức mạnh được xem là bao trùm tất cả các nước thuộc khối ASEAN.

So với những vụ va chạm trong quá khứ của Trung Quốc đối với Việt Nam th́ lần này mức độ và mục đích của Trung Quốc nghiêm trọng hơn rất nhiều. Địa điểm mà tàu Trung Quốc xuất hiện và bao vây tàu B́nh Minh chỉ cách mũi Đại Lănh của tỉnh Phú Yên chỉ 120 hải lư. Khu vực này đă được luật biển quốc tế công nhận là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Tất cả những hăng tin quốc tế trong đó có Reuters ghi nhận việc này xảy ra tại địa điểm cách bờ biển Trung Nam bộ của Việt Nam khoảng 120 hải lư và cách bờ biển đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 340 hải lư.

Trước sự việc này Giáo sư Carl Thayer, giáo sư khoa Nhân Văn và Xă Hội Học tại Đại Học New South Wales, Úc Châu. Ông là chuyên gia nghiên cứu quân sự, kiêm giám đốc diễn đàn Nghiên Cứu Quốc Pḥng cho biết những nhận định của ông:

"Hành động cắt dây cable của Trung Quốc trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam đă vi phạm luật biển quốc tế và làm cho vùng biển này không c̣n an toàn như trước. Tàu Việt Nam đang làm việc trong vùng biển đặc quyền kinh tế mà Công ước về luật biển quốc tế đă quy định cho họ. Hành động này rơ ràng đă chấm dứt những ǵ lạc quan nhất mà Trung Quốc và ASEAN đă và đang thương thảo về biển Đông, hay c̣n được Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa. Vấn đề này cũng làm cho Hoa Kỳ quan tâm và một lần nữa vấn đề biển Đông sẽ là nghị tŕnh quan trọng nhất trên bàn làm việc của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ."

Sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng chống đối hành vi này của Trung Quốc th́ bà Khương Du người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Việt Nam cần tránh tạo “những sự cố mới” tại Biển Đông. Bà Khương Du khẳng định:

"Các hoạt động thực thi mà các tàu hàng hải của Trung Quốc đă tiến hành đối với các hoạt động bất hợp pháp của tàu Việt Nam là hoàn toàn hợp lư”.

Thậm chí, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc c̣n yêu cầu phía Việt Nam chấm dứt ngay các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Trung quốc và tránh tạo ra những sự cố mới.

Bà Khương Du cũng mạnh mẽ nói rằng tàu hải giám của Trung Quốc đă thực thi hành động chấp pháp đối với tàu Việt Nam đang hoạt động phi pháp trên vùng biển của Trung Quốc. Bà Du khẳng định hành động này của Trung Quốc là hoàn toàn chính đáng. Trung Quốc yêu cầu phía Việt Nam lập tức dừng mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền lănh hải không được tạo ra những vụ tranh chấp mới trong vùng biển của Trung Quốc.

Tất cả những lập luận khá lạ lùng này chủ yếu căn cứ trên tấm bản đồ mà Trung Quốc tự vẽ ra mang tên Đường Lưỡi ḅ, trong đó khu vực thuộc về Trung Quốc chiếm tới 80% của tổng diện tích Biển Đông. Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên đại học luật TPHCM cho biết những nhận định của ông:

"Rơ ràng tại sao Trung Quốc lại hành động trong lúc này. Sau cuộc viếng thăm Indonisia và Philippines của Bộ trưởng quốc pḥng Lương Quang Liệt. Thứ hai là qua hành động vừa rồi và đặc biệt tuyên bố mới đây nhất của bà Khương Du cho thấy một vấn đề là Trung Quốc muốn biến đường lưỡi ḅ trở thành sự thực và cho rằng tất cả vùng biển nằm trong vùng đường lưỡi ḅ là thuộc khu vực tranh chấp, và như vậy nếu các quốc gia chấp nhận vùng tranh chấp đó th́ Trung Quốc đă đặt một cái tḥng lọng sẵn: đó là giải pháp gác tranh chấp lại để cùng khai thác!"

Hoa Kỳ sẽ có phản ứng?

Việc làm sai trái của Trung Quốc làm cho không riêng Việt Nam bức xúc mà các nước trong cả khu vực cũng rất quan tâm. Ngày 31 tháng 5 vừa qua cuộc hội thảo quốc tế "Triển vọng hợp tác, những vấn đề hội tụ và động lực ở Biển Đông", do Trung tâm Habibie của Indonesia phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu chiến lược châu Á (CASS) của Ấn Độ đồng tổ chức, đă thúc đẩy trung Quốc và ASEAN hợp tác với nhau chặt chẽ hơn nữa nhằm tránh gây bất ổn thêm cho Biển Đông.

Trong cuối tuần này, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Robert Gates cũng sẽ tham dự hội nghị an ninh tổ chức ở Singapore và người ta kỳ vọng rằng ông Gates sẽ có những xác quyết mới với các đồng minh của Hoa Kỳ tại khu vực rằng Mỹ sẽ không ngớt quan tâm tới vấn đề Biển Đông bất kể những vấn đề khác đang xảy ra trên khắp thế giới như thế nào đi chăng nữa.

Giáo sư Carl Thayer cho biết ư kiến của ông về sự hiện diện của Bộ trưởng quốc pḥng Mỹ Robert Gates như sau:

"Một lần nữa tôi nghĩ Bộ trưởng quốc pḥng Robert Gates sẽ khẳng định quyền lợi của Hoa Kỳ tại vùng biển này. Ông ta sẽ kêu gọi giải pháp ḥa b́nh cho các bên và sẽ nhấn mạnh đến điểm mấu chốt là giữ an ninh cho hàng hải trên vùng biển này. Năm ngoái trước những tuyên bố của ngoại trưởng Hoa Kỳ th́ Trung Quốc đă phản ứng là không muốn Hoa Kỳ tham dự vào vấn đề Biển Đông và nhấn mạnh rằng sự có mặt của Hoa kỳ làm cho vấn đề thêm phức tạp hơn. Hành động của Trung Quốc thật sự làm cho Hoa kỳ quan tâm và phải có phản hồi thích hợp."



Bản đồ khu vực tranh chấp biển Đông - Trung quốc- Brunei- Malaysia- Philippines và Việt Nam. Source US -DOD map

Theo nguyên tắc của pháp luật quốc tế từ trước tới nay th́ việc xác định vùng biển bắt nguồn từ một vấn đề rất căn bản: “Đất thống trị biển”. Có nghĩa là quốc gia nào có bờ biển ở đâu th́ sẽ có vùng biển ở đó.

Với thực tế địa lư của ḿnh Trung Quốc không thể có yêu sách ǵ về vùng biển theo quy định của Công ước Luật Biển tại khu vực xảy ra vụ tàu B́nh Minh 02 v́ nơi này cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 340 hải lư. Trong khi chỉ cách Việt Nam 120 hải lư. Sở dĩ con số chênh lệch này không làm bà Khương Du ngập ngừng v́ bà ta mang Đường lưỡi ḅ ra mà áp đặt.

Lập luận này của Trung Quốc làm cho không riêng ǵ Việt Nam mà chung cho toàn khu vực thấy rơ thêm sự thèm khát nhiên liệu của Bắc Kinh đă lên đỉnh điểm. Đối với Việt Nam việc cần làm trước mắt hiện nay là ǵ? Theo kinh nghiêm nghiên cứu và tư vấn quốc pḥng cho Australia, giáo sư Carl Thayer chia sẻ:

"Việt Nam cần phải tận dụng truyền đi những thông tin mà Trung Quốc vi phạm để đánh động dư luận trong vùng và ngăn ngừa trường hợp này lại sẽ xảy ra. Việt Nam cũng được xem là nước có khả năng quân sự trung b́nh nên cần tận dụng mọi khả năng để pḥng vệ lănh thổ một cách cứng rắn hơn.

Việt Nam cũng cần vận động dư luận quốc tế đặc biệt là Hoa Kỳ. Và cuối cùng th́ Việt Nam cần phải tận dụng phương tiện hiện có của ḿnh nhất là lực lượng hải quân và không quân để theo dơi ngày đêm trên biển Đông. Cũng có thể Việt Nam phải cần những tàu bảo vệ đi theo các tàu khai thác dầu của chính phủ."

Chính phủ Việt Nam hơn lúc nào hết phải xem đây là vấn đề sinh tử, v́ nếu dựa vào dư luận cho là Trung Quốc đang nắn gân Việt Nam, th́ sự thờ ơ có thể làm cho Việt Nam mất cảnh giác và bỏ qua rất nhiều cơ hội mà trước mắt là tận dụng sự quyết tâm bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ trong vùng biển đầy sóng gió này.


Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
adams_is_offline  
Attached Images
 
Old 06-01-2011   #2
adams
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
adams's Avatar
 
Join Date: Jun 2009
Location: US
Posts: 17,796
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 33
adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1
Default

Philippines phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trên Biển Đông



Philippines phản đối sự hiện diện tàu Trung Quốc ở vùng tranh chấp ngày 21/05/2011. Philstar

Hôm nay, 01/06/2011, Philippines thông báo đă chính thức phản đối Trung Quốc về việc nước này gia tăng hoạt động ở vùng biền tranh chấp và đang có dự án lắp đặt một giàn khoan dầu gần một đảo của Trường Sa.

Bộ Ngoại giao Philippines cho biết hôm qua đă triệu đại biện của Trung Quốc ở Manila lên để nghe bày tỏ mối quan ngại của chính phủ Philippines về những hoạt động gần đây của một tàu hải giám Trung Quốc và các tàu khác của hải quân Trung Quốc. Theo nguồn tin quân sự Philippines, các tàu của Trung Quốc đă chở theo nhiều vật liệu xây dựng, dựng lên một số trạm gác và đặt một phao gần Amy Douglas Bank, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lư của Philippines.

Ngoại trưởng Philippines nhắc lại là mọi công tŕnh xây dựng trong khu vực này đều trái với thỏa thuận năm 2002 kư kết giữa Trung Quốc và 10 nước ASEAN.

Bộ Ngoại giao Philippines c̣n yêu cầu đại sứ quán Trung Quốc ở Manila cung cấp chi tiết về những thông tin đăng trên báo chí Trung Quốc liên quan đến dự án đặt giàn khoan dầu khổng lồ trên Biển Đông vào tháng tới và báo trước là sẽ không chấp nhận việc đặt giàn khoan này trong vùng lănh hải Philippines.

Mỹ quan ngại về căng thẳng ở Biển Đông

Đô đốc Robert Willard, tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái B́nh Dương , tuyên bố với báo chí tại Kuala Lumpur hôm nay đă bày tỏ mối quan ngại về những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Đô đốc Willard nhắc lại là Hoa Kỳ không đứng về phe nào và rất muốn thấy các bên tranh chấp giải quyết một cách hoà b́nh thông qua đối thoại, đừng để xảy ra xung đột trên không hoặc trên biển.

Vấn đề Biển Đông sẽ được thảo luận tại hội nghị an ninh châu Á ở Singapore, c̣n gọi là Đối thoại Shangri – La từ ngày 3/6. Nhân hội nghị này, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ sẽ trấn an các nước châu Á về sự hiện diện của Hoa Kỳ ở khu vực này.

Thanh Phương
RFI
adams_is_offline  
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC3

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 01:35.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08356 seconds with 14 queries