Mười năm kể từ ngày ra đời, tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) đóng vai tṛ ngày càng lớn đối với việc thúc đẩy an ninh và ổn định tại châu Á.
Mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh khu vực hiện nay là việc khu vực biên giới Afghanistan và Trung Á bị các nhóm Hồi giáo cực đoan “quấy nhiễu” và thậm chí biến thành “thánh địa” của chúng.
Ngoài ra, từ sau cái chết của trùm khủng bố Osama bin Laden, al Qaeda không ngừng tỏ rơ quyết tâm trả thù và rất có thể sẽ làm mọi cách để bạo lực leo thang tại Trung Á.
Việc khoảng trống an ninh tại Afghanistan sau khi Mỹ rút quân cũng có thể là yếu tố gây bất ổn bởi sức ép đối với các tổ chức khủng bố sẽ không c̣n mạnh mẽ, tạo điều kiện cho các phần tử cực đoan gia tăng hoạt động tại Tây Nam Trung Quốc và Trung Á.
Bên cạnh đó, sự lan tỏa của cuộc cách mạng mùa xuân Arab cũng có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của khu vực.
SCO đóng vai tṛ ngày càng lớn đối với an ninh châu Á.
Trước những thách thức an ninh này, SCO không ngừng nỗ lực và tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của các thể chế mới nhằm góp phần tăng cường an ninh khu vực như Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) và Ủy ban chống khủng bố khu vực của SCO.
Hơn nữa, SCO nhận được sự hưởng ứng tham gia nhiệt t́nh của Nga, một trụ cột về an ninh và kinh tế của khu vực Trung Á.
Không chỉ vậy, nỗ lực chống khủng bố của khu vực đem lại lợi ích chung cho cả Trung Quốc, Nga và Mỹ nên hoạt động này được các cường quốc trên chủ động phối hợp hành động.
Do đó, trong tương lai không xa, SCO có thể sẽ hiện thực hóa ư tưởng phối hợp với các tổ chức và quốc gia liên quan h́nh thành nên một thể chế an ninh chính thức của khu vực Trung Á với tham gia của các thành viên SCO và một số quan sát viên hay quốc gia có cùng lợi ích.
Ngoài ra, SCO c̣n có thể từng bước xây dựng một hệ thống an ninh chung cho toàn châu Á hay khu vực châu Á – Thái B́nh Dương bằng cách hợp tác với các thành viên ASEAN cũng như các nước tham gia đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên.
Nếu được như vậy, SCO có thể đóng vai tṛ “bảo kê” cho an ninh châu Á, với Nga và Trung Quốc là hai “nhân vật mở đường”.
Nhờ tham gia SCO, Trung Quốc thu được rất nhiều lợi ích như thúc đẩy được các mối quan hệ với khu vực và tăng cường an ninh tại biên giới phía Bắc với Nga và biên giới Tây Bắc tại Trung Á.
Đổi lại, với sự góp mặt của Bắc Kinh, SCO không chỉ có thể phát triển kinh tế khu vực mà c̣n phát huy được vai tṛ đảm bảo an ninh và ổn định tại các khu vực có lợi ích chung.
Trà My (theo Ria Novosti)