Những đứa trẻ sơ sinh không may chết non sẽ được bọc vào chăn hoặc tã rồi buộc trên cây, đó là phong tục thụ táng của người Tây Tạng, Trung Quốc.
Hiện nay, tại một số vùng của Trung Quốc vẫn tồn tại những phong tục mai táng cổ xưa như thổ táng, thủy táng, huyền táng (chôn treo), thiên táng (điểu táng), thụ táng (lộ thiên táng)… Tây Tạng vốn là một trong những nơi có tục thiên táng, thụ táng phổ biến nhất Trung Quốc.
Thụ táng, còn gọi là lộ thiên táng, là đem tro xương của người chết chôn dưới gốc cây hoặc rải lên một khoảnh đất nào đó rồi trồng lên chỗ ấy một cây làm kỷ niệm. Thụ táng không có huyệt mộ, không có bia mộ, chỉ có một phiến đá đặt dưới gốc cây hay một miếng kim loại treo lên thân cây ghi họ tên, năm sinh, năm mất của người chết.
Hiện nay, thụ táng được xem là một trong những hình thức mai táng hiện đại nhất trên thế giới. Người ta cho rằng thi thể người chết được phơi nắng dầm mưa sẽ hóa thành những vì sao trên trời, soi sáng và dẫn đường cho con cháu. Nếu trẻ con chết, thi thể sẽ được bó lại bằng vỏ cây hoa treo lên cây vì người ta sợ rằng chôn trẻ con dưới đất, linh hồn của chúng sẽ không thoát ra được, ảnh hưởng xấu đến việc sinh nở về sau.
Quan niệm của người Tây Tạng cho rằng, do trẻ sơ sinh vẫn chưa từng tiếp xúc với bất cứ việc thiện ác nào trên thế giới này nên mới có tư cách thụ táng, hy vọng kiếp sau chúng sẽ được trưởng thành khỏe mạnh như những thân cây rắn chắc.
Khu thụ táng trong ảnh có hơn 500 thi thể bé sơ sinh (bao gồm cả những thi thể trải qua nhiều năm tháng nên đã rơi xuống đất), cùng hơn 20 thi thể của những cao tăng được thổ táng. Trên núi có rất nhiều cờ phướn, nhiều đầu lâu rơi xuống đất phủ đầy rêu xanh. Không khí nơi đây vô cùng âm u, nồng nặc âm khí và mùi chết chóc.
Dưới đây là những bức ảnh cận cảnh khu thụ táng rùng rợn này:
TIGÔN
Theo Sina/Bưu Điện Việt Nam