Với tựa đề « Trung Quốc đào sâu những điều bị quên lăng trong lịch sử », nhật báo Libération hôm nay tường tŕnh về việc Viện bảo tàng Quốc gia Trung Quốc (Bắc Kinh) vừa mở cửa cuộc trưng bày lớn về lịch sử Trung Quốc hiện đại mang tên « Con đường hướng đến sự Phục sinh ». Tờ báo nhấn mạnh, trong toàn bộ cuộc triển lăm có bốn bức ảnh về các nạn nhân của Mao Trạch Đông, trong khi các nhà sử học đă nêu ra con số ít nhất 30 triệu người chết trong giai đoạn Cách mạng Văn hóa.
Cảnh sát đứng gác tại quảng trường Thiên An Môn, 31/08/2010/REUTERS
Toàn bộ cuộc trưng bày cho thấy những thắng lợi đầy vinh quang của nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa dưới sự lănh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc, của Mao Trạch Đông và những người kế tục, kể từ giữa thế kỷ XX, sau một thế kỷ bị ngoại bang xâm chiếm và hạ nhục.
Cách nh́n này về lịch sử Trung Quốc thống nhất với các bài học trong sách giáo khoa lịch sử Trung Quốc hiện đại, trong đó hàng triệu người chết dưới thời Mao đă không hề được nhắc đến.
Theo ông Dương Kế Thằng (Yang Jisheng), tổng biên tập Nguyệt san sử học về lịch sử Trung Quốc qua các thời đại (Viêm Hoàng Xuân Thu - Yanhuang Chunqiu), « Trung Quốc hiện nay vẫn c̣n chưa có đủ năng lực thừa nhận các sai lầm trong quá khứ ». Tạp chí lịch sử với ấn bản hạn chế này là một xuất bản hiếm hoi tại Trung Quốc, dám đưa ra một cách nh́n khác với quan điểm chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tại Trung Quốc, dưới chế độ độc đảng, lịch sử là lĩnh vực chỉ có đảng Cộng sản mới có quyền nói đến. Tất cả những ǵ liên quan đến quá khứ được hai cơ quan quản lư. Đó là Trung tâm nghiên cứu lịch sử của Đảng và Ủy ban bảo vệ bí mật quốc gia. Tháng trước, Ủy ban Quốc gia về phát thanh, điện ảnh và truyền h́nh đă đưa ra quyết định cấm tất cả các chương tŕnh liên quan đến « cuộc du lịch theo thời gian », khái niệm này liên quan đến các cuốn phim nhiều tập xuất hiện rất nhiều trong thời gian gần đây, mang tính hư cấu, đưa những nhân vật trong lịch sử cận đại vào bối cảnh của các thời kỳ quá khứ.
Công việc của tạp chí lịch sử của nhà báo Dương Kế Thằng, nguyên phóng viên Tân Hoa Xă về hưu, đi ngược lại với đường lối chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Dương Kế Thằng không đơn độc, v́ đứng đằng sau ông là cả một lực lượng những cán bộ cao cấp về hưu, c̣n tin tưởng vào các hứa hẹn dân chủ hóa của Đảng, và hy vọng Trung Quốc tiến đến chế độ đa nguyên. Nổi bật trong số đó là Lư Nhuệ (Li Rui), một người đă từng là thư kư của Mao Trạch Đông trong những năm 1950. Ông cũng là người phản đối lại các biện pháp cực đoan của « Lănh đạo Tối cao ».
Cho đến nay, đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn c̣n chưa thừa nhận các sai lầm của ḿnh trong quá khứ. Trong lần xuất bản mới nhất của cuốn Lịch sử đảng Cộng sản Trung Quốc, những hậu quả của Cách mạng Văn hóa chỉ được nhắc đến qua một con số, 60.000 cán bộ bị chết v́ tra tấn và không có một lời giải thích nào.
Hàng chục triệu người chết đói trong Đại Nhảy Vọt (1958-1962)
Tuy nhiên, thảm họa lớn nhất do đảng Cộng sản thời Mao gây ra là cái chết của khoảng từ 30 triệu đến 35 triệu người trong nạn đói khủng khiếp được giữ trong ṿng bí mật, trong những năm 1958-1962, khi Mao Trạch Đông chủ trương tiến hành « cuộc Đại Nhảy Vọt », nhằm đuổi kịp và vượt nước Anh.
Tác phẩm « Bia Mộ » (Mubei), dày 1.000 trang, về nạn đói này (xuất bản năm 2008 tại Hồng Kông) đă đưa ra các bằng chứng bác bỏ luận điểm chính thống của đảng Cộng sản, cho rằng nạn đói này chỉ là do thiên tai. Các nghiên cứu lịch sử do những người khác tiến hành cũng đưa ra những con số khổng lồ. Nhà sử học Yu Xiguang người Bắc Kinh, từng bỏ ra hai mươi năm nghiên cứu các hồ sơ về chủ đề này, đưa ra con số khoảng 55 triệu người chết, trên tổng số 650 triệu cư dân thời đó.
Một giai đoạn đen tối khác trong lịch sử Trung Quốc dưới thời Cộng sản, đó là khi hàng trăm ngh́n người bị quy là địa chủ, bị giết hại trong giai đoạn cải cách nông nghiệp (1949-1950). Về giai đoạn này, có một xuất bản của nhà sử học Gao Wangling, với 100.000 ấn bản, cho thấy « các địa chủ không ác đến mức như người ta nói. Nh́n chung, họ đă cho thuê đất với giá cả tương đối hợp lư ».
Trong Bảo tàng Quảng trường Thiên An Môn, có một bức ảnh Mao và ḍng chú thích : « Mao Trạch Đông và nhiều lănh đạo trung ương và địa phương đă để cho t́nh cảm tự măn và tự hào lấn át. Coi thường các quy tắc kinh tế và mong muốn đạt được các kết quả ngay lập tức, họ đă tiến hành chiến dịch Đại Nhảy Vọt. Cuối cùng, họ đă bị một làn sóng sai lầm tả khuynh lấn lướt và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xă hội đă hứng chịu những thất bại nặng nề ». Libération b́nh luận, một lần nữa họ Mao lại được tha bổng.
« Giấc mơ của phe cánh Kadhafi »
Về cuộc khủng hoảng tại Libya hiện nay, Le Figaro có một phóng sự nhan đề « Giấc mơ của phe cánh Kadhafi », do đặc phái viên gửi về từ Tripoli, để mô tả một số chuyển biến mới trong nội bộ chính quyền Libya. Theo người đứng đầu chính phủ Libya, những tiếp xúc trực tiếp giữa đại diện hai phía chính quyền và phe nổi dậy Libya đă diễn ra ngày thứ Tư (15/6) tại Paris.
Theo Le Figaro, Seif al-Islam - con trai thứ hai của Kadhafi, không c̣n chứng tỏ ḿnh là một thủ lĩnh quân sự nữa. Bị các cuộc tấn công của Nato làm yếu đi, Seif al-Islam đề nghị tổ chức các cuộc bầu cử trong ṿng ba tháng tới, đồng thời nói đến sự « ḥa giải » và hy vọng xây dựng một « nước Libya mới ».
Đây không phải là lần đầu tiên, ông Seif al-Islam nói đến khả năng chuyển đổi dân chủ. Là kiến trúc sư, sống từ ba năm nay tại Anh, từng tuyên bố giă từ chính trị, con trai của Kadhafi chỉ trở về khi các bạo động bắt đầu bùng lên tại Libya. Seif al-Islam không thừa nhận cha ḿnh và bản thân ông có khả năng bị ṭa án h́nh sự quốc tế truy tố về tội ác chiến tranh. Người con trai thứ của Kadhafi tin tưởng vào tương lai, kể cả khi cuộc chiến tiếp tục trong 10 năm nữa.
Bảy câu hỏi căn bản để hiểu về cuộc khủng hoảng Hy Lạp
Về cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đang diễn ra tại Hy Lạp, liên quan đến vận mệnh của khu vực đồng euro, nhật báo Les Echos có bài « Bảy câu hỏi căn bản để hiểu được cuộc khủng hoảng Hy Lạp ». Trong đó, một số câu hỏi liên quan đến nhiều phía là : Câu hỏi thứ nhất là, tại sao Hy Lạp lại lâm vào cảnh ngộ này ? Les Echos giải thích, khủng hoảng nợ của Hy Lạp là điều có thể dự đoán được, nhưng vấn đề là các chính phủ Hy Lạp trong suốt một thời gian dài, đă cố t́nh nhắm mắt trước vấn đề này.
Câu hỏi thứ hai là, các ngân hàng nào sẽ bị ảnh hưởng ? Theo Les Echos, các ngân hàng Pháp và Đức là những địa chỉ đầu tiên bị ảnh hưởng, nhưng việc « tái cấu trúc nợ » của Hy Lạp sẽ ảnh hưởng đến các chủ nợ khác.
Câu hỏi thứ ba là, Ngân hàng châu Âu bị tác động như thế nào ? Les Echos cho biết, nếu Hy Lạp không trả được nợ, không phải chỉ Ngân hàng Châu Âu, mà toàn bộ hệ thống 17 ngân hàng trung ương thuộc Hệ thống đồng euro (Eurosystème) bị tác động với thiệt hại khoảng 35 tỷ euro. Theo đánh giá của một chuyên gia, lạm phát sẽ tăng mạnh. Ngân hàng Trung ương Châu Âu sẽ bị mất uy tín.
Về câu hỏi thứ năm liên quan đến các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất, trong tổng cổng 350 tỷ euro nợ công của Hy Lạp, Les Echos xếp Pháp ở hàng đầu với 62 tỷ tiền cho vay, Đức tiếp theo với 50 tỷ, Hoa Kỳ 34 tỷ … Les Echos cũng nêu ra một số giải thích ngắn gọn để làm rơ khái niệm kinh tế « tái cấu trúc nợ », với ba động thái cụ thể : cho vay tiếp để trả nợ (« rollover »), hoăn nợ và vừa cho vay trả nợ vừa hoăn nợ.
So sánh cuộc khủng hoảng Hy Lạp hiện nay với « hiệu ứng Lehman Brothers », từng dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tài chính Hoa Kỳ năm 2008, Echos nhận định, nếu Hy Lạp không trả được nợ, các tác động của sự kiện này sẽ mang tính dây chuyền và không thể dự báo được trước. Trước hết, sự kiện này sẽ tác động đến những nước đang nợ đầm đ́a như Bồ Đào Nha, Aixlen, Ư và Bỉ.
Quốc hội Pháp có thêm 10 tác phẩm hội họa và 12 tác phẩm nhiếp ảnh đương đại
Với lời b́nh phẩm « Không phải bởi v́ là một nghị sĩ mà người ta không có quyền thưởng thức nghệ thuật đương đại », phụ trương Le Figaro cho biết, ngày hôm qua, chủ tịch Quốc hội Pháp vừa giới thiệu 10 tác phẩm hội họa và 12 tác phẩm nhiếp ảnh đương đại, mà Quốc hội Pháp vừa đưa thêm vào bộ sưu tập nghệ thuật của định chế này. Các tác phẩm của các nghệ sĩ như Stéphane Couturier, Marc Desgrandchamp, Philippe Ramette, … có mặt trong bộ sưu tập mới.
Những tác phẩm nghệ thuật đương đại này sẽ làm sáng lên lối vào các văn pḥng nghị sĩ, các pḥng họp và tiệm ăn trong nhà Quốc hội.
Hàng năm, Quốc hội Pháp có khoảng 100.000 đến 150.000 euro để mua các tác phẩm nghệ thuật. Nhiều người cho rằng, đây là một chuyện xa xỉ, đối với một ṭa lâu đài cũ kỹ. Trong toàn bộ lịch sử tồn tại, Quốc hội Pháp đă sưu tập được hơn 900 bức họa và hơn 300 bức tượng.
Trang nhất các nhật báo Pháp
Các nhật báo Pháp hôm nay đặc biệt chú ư đến sự kiện bà Anne Lauvergeon, người đứng đầu tập đoàn công nghiệp Areva, nổi tiếng trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân của Pháp bị phế truất. « Areva : Elysée chấp dứt sự trị v́ của Anne Lauvergeon » là hàng tựa trên trang nhất Les Echos.
Le Monde lưu ư đến cuộc khủng hoảng tài chính và chính trị tại Hy Lạp, với hàng tựa « Rối loạn tại Hy Lạp, hoảng sợ tại châu Âu ». « Ngơ cụt của chính sách khắc khổ tài chính (tại châu Âu) » là tựa đề trang nhất L’Humanité. Cũng về kinh tế, La Croix tập trung nói đến tinh thần bảo hộ mậu dịch đang lên cao tại Pháp, với chủ đề « Cuộc phi toàn cầu hóa (démondialisation) » trên trang nhất. Một cuộc phỏng vấn mới đây cho thấy khoảng 70% người Pháp phản đối việc thuế nhập khẩu được để ở mức quá thấp.
Cuộc chiến tại Libya được Le Figaro đưa lên trang nhất « Nato sẽ tiếp tục nhiệm vụ cho đến khi nào Kadhafi ra đi ».
T́nh h́nh Syria là tiêu điểm chú ư của Libération. Trang nhất tờ báo in đậm hàng tít « Tại Syria, tổng thống Syria đang giết hại dân chúng của ḿnh ».
theo rfi