Trung Quốc sắp có những đột phá về công nghệ động cơ phản lực vốn là điểm yếu của công nghiệp quốc pḥng nước này.
Tiến sĩ Andrew Erickson.
Báo cáo của tác giả Dave Majumdar đăng trên trang tin Defence News nhận định: Điểm yếu của công nghiệp quốc pḥng Trung Quốc sẽ sớm được khắc phục.
Theo đó, giáo sư Andrew Erickson thuộc Trường Hải chiến Mỹ cho biết: “Dựa trên những ước tính và kiến thức hiện tại, nếu không có những thất bại lớn hay sự mất tập trung, 2-3 năm nữa Trung Quốc sẽ tạo ra được bước đột phá trong công nghệ động cơ phản lực”.
Trong khi đó Gabe Collins một chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc và Nga cho biết, Trung Quốc đang gần đạt được khả năng của động cơ Pratt & Whitney F100-PW-100 của tiêm kích F-15C.
“Trung Quốc đang tiến rất gần tới việc sở hữu công nghệ của động cơ F100. Tuy nhiên, quy tŕnh sản xuất, kiểm soát chất lượng hiện tại rất khó để sản xuất đủ số lượng động cơ cần thiết với chất lượng cao nhất.
Để thực sự giảm sự phụ thuộc vào Nga về động cơ phản lực hiệu suất cao cho máy bay chiến đấu”, ông Collins nhận định.
Sự ra đời của động cơ WS-15 tạo ra bước đột phá trong công nghệ động cơ phản lực của Trung Quốc.
Những điểm yếu trong ngành công nghiệp sản xuất động cơ máy bay của Trung Quốc nằm ở bài toán chế tạo cánh cho tuabin và tiêu chuẩn hóa quy tŕnh sản xuất.
Trung Quốc sẽ phải mất đến 10 năm thậm chí nhiều hơn nữa để sản xuất 1 động với năng lực đủ mạnh cho tiêm kích thế hệ 5, có thể so sánh được với động cơ cho tiêm kích F-22 hay F-35 của Mỹ.
Collins cho biết thêm: “Có thông tin khẳng định sự tồn tại của chương tŕnh phát triển động cơ WS-15 tương tự động cơ F119 cho tiêm kích tàng h́nh F-22, và đó là một ưu tiên cực cao cho tiêm kích thế hệ 5 J-20 đang được phát triển”.
Theo một thông tin được đăng tải bởi Global Security, động cơ WS-15 là động cơ turbofan có lực đẩy có đốt sau khoảng 165kN. Tuy nhiên, quy tŕnh sản xuất và kiểm soát chất lượng của Trung Quốc rất khó để đảm bảo năng lực cho động cơ mới này có thể đạt được các tiêu chuẩn cần thiết cho động cơ của tiêm kích thế hệ 5.
Ông Richard Aboulafia.
Chuyên gia phân tích Công nghệ quốc pḥng Loren Thompson.
Richard Aboulafia một nhà phân tích của Tập đoàn Teal có trụ sở tại bang Virginia Mỹ cho biết, cần rất nhiều thời gian 5-10 năm thậm chí là hơn nữa để tạo ra một động cơ máy bay chiến đấu tương đương với các động cơ hiện đại của Mỹ, ông nói.
“Trung Quốc c̣n ở rất xa so với công nghệ của động cơ F119, F135, F136, nếu Trung Quốc đạt được các bước tiến dài trong thiết kế, vật liệu, sản xuất tương đương với các động cơ hiện tại, lúc đó phương Tây đă có những bước tiến khác lớn hơn nữa”.
Trung Quốc đang rất nỗ lực để đạt được các bước tiến lớn trong sản xuất động cơ phản lực cho máy bay chiến đấu. Nếu Trung Quốc có thể sản xuất được các động cơ tương đương với động cơ F100 của Mỹ , họ có thể xây dựng một phi đội máy bay chiến đấu đáng ghờm.
Tuy nhiên nhà phân tích Loren Thompson tại Viện Lexington, bang Virginia lại không đồng t́nh với suy nghĩ của hai nhà phân tích nói trên.
Ông Thompson cho rằng Trung Quốc sẽ phát triển được các động cơ tương tự như động cơ F119 của tiêm kích F-22 sớm hơn những ǵ mà các nhà phân tích phương Tây mong đợi, ông nói
“Học giả Mỹ và các nhà phân tích t́nh báo phương Tây luôn đánh giá thấp sự tiến bộ của Trung Quốc trong kinh tế lẫn công nghệ. Người Trung Quốc đă phát triển kinh tế nhanh hơn bất cứ ai mong đợi và chúng ta không nên mong đợi ít hơn từ sự phát triển công nghệ của họ”.
Hơn nữa, ông Thompson cho rằng, sự tiến bộ của Trung Quốc được sự hỗ trợ rất lớn bởi các công nghệ lượm lặt bằng con đường hợp pháp và bất hợp pháp từ nước ngoài. Ông cũng bác bỏ ư kiến cho rằng, người Trung Quốc ít sáng tạo hơn so với phương Tây.
Sự tiến bộ trong công nghệ của Trung Quốc là điều không thể phủ nhận, tuy nhiên để xác nhận và kiểm định các công nghệ, đặc biệt là công nghệ quân sự của Trung Quốc là một bài toán khó.
Tất cả sự phát triển công nghệ để tạo ra các hệ thống vũ khí đều chạy theo “một trục dọc” gần như không có một bên thứ 3 nào mang tính khách quan để kiểm định. Nếu có, đơn vị này cũng không đủ thẩm quyền để có thể công bố các thiếu sót hay khuyết điểm nếu có.
Một vấn đề nữa là gần như tất cả các công nghệ mà Trung Quốc có được đều sao chép từ bên ngoài. Đó cũng chính là phương thức để họ đốt cháy giai đoạn, thu hẹp khoảng cách đối với các nước phương Tây.
Tuy nhiên đó cũng chính là điểm yếu của công nghiệp quốc pḥng Trung Quốc, v́ rất khó để thoát khỏi sự phụ thuộc vào công nghệ từ bên ngoài. Khoảng cách công nghệ với các nước phương Tây khó ḷng mà lấp đầy đến khi nào Trung Quốc chưa tự phát triển một công nghệ riêng cho ḿnh.
Quốc Việt (theo Defence News, Global Security)