Hôm nay 03/07/2011, Hiệp hội Nhà báo Hồng Kông đă lên tiếng báo động quyền tự do ngôn luận tại đây đang bị đe dọa, trước việc Bắc Kinh đang t́m cách siết chặt báo chí như tại Trung Hoa lục địa.
Cảnh sát bắt giữ người biểu t́nh đ̣i phổ thông đầu phiếu, nhân dịp ngày Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc, 02/07/2011/REUTERS
Hồng Kông trước đây là thuộc địa của Anh quốc, được trao trả cho Trung Quốc từ năm 1997. Với chủ trương “một quốc gia, hai chế độ”, đặc khu hành chính này vẫn được giữ chế độ bán tự trị, được hưởng các quyền dân sự như tự do ngôn luận, vốn thiếu vắng tại lục địa.
Hiệp hội đại diện cho khoảng 500 nhà báo Hồng Kông trong bản báo cáo thường niên về tự do ngôn luận đă cảnh báo: “Hiện đang có những dấu hiệu đáng lo ngại ngày càng tăng lên, yếu tố một quốc gia đang lấn át hai chế độ. Điều này có thể ảnh hưởng sâu rộng đến quyền tự chủ của Hongkong và một trong những quyền căn bản, đó là tự do ngôn luận, tự do báo chí”
Cũng theo Hiệp hội Nhà báo Hồng Kông, th́ Bắc Kinh đang ngày càng “trở nên hung hăng hơn”, từ việc không cho các nhà ly khai Trung Quốc đến Hồng Kông, cho đến việc công an đă nặng tay hơn đối với những người biểu t́nh. Các bài báo của các phóng viên Hồng Kông ngày càng bị nhiều hạn chế, đặc biệt là các bài viết về những cuộc tuần hành phản đối. Một phóng viên truyền h́nh c̣n bị bắt giữ cùng với khoảng 200 người khác trong vụ biểu t́nh chống chính phủ hôm thứ Sáu vừa rồi.
Chủ tịch Hiệp hội, bà Mạch Yến Đ́nh tuyên bố trong một cuộc họp báo: “Chúng tôi đang ngày càng bị đẩy đi xa khỏi một xă hội cởi mở và minh bạch. Điều đáng lo nhất là công an đang cứng rắn hơn đối với những người biểu t́nh, ngay cả các nhà báo cũng bị ngăn cấm và các quan sát viên nhân quyền cũng bị đẩy ra khỏi các cuộc xuống đường”.
Biểu t́nh vốn là chuyện b́nh thường ở Hồng Kông, thường là rất ôn ḥa và được chính quyền cho phép. Nhưng từ vài tuần nay, công an đă tiến hành bắt giữ hàng loạt những người xuống đường. Thứ Sáu vừa rồi, công an đă bắt 231 người và sử dụng hơi cay để giải tán 10.000 người biểu t́nh phản đối chính sách của chính phủ và giá bất động sản tăng cao. C̣n hồi tháng trước, 53 người cũng đă bị bắt v́ biểu t́nh bất hợp pháp, khi họ tham dự đêm đốt nến tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989.
Vào tháng Giêng, hai cựu thủ lănh trong vụ Thiên An Môn đă bị từ chối vào Hồng Kông để tham dự tang lễ của một nhà dân chủ, làm tăng thêm những chỉ trích là nay Hồng Kông đă bị khuất phục trước áp lực của Bắc Kinh.
theo rfi