Thời gian vừa qua, một số bài hát và nhóm nhạc được gắn với từ thảm họa khiến dư luận xôn xao.
Những phản hồi chê bai thậm tệ được các trang báo điện tử đưa lên như một sự phản đối kịch liệt đối với những thứ được coi là thảm họa ấy. Nhưng b́nh tĩnh nh́n lại, chúng ta sẽ phải giật ḿnh, v́ sao càng thảm họa càng “nổi”?
Khi mác “thảm họa” bị dán bừa băi…
Phải thừa nhận một thực tế là một số ca sĩ, nhạc sĩ hiện nay cho ra đời những tác phẩm âm nhạc rất khó… nghe. Một số bài hát có ca từ nhạt nhẽo, vô vị mà người ta có thể quên ngay sau khi nghe nó. Đây là một thực tế đáng buồn, đ̣i hỏi các cấp, các ngành liên quan có những biện pháp nhằm cải thiện chất lượng bài hát Việt.
Khi nào Thảm họa Vpop mới đến hồi kết?
Tuy nhiên, gắn từ “thảm họa” cho những ca khúc ấy liệu có quá lắm không? Theo cách hiểu thông thường, thảm họa là một tai họa lớn, gây ra nhiều đau thương, tang tóc. Nếu hiểu như vậy th́ những bài hát như Da nâu 1, Da nâu 2, Nói dối; Tâm hồn vĩnh cửu… và hàng loạt những bài hát khác bị dán mác là “thảm họa” xem ra là đă cường điệu hóa quá mức.
Có thể nói những bài hát này thực sự không đáng nghe nhưng nó đâu phải là thảm họa? Nó đâu gây ra những đau thương, mất mát hoặc tổn thương nào về mặt tinh thần cho người nghe?! Trong sự nhạt nhẽo của nền nhạc thị trường Việt th́ những ca khúc trên chỉ có thể coi là dở, là tệ mà thôi.
Nhưng từ “thảm họa” lại được dùng một cách khá “hào phóng” cho những bài hát bát nháo ấy khiến cho chủ nhân thành người nổi tiếng. Rơ ràng, sự dễ dăi thái quá trong cách sử dụng từ ngữ của các nhà báo đă biến những ca khúc dở tệ thành những thảm họa. Và từ những thảm họa ấy, chủ nhân của chúng thành những nhân vật VIP, xuất hiện nhan nhản trên mặt báo.
Sẽ phản tác dụng?
Rất nhiều người đặt câu hỏi, tại sao những bài hát được coi là thảm họa ấy lại có lượng truy cập lớn đến vậy? Nhiều người cho rằng đó là do sự ṭ ṃ, hiếu kỳ của số đông khán giả. Nhưng thử hỏi, v́ sao khán giả lại biết được và t́m để nghe những ca khúc dở đến không c̣n có thể dở hơn ấy?
Phi Thanh Vân và Lê Kiều Như - những thảm họa Vpop của năm 2010
Xin thưa, khi những bài hát Da nâu; Tâm hồn vĩnh cửu của Phi Thanh Vân; Nói dối của Phương My được tung lên youtube, ngay lập tức, các trang báo điện tử lớn đồng loạt đăng những bài báo b́nh luận, đánh giá và nguyên cả clip bài hát lên trang của ḿnh. Chính những trang báo với lượng truy cập hàng triệu lượt mỗi ngày này đă góp phần không nhỏ vào việc quảng cáo cho các bài hát đó.
Không dừng lại ở đó, các trang cá nhân, các diễn đàn đều đồng loạt đăng tải các bài báo của những tờ báo điện tử lớn tạo nên một làn sóng quảng bá mạnh mẽ cho các bài hát vô nghĩa trên. Nhiều người v́ ṭ ṃ, hiếu kỳ đă t́m để xem clip và có những comment chửi bới, thiếu tính xây dựng. Và kết quả cuối cùng là các clip Da nâu, Tâm hồn vĩnh cửu, Nói dối có lượng truy cập mà nhiều nghệ sĩ nổi tiếng cũng chưa có được.
Như vậy, việc đồng loạt tấn công vào những “thảm họa” nhạc Việt để ngăn chặn chúng, vô h́nh chung lại khiến những thảm họa khác bùng nổ mạnh mẽ, táo bạo và kinh khủng hơn những cái được coi là thảm họa trước đó.
Những thảm họa ấy gây ảnh hưởng không nhỏ đến người xem, đặc biệt là những bạn trẻ. Điều đó đ̣i hỏi chúng ta phải có cái nh́n nghiêm túc hơn về trách nhiệm của ḿnh trong việc đưa tin, b́nh luận, đánh giá về những vấn đề văn hóa, xă hội hiện nay.
Theo Sức khỏe đời sống