III. PHÂN TÁCH NHỮNG “ĐIỂM” CHIẾN LƯỢC BAO VÂY TRUNG CỘNG CỦA HOA KỲ:
1. ĐIỂM CHIẾN LƯỢC CHÍNH:
AFGHANISTAN:
Điểm chiến lược quan trọng hàng đầu của Hoa Kỳ, không phải để chăn chận sự bùng phát của nền công nghiệp gieo trồng cây thuốc phiện, nó cũng chẳng phải là bàn đạp truy lùng quân khủng bố Al Qaeda và Taliban và đó chỉ là cái cớ để Hoa Kỳ duy tŕ lực lượng quân sự và đồng thời nhanh chóng thiết lập các trận địa để cho chiến lược khống chế hành lang Âu – Á giàu dầu mỏ và khoáng sản. Cùng với quân đội Hoa Kỳ trú đóng tại Iraq, tạo thành thế gọng kềm đối với Iran, nếu như Iran đe dọa nền an ninh khu vực nầy, đặc biệt đối với Do Thái.
Tổng thống Hamid Kazai buộc phải chấp nhận cho Hoa Kỳ thiết lập một chuỗi căn cứ quân sự trên lănh thổ Afghanistan. Kể từ tháng 4/2005, Hoa Kỳ đă kư kết và hoàn tất 9 căn cứ quân sự tại các tỉnh Helmand, Heart, Nimroux, Balkh, Khost và Paktia. Các chiến lược gia Mỹ nhận định rằng, nếu Hoa Kỳ làm chủ t́nh h́nh tiểu lục địa Nam Á sẽ khống chế được 2 vùng chiến lược Trung Đông, Trung Á.
Mohammad Hassan, b́nh luận gia của báo Kabul, nhận định rằng: “Nếu Hoa Kỳ muốn khống chế Iran, Uzbekistan và Trung Cộng bằng cách sử dụng những căn cứ quân sự tại Afghanistan, có thể kiểm soát được vùng biển Caspie nơi có trữ lượng dầu mỏ rất quan trọng, vịnh Persic, eo biển Hormuz, vùng biển phía Bắc Á Rập, quần đảo Socotra của Yemen và dăy biên giới phía Tây Trung Cộng. Ngoài ra, Hoa Kỳ đă thiết lập căn cứ không quân Manas ở ngoại ô Bishket, thủ đô của Kyrgyztan, căn cứ Qarshi Hanabad ở Uzbekistan, căn cứ không quân Shahbaz ở Jacobadad, nằm cách thành phố cảng Karachi 420 km về phía Bắc và đây là một trong 3 căn cứ không quân quan trọng nhất của Pakistan. Hiện nay, các lực lượng đặc biệt và t́nh báo Hoa Kỳ đều xuất phát từ những căn cứ nầy để thực hiện các cuộc do thám, đột nhập vào các nước láng giềng để t́m và diệt kẻ thù nguy hiểm là Osama bin Laden khi cần thiết.
Một khi cuộc đụng độ giữa hai nền văn minh “Hoa Kỳ + Phương Tây và Hồi giáo” tàn lụi dần theo cái chết của bin Laden, cho dù tên phó tướng của bin Laden là Ayman Zawahiri là tân lănh tụ của Al Qaeda, hắn cũng không đủ bản lănh và uy tín để đoàn kết nhóm Hồi giáo quá khích đă phân hóa thành nhiều nhóm. Theo Marc Grossman – Đại sứ Hoa Kỳ tại Afghanistan và Pakistan – cho biết đă liên lạc được với 3 lực lượng phiến quân ở Afghanistan và hy vọng ḥa đàm sẽ tiến triển khả quan vào cuối năm.
Theo nguồn tin của VOA ngày 19/6/2011: Tổng thống Hamid Karzai của Afghanistan cho biết Hoa Kỳ và các cường quốc khác đang đàm phán với Taliban về khả năng chấm dứt cuộc chiến kéo dài gần một thập niên ở Afghanistan. Tại cuộc họp báo ở Kabul, ông Kazai nói rằng. “Các thế ngoại nhập đặc biệt là Hoa Kỳ đang xúc tiến cuộc đàm phán.” Ông Kazai đánh giá cuộc đàm phán tiến triển tốt đẹp (…the talks are going well). Đây quả là một tin đáng buồn cho bọn Trung Nam Hải. V́ sớm hay muộn ǵ cuộc đụng độ giữa hai nền văn minh “Hán – Hồi” sẽ bùng nổ. Afghanistan sẽ là hành lang chiến lược để Hoa Kỳ và đồng minh sẽ yểm trợ các phong trào ly khai của Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ nổi dậy đấu tranh giành Độc Lập Dân Tộc.
TÂY TẠNG:
Trong quá khứ, nhóm du kích quân GOLOK và các tộc trưởng KHAMPA rất thiện chiến, họ đă tự động thành lập một cơ chế gọi là MIMANG TSONGDU với mục đích phản đối sự chiếm đóng của Hồng quân Trung Cộng và đề xướng các hoạt động bài Hán. Theo ông Ngawang Thundop Narkyld, người từng được mời qua Mỹ giảng dạy về lịch sử và văn hóa Tây Tạng tại Đại học Santa Barbara của California và ông luôn nhắc nhở nhân loại ĐỪNG QUÊN TẤN THẢM KỊCH TÂY TẠNG. Trong cuộc kháng chiến của nhân dân Tây Tạng chống sự chiếm đóng quân của Hồng quân Trung Cộng. 15.000 người dân Tây Tạng đă hy sinh để đổi lấy mạng của 50.000 lính Trung Cộng.
Ngày nay, dân Tây Tạng sống dưới dưới chánh sách “Hán hóa” và diệt chủng vô cùng thâm độc của Trung Cộng, dân số Tây Tạng chỉ c̣n khoảng 6 triệu người, nhưng đất nước bao la của họ có tới 8 triệu dân Hán. Nhưng, họ có một hậu phương năng động rất lớn là cộng đồng Tây Tạng ở hải ngoại rất đoàn kết sau lưng Đức Đạt Lai Lạt Ma và tích cực đấu tranh bằng phương pháp bất bạo động để giành quyền tự trị và duy tŕ di sản văn hóa Tây Tạng cho nhân loại.
Nhưng, tại sao Đức Đạt Lai Lạt Ma bỗng dưng từ bỏ vai tṛ lănh đạo cộng đồng Tây Tạng hải ngoại? Có phải chăng phương pháp đấu tranh bất bạo động của ngài không c̣n thích hợp? Với một lănh tụ mới, phương pháp đấu tranh mới là phải đấu tranh đổ máu để giành độc lập dân tộc.
HỒI GIÁO TÂN CƯƠNG:
Từ sau cuộc nổi dậy bất thành ngày 5/9/2009 nhằm vào dịp dân Hồi giáo Tân Cương tưởng niệm 60 năm bị Hồng quân Trung Cộng chiếm đóng (1949 – 2009), rồi được cải danh là khu Tự trị Duy Ngô Nhĩ, bà Rebya Kadeer được người Uighurs tôn vinh là “The Mother of Uighurs Movement” (Washington Post July 9/2009). Bà cũng là nhà sáng lập hội “The National Endowment for Democracy” và bà Kadeer đă gây quỹ yểm trợ phong trào nầy 550.000 USD mỗi năm. Bà tuyên bố với giới truyền thông quốc tế rằng: “Chúng tôi không phải là phong trào ly khai mà là đ̣i lại ĐỘC LẬP (full independence) cho Tân Cương. Cần nhắc lại một sự kiện lịch sử là vào năm 1989, phong trào Tân Cương đ̣i độc lập phất lên với sự ủng hộ ngầm của Liên Xô từ thập niên 1970.
Năm 1999, phong trào nổi dậy của Hồi giáo Tân Cương nổ bùng lên vào ngày tưởng niệm 50 năm mất nước. Phong trào nầy phát xuất từ KAZAKHSTAN (Cộng Ḥa cũ của Liên Xô). Phong trào nầy tiến hành chủ trương vũ trang đấu tranh giành độc lập. Bất ngờ xảy ra biến cố 9/11 tại New York và Ngũ Giác Đài bị bọn khủng bố Al Qaeda – bin Laden tấn công. Bọn Bắc Kinh thừa nước đục thả câu, chụp mũ phong trào nổi dậy đ̣i độc lập của Hồi giáo Tân Cương là do bọn khủng bộ Al Qaeda trá h́nh nên phong trào nầy bị đàn áp đẫm máu và dẹp tan. Trên thực tế, phong trào nầy không dính dáng ǵ đến tổ chức khủng bố Al Qaeda và Taliban.
Miền Tây Bắc Hoa Lục là nơi quần cư của 30 bộ tộc du mục có tên gọi chung là Tây Vực đă có một nền văn minh trước Hán Tộc cả thiên niên kỷ. Có một số dân tộc hùng mạnh nhất là Hung Nô, Kiết Đan, Mông Cổ, Đột Quyết Hăn. Năm 552, người Đột Quyết (Uighurs) nổi lên thành lập nước Đột Quyết Hăn thống trị Tây Vực. Đến khi dân du mục Mông Cổ dưới quyền lănh đạo của Thành Cát Tư Hăn chiếm Tây Vực và chiếm trọn Trung Hoa thành lập triều đại nhà Nguyên (1206 – 1367), dân Đột Quyết vẫn hùng cứ Tân Cương riêng một cơi và Hồi giáo Islam là tôn giáo chủ thể.
Dân hồi Tân Cương, Ba Tư (Iran) và Thổ Nhĩ Kỳ theo con đường tơ lụa (Silroad) do Marco Polo t́m ra vào thế kỷ XIII để từ thành phố Venice của Ư giao thương với các nước Trung Á vào Trung Hoa buôn bán hương liệu. Đời nhà Thanh mà dân Hán trước đó gọi là rợ Kim, rợ Nữ Chân. Khi rợ Măn chinh phục Trung Hoa lập nên nhà Măn Thanh (1644 – 1912), hoàng đế Khang Hy cũng nhận quyền “tôn chủ” ở Tây Tạng và Tân Cương. Nhà Thanh đặt quan Tổng trú Sứ Đại Thần Tân Cương ở Urumqi, vẫn là “VÙNG TỰ TRỊ” của dân tộc Duy Ngô Nhĩ.
Biến cố ngày 5/9/2009 đă làm Hồ Cẩm Đào phải bỏ ngang hội nghị Thượng Đỉnh G-8 và G-20 để về ngay Bắc Kinh đối phó với t́nh thế. Sự kiện nầy cho thấy t́nh h́nh Tân Cương rất nghiêm trọng đối với nền an ninh Hoa Lục v́ nhiều lư do sau đây:
• Tân Cương là điểm chiến lược sinh tử của Hoa Lục, một vùng đất rộng lớn, núi non hiểm trở: Tây Bắc giáp Mông Cổ chạy dài xuống ranh giới các nước vùng Trung Á như Kazakhstan, Kyrgystan, biên giới c̣n chạy dài xuống vùng Tây Nam giáp với Tây Tạng, Afghanistan, Pakistan và Ấn Độ.
• Ngày nay, Tân Cương trở thành vùng kinh tế trù phú, nhiều mỏ dầu lửa. Kỹ nghệ dầu hỏa tại Tân Cương mang về cho Bắc Kinh mỗi năm trên 60 tỷ USD.
• Toàn thể diện tích lănh thổ Trung Hoa Lục Địa gồm các khu vực tự trị, tính chung là 9.572.900 km2. Nh́n vào bản đồ, những khu vực tự trị trá h́nh chiếm hơn một nửa diện tích và do chính quyền Trung Ương trực tiếp cai trị. Tại thủ phủ Urumqi bây giờ chẳng khác ǵ một tỉnh của Trung Cộng mà dân Hán chiếm đa số, đông hơn người bản xứ.
• Trong thập niên 90, với sụp đổ của Đế quốc Liên Xô khiến phong trào Hồi giáo Trung Á đă phất lên mạnh mẽ, tinh thần “độc lập dân tộc” ở các nước Trung Á, Tây Tạng, Tân Cương và Nội Mông mỗi lúc một dâng cao, tức nước sẽ vỡ bờ.
Trung Cộng đă vi phạm một sai lầm rất lớn đă dùng bạo lực, đàn áp đẫm máu cuộc nổi dậy ở Tân Cương khiến 200 chết và 1.600 người bị thương và bao nhiêu ngàn dân Uighurs bị tra tấn chết ở trong tù? Trung Cộng đă đụng phải làn sóng phản đối mạnh mẽ của thế giới Hồi Giáo. Và phản ứng quyết liệt nhất có lẽ là Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia là quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới.
Theo tờ báo The Christian Science Monitor ghi nhận, nhiều cuộc biểu t́nh lớn đả đảo Trung Cộng đă diễn ra trên khắp đường phố. Về phía chánh quyền là Bộ trưởng Bộ Kỹ Nghệ và Thương măi Thổ Nhĩ Kỳ đă kêu gọi TẨY CHAY HÀNG HÓA của Trung Cộng. Điều quan trọng nhất là Thủ tướng Thổ là ERDOGAN đă tuyên bố trên TV Thổ rằng: “Những biến cố xảy ra ở Trung Cộng, nói một cách giản dị là tương đương với sự diệt chủng và không c̣n một cách diễn dịch nào khác hơn được nữa.” Cơ quan truyền thông đồng loạt lớn tiếng tố giác Bắc Kinh tàn sát NHỮNG NGƯỜI ANH EM UIGHURS CỦA HỌ”. Theo nhà báo Sami Kohen nhận định th́ nguyên thủy người Thổ đến từ Châu Á và ngôn ngữ của người Uighurs rất gần gũi với ngôn ngữ của Thổ Nhĩ Kỳ hơn bất cứ ngôn ngữ nào khác ở Trung Á.
Bắc Kinh thực sự nao núng trước phản ứng của Thổ Nhĩ Ky và họ chắc chắn không thể khinh thường lời đe dọa đă được chính thức loan đi từ lực lượng khủng bố Al Qaeda thuộc nhóm Hồi giáo AQIM hoặc LIFG. Nhưng, Bắc Kinh chưa lo sợ lắm v́ c̣n nắm con bài chủ là Osama bin Laden vẫn c̣n điên cuồng chống Hoa Kỳ và Phương Tây.
T́nh thế ngày nay đă hoàn toàn thay đổi sau cái chết của bin Laden. Bắc Kinh giờ đang lên kế hoạch xiết chặt an ninh thủ phủ Urumqi bằng cách lắp đặt gần 17.000 máy thu h́nh theo dơi 3.400 xe bus, 4.400 con đường, 270 trường học và 100 trung tâm thương măi để tránh việc đụng độ giữa người Hán và Uighurs tái diễn (VOA 25/1/2011).
MÔNG CỔ:
Với Mông Cổ, sau 11 năm Mao làm chủ Hoa Lục, tháng 5/1960, Thủ tướng Chu Ân Lai sang thủ đô Ulaanbaatar của Mông Cổ để kư một Hiệp định hợp tác song phương và một Hiệp định về biên giới. Nhưng, trong suốt 20 năm sau đó, Trung Cộng luôn t́m cách lấn biên giới và di dân sang Mông Cổ. Liên Xô đă tố giác Trung Cộng đă vi phạm Hiệp Định về biên giới với Mông Cổ hơn 400 lần chỉ riêng trong năm 1969.
Ngày 2/9/1964, tờ Pravada loan tin rằng Mao rất hối tiếc v́ không tranh thủ được sự đồng t́nh của Liên Xô để cưỡng chiếm luôn Ngoại Mông để sát nhập vào lănh thổ Trung Cộng. Và cho măi tận ngày hôm nay, Trung Cộng cũng chưa từ bỏ tham vọng nầy, nói đúng hơn là tài nguyên năng lượng về dầu mỏ, khoáng sản khổng lồ của quốc gia rộng lớn bao la mà thưa dân nầy. Làn sóng bài Hoa ở Mông Cổ nói chung và Nội Mông nói riêng đang bùng lên dữ dội.
Nội Mông đang lâm vào t́nh trạng hỗn loạn sau khi một ông chăn cừu người Mông Cổ bị một tài xế người Hán cán chết ngày 10/5/2011. Người Hoa chiếm đa số ở đây cho rằng người du mục Mông Cổ thả gia súc bừa băi. C̣n người dân Mông Cổ phẫn nộ v́ họ cảm thấy chánh sách “đô thị hóa” và khai thác hầm mỏ của người Hán đang đe dọa trực tiếp đến đời sống văn hóa cổ truyền của người Mông Cổ. Giới trẻ Mông Cổ ngày càng bất măn trước cách đối xử của chánh quyền Trung Cộng đối với cộng đồng Mông Cổ.
Theo thông tín viên RFI, Stéphane Lagarde từ Bắc Kinh cho biết: Kể từ ngày thứ bảy 28/5, sinh viên tại trường Đại Học Hohhot với hơn 23.000 sinh viên tại vùng Nội Mông bị chánh quyền phong tỏa, hàng trăm cảnh sát chống bạo động trang bị dùi cui đă được điều động tới quảng trường để đàn áp các cuộc xuống đường có quy mô lớn nhất từ 20 năm qua tại thủ phủ Hồi Hột. T́nh h́nh thiết quân luật áp dụng ở nhiều nơi thuộc Nội Mông.
NHẬN ĐỊNH TỔNG HỢP:
Sự phản kháng của nhân dân Tây Tạng, Tân Cương và Mông Cổ đ̣i độc lập dân tộc, bọn Trung Nam Hải càng trấn áp thô bạo th́ khuynh hướng phản kháng càng lên cao làm soi ṃn địa vị cai trị của ĐCSTQ và chắc chắc nó sẽ vượt tầm kiểm soát của ĐCSTQ. Viễn cảnh về một cuộc CÁCH MẠNG GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC của ba dân tộc Tây Tạng – Hồi giáo Tân Cương – Mông Cổ sẽ kết hợp lại thành một mặt trận đấu tranh thống nhất giành độc lập dân tộc sẽ liên quan trực tiếp đến số phận với vận mạng của Đảng CSTQ. Sau cái chết của Osama bin Laden, nay th́ t́nh thế đă đổi khác hoàn toàn bất lợi cho Trung Cộng. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của họ sẽ không c̣n đơn độc và sẽ có nhiều quốc gia HỒI GIÁO HUYNH ĐỆ triệt để ủng hộ về mọi mặt về sức người, sức của. Theo Thông tấn xă chính phủ Mena cho biết đảng chính trị HUYNH ĐỆ HỒI GIÁO đă được tuyên bố hợp pháp tại Ai Cập hồi đầu tháng 6 nầy.
• Nh́n vào phản ứng quyết liệt nhất của Thế giới Hồi Giáo sau biến cố dân Hồi giáo Uighurs ở Tân Cương nổi dậy chống Hán hóa, có lẽ là Thổ Nhĩ Kỳ.
• Đảng Hồi giáo của Turkestan tố cáo Bắc Kinh là thủ phạm gây ra nhiều vụ thảm sát dă man mà nạn nhân chính là dân Hồi giáo Uighurs Tân Cương. Lănh tụ Abdoul Hak của tổ chức nầy kêu gọi tất cả những người Hồi giáo hăy tấn công vào những địa điểm đại diện cho quyền lợi của Trung Cộng để trừng phạt Bắc Kinh v́ đă tàn sát dân Hồi giáo Uighurs: “Đối tượng để tấn công là người Hoa ở trong nước hay tại hải ngoại. Hăy nhắm vào các đại sứ quán, các lănh sự quán, trung tâm thương mại, siêu thị…”
• Biểu t́nh tại Indonesia là nước Hồi giáo đông dân nhứt thế giới, lại thân với Hoa Kỳ và có truyền thống BÀI HOA ác liệt từ thời TT Suharto. Indonesia là một trong những đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ, v́ nó nằm trên vị trí chiến lược là eo biển MALACCA. Đối với Trung Cộng, eo biển Malacca là một hải tŕnh huyết mạch vận chuyển dầu hỏa từ Bắc Phi, Trung Đông, Nam Mỹ… về Hoa Lục.
Chắc chắn trong thập niên đầu thế kỷ thứ XXI nầy, Trung Cộng sẽ phải đối đầu với một cuộc chiến tranh sống c̣n với kẻ thù mới là HỒI GIÁO QUÁ KHÍCH trong “Cuộc đụng độ giữa hai nền văn minh HÁN – HỒI”. Cuộc nổi dậy đấu tranh giành “Độc lập Dân tộc” của 4 dân tộc MĂN, MÔNG, HỒI, TẠNG sẽ không c̣n lẻ loi. Trung Cộng muốn tiêu diệt lực lượng vũ trang ly khai, đánh du kích theo kiểu “TRƯỜNG KỲ KHÁNG CHIẾN” tại vùng biên giới phía Bắc núi non trùng điệp hiểm trở không phải dễ dàng, v́ những lư do sau đây:
• Quân ngoại nhập Hồi Giáo Huynh Đệ trên khắp thế giới sẽ nhập cuộc, sát cánh với dân Hồi giáo Uighurs anh em ở Tân Cương, chống lại QĐND Trung Cộng. Sân sau của Trung Cộng sẽ mất ổn định v́ bốn dân tộc Măn, Mông, Hồi, Tạng sẽ liên kết với nhau, đứng cùng chung chiến tuyến chống kẻ thù chung Trung Cộng để giành độc lập dân tộc và các cơ sở thương mại, siêu thị, hầm mỏ, bến tàu, ống dẫn dầu, đường hỏa xa… nơi chuyển vận dầu hỏa và tài nguyên khai thác ở nước ngoài chảy về Hoa Lục, cũng sẽ thành mục tiêu tấn công của HỒI GIÁO QUÁ KHÍCH.
• Bọn Trung Nam Hải thừa biết rằng, phía Bắc Afghanistan là các nước Cộng Ḥa Hồi Giáo như Kazakhstan, Kyrgystan, Tajikistan, Uzbekistan, Ngoại Mông. Phía Tây Bắc là Afghanistan có quân Mỹ trú đóng và phía Tây là Ấn Độ không đứng ngoài cuộc, sẽ là những hậu phương to lớn của quân kháng chiến. Nếu bị QĐNDTC truy kích, quân kháng chiến sẽ triệt thoái qua bên kia biên giới để bảo toàn lực lượng, bổ sung quân số, tái vơ trang, dưỡng quân… sự hiếu chiến của Trung Cộng đă đẩy Ấn Độ liên minh với Mỹ, Nga, Nhật và các nước ĐNÁ và sẽ đẩy mạnh việc ủng hộ các lực lượng ly khai Tây Tạng, kháng chiến chống Trung Cộng. Tháng 3/2011, Ấn Độ đă hoàn tất điều động hàng chục ngàn quân đến biên giới Ấn – Trung Cộng và hiện đại hóa lực lượng thiết giáp, nâng cấp hệ thống điện tử và vũ khí để sẵn sàng chiến đấu.
• Hoa Kỳ và Nga cũng không đứng ngoài cuộc. Tháng 7/2009, Tổng Thống Nga và Hoa Kỳ chứng kiến việc kư kết thỏa ước Nga và Hoa Kỳ. Theo đó, Hoa Kỳ sẽ lập cầu không vận từ Hoa Kỳ bay trực tiếp từ Bắc Cực qua lănh thổ Nga để vào Trung Á tiếp vận cho chiến trường Afghanistan. Mỗi năm, không lực Mỹ sử dụng đường bay nầy khoảng 4.500 lần, để vận chuyển quân trang, quân dụng, thực phẩm cho các đơn vị Mỹ đang hoạt động trên chiến trường Afghanistan. Quân kháng chiến Hồi Giáo Tân Cương, Tây Tạng và Nội mông sẽ nhận được sự trang bị vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng… qua cầu không vận nầy của Hoa Kỳ.
• Mặt trận biên cương phía Bắc Trung Cộng sẽ bùng nổ, sức nóng vừa đủ cho “HOA LÀI NỞ HOA TRONG L̉NG HOA LỤC”. T́nh trạng thiếu an ninh tại Hoa Lục, bạo động xảy ra nhiều nơi ở Quảng Châu ở miền Nam, thành phố Đài Châu tỉnh Triết Giang ở miền Đông, thành phố Tăng Thành, tỉnh Quảng Đông và hàng loạt bom nổ nhiều văn pḥng chính phủ Trung Cộng tại tỉnh Giang Tây làm cho Bắc Kinh hết sức lo lắng…
TẠI BIỂN ĐÔNG THÁI B̀NH DƯƠNG:
Nga sẽ bỏ ra 678 tỷ USD để hiện đại hóa năng lực chiến đấu của Hải – Lục – Không Quân của quân đội Nga trong thập niên tới đây. Thủ tướng Vladimir Putin loan báo sẽ dùng ngân sách nầy để mua sắm thiết bị dành trang bị cho HẠM ĐỘI THÁI B̀NH DƯƠNG. Theo các nhà phân tách, Moscow muốn cho Trung Cộng thấy rằng nước Nga vẫn có quyền lợi ở các vùng chiến lược ở Châu Á Thái B́nh Dương. Đây có phải là chiến lược chia đôi Thái B́nh Dương giữa NGA – HOA KY, cắt đứt cái đường “Lưỡi ḅ” hay chữ U 9 đoạn với ư đồ khống chế toàn bộ biển Đông của Trung Cộng?
Rơ ràng, Trung Cộng đang bị vây khổn, bốn bề thọ địch, cái thế “thù trong giặc ngoài” là cái thế đáng sợ nhất. Lá cờ Ngũ tinh của Trung Cộng là lá cờ định mệnh. Nước Tàu đang lâm vào thế bị Măn, Mông, Hồi, Tạng vây hăm. Trung Hoa Lục Địa đang rung chuyển trước khi vỡ ra từng mảnh…
NVLH
(6.2011)
Theo Danchimviet