Hoạt động giao lưu giữa hải quân 2 nước bắt đầu từ ngày 15/7 nhằm kỷ niệm 16 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ.
Các đơn vị tham gia vào đợt hoạt động trao đổi hải quân lần này bao gồm tàu khu trục USS Chung–Hoon (DDG 93), tàu USS Preble (DDG 88) và tàu Giải cứu và Cứu hộ USNS Safeguard (ARS-50), thủy thủ của Lực lượng Đặc nhiệm 73, Tư lệnh Lực lượng Hậu cần Tây Thái B́nh Dương, và Đội lặn và Cứu hộ Lưu động.
Tàu USS Chung-Hoon (DDG 93)
USS Chung–Hoon là loại tàu khu trục có thể hoạt động độc lập hay trong nhóm tác chiến trong các nhiệm vụ thuần túy trên biển, hoặc hiệp đồng tác chiến với các quân chủng khác (không quân, lục quân).
USS Chung–Hoon được vũ trang tên lửa có điều khiển, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ pḥng không, chống ngầm và tác chống tàu nổi.
USS Chung–Hoon thuộc lớp USS Arleigh Burke. Lớp tàu được đặt tên theo chỉ huy của đội tàu khu trục nổi tiếng nhất của Hải quân Mỹ. Tàu đầu tiên của lớp USS Arleigh Burke được hạ thuỷ vào ngày 4/7/1991. Hiện tại có 57 tàu tương tự như vậy trong hải quân Mỹ và có nhiều tàu khác đang được đóng.
|
Khu trục USS Chung–Hoon |
Tàu lớp Arleigh Burke được chế tạo toàn bộ bằng thép sử dụng lực đẩy bằng 4 động cơ động cơ LM2500, với tổng công suất 100.000 mă lực, tàu khu trục lớp Arleigh Burke có khả năng đạt tốc độ trên 30 hải lư/ giờ.
Tàu khu trục USS Chung-Hoon đặt tên theo đô đốc Gordon Pai’ea Chung-Hoon, ông sinh vào ngày 25/7/1910 tại Honolulu, Hawaii. Là con trai thứ tư trong năm anh em nhà Chung-hoon. Ông học tại Học viện hải quân Hoa Kỳ và tốt nghiệp vào tháng 5/1934.
Đô đốc Chung-hoon nhận giải thưởng Navy Cross and Silver Star v́ ḷng dũng cảm và anh hùng khi chỉ huy tàu USS Sigsbee (DD 502) từ tháng 5/1944 đến tháng 10/1945.
Vào mùa xuân năm 1945, tàu Sigsbee đă bắn cháy và bị thương 20 máy bay địch khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ hàng không mẫu hạm ngoài khơi đảo Kyushu Nhật Bản.
Ngày 14/4/1945, ngoài khơi đảo Okinawa, một máy bay "kamikaze" lao vào tàu Sigsbee. Bất chấp những thiệt hại, Đô đốc Chung-Hoon, sau này là hạm trưởng, đă b́nh tĩnh vừa chỉ huy khẩu đội pháo cuộc chống trả kéo dài và hiệu quả lại các tấn công sau đó, đồng thời đôn đốc việc sữa chữa tàu để tàu Sigsbee có thể quay về căn cứ. Đô đốc Chung-Hoon nghỉ hưu năm 1959 và mất năm 1979.
Tàu USS Preble (DDG 88)
USS Preble cũng thuộc lớp USS Arleigh Burke giống như USS Chung–Hoon. Tàu được trang bị tên lửa Standard Missile (SM-2MR); Tên lửa Tomahawk; 6 ngư lôi MK-46; hệ thống pḥng thủ tầm cực gần (CIWS - Close In Weapon System), pháo hạm 5 inch MK 45 , tên lửa pḥng không Evolved Sea Sparrow Missile (ESSM) và 2 máy bay trên hạm.
|
Tàu khu trục USS Preble (DDG88) |
Tàu USS Preble được đặt tên theo Đại tá Hải quân Edward Prebble. Ông này đă chỉ huy nhiều tàu, bao gồm tàu USS Constitution trong cuộc Chiến tranh với Pháp (Quasi-War) và trận phong toả Tripoli.
Đại tá Prebble được biết đến nhiều nhất khi chỉ huy chiến dịch gồm 7 tàu và 1.000 thuỷ thủ chống lại cướp biển Barbaray tại Tripoli vào năm 1803.
Không đồng ư với việc phong toả Tripoli, Preble đă tấn công hải cảng này, lúc đó đang được bảo vệ và pḥng thủ bởi 25.000 lính. Bằng một loạt cuộc tấn công dũng cảm, các thuỷ thủ của Preble đă gây thiệt hại và thương vong nặng nề cho đối phương, một kết quả từ việc huấn luyện tích cực và suy nghĩ dũng cảm.
Đại tá Preble nghỉ hưu vào năm 1806 và qua đời vào tháng 8/1807.
Tàu USNS Safeguard (T-ARS 50)
|
Tàu USNS Safeguard |
Tàu Safeguard được thiết kế để thực hiện công tác cứu hộ, nâng và kéo tàu, cứu hoả, các hoạt động lặn, sửa chữa khẩn cấp cho tàu thuyền bị mắc cạn hay không thể hoạt động được.
Được thiết kế bằng thép kết hợp với tốc độ và tính chịu đựng cao, loại tàu cứu hộ và giải cứu này rất phù hợp cho các hoạt động cứu hộ và giải cứu của Hải quân Mỹ cũng như trong các hoạt động thương mại hàng hải.
Tính đa năng của loại tàu này làm, tăng đáng kể khả năng của hải quân Mỹ khi hỗ trợ cho các tàu đang gặp nạn trên biển. Hiện có 4 tàu cứu hộ và giải cứu Safeguard đang hoạt động trong biên chế lực lượng hải quân nước này.
Theo baodatviet