Nhập viện trong t́nh trạng sốt cao kèm theo co giật, bệnh diễn tiến nhanh chuyển sang biến chứng, bé L.V.K (3 tuổi) đă không thể qua khỏi. Đây là ca tử vong thứ 21 do bệnh tay chân miệng gây ra trên địa bàn thành phố kể từ đầu năm đến nay.
Bệnh tay chân miệng (TCM) vẫn tiếp tục diễn biến khó lường trên địa bàn TPHCM nói riêng và các tỉnh phía Nam nói chung. Theo nhận định của BS Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự pḥng bệnh TCM tại TPHCM đang có xu hướng giảm xuống. Nhưng tại các bệnh viện số bệnh nhân từ các tỉnh lân cận chuyển về đang có chiều hướng gia tăng.
Từ đầu tháng 7 đến nay (ngày 19/7), TPHCM tiếp tục có 4 ca tử vong do TCM. Trường hợp mới đây nhất xảy ra ngày 18/7 tại khoa Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 1, bệnh TCM đă cướp đi mạng sống của bé L.V.K (3 tuổi ngụ tại huyện Củ Chi). Được biết, trước đó cháu có biểu hiện sốt cao, ngày 17/8 gia đ́nh đưa bé đến Nhi Đồng 1 điều trị nhưng chỉ 1 ngày sau đó cháu đă tử vong do bệnh diễn tiến nhanh dẫn đến biến chứng.
Dù đă nỗ lực nhưng ngành y tế vẫn không chống nổi bệnh TCM
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay số ca tử vong v́ bệnh TCM tại bệnh viện Nhi Đồng 1 là 26 trẻ, tại bệnh viện Nhi Đồng 2 là 17 trẻ, bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới 4 trẻ.
Hiện mỗi ngày tại bệnh viện Nhi Đồng 1 đang phải tiếp nhận điều trị nội trú cho khoảng 150 đến 170 trẻ mắc TCM. Trong khi đó, tại bệnh viện Nhi Đồng 2 số ca mắc bệnh lên tới 180 trẻ mỗi ngày nên toàn bộ khoa Nhiễm đă phải dành riêng cho bệnh nhi TCM, những trường hợp mắc bệnh nhiễm khác phải chuyển qua các khoa khác “nằm ké”.
TS/BS Phạm Việt Thanh - Giám đốc Sở Y tế thành phố cho biết, sự xuất hiện của loại vi rút mới Enterovirus 71 (EV 71) chủng C4 là nguyên nhân khiến tỷ lệ tử vong do bệnh TCM tăng cao.
Để hạn chế số ca tử vong, Sở đang huy động toàn lực của ngành y tế vào công tác pḥng chống dịch bệnh, tập trung máy thở cho 3 đơn vị có thể điều trị được bệnh TCM trên địa bàn thành phố là bệnh viện Nhi Đồng 1, bệnh viện Nhi Đồng 2 và bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới.
Vân Sơn
theo dantri