Chống lạm phát ở Việt Nam: vẫn trong cái ṿng lẩn quẩn
Người đi chợ trong cơn băo giá (DR)
Thanh Phương
Trong thời gian qua, giá cả và đặc biệt là giá thực phẩm ở Việt Nam đă tăng vọt một cách đột biến, trong bối cảnh mà Việt Nam đang cố gắng kềm chế lạm phát, nhưng vẫn chưa thóa ra khỏi cái ṿng luẩn quẩn, thể hiện qua các biện pháp, lúc th́ siết chặt tín dụng, lúc th́ giảm lăi suất.
Tờ Thanh Niên ngày 13/7 vừa qua trích lời ông Nguyễn Xuân Dương, Cục phó Cục Chăn nuôi, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết là từ tháng 4 trở lại đây, giá thực phẩm đă tăng khoảng 40-60%. Riêng thịt heo tăng tới 70%. Giá rau xanh cũng tăng mạnh và tại Hà Nội nhiều loại rau tăng tới 100-200%.
Mức lạm phát ở Việt Nam trong tháng 6 vừa qua đă lên tới 20,82% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất từ 2008 đến nay và cũng là cao nhất châu Á. Theo thống kê mới nhất, tính đến tháng 6, chỉ số giá tiêu dùng ( CPI ) đă tăng thêm 13,29% , trong khi chỉ tiêu mà chính phủ Việt Nam đề ra là kềm chế lạm phát năm nay ở mức 17% . Cứ theo đà tăng giá thực phẩm như đă nói ở trên th́ Việt Nam khó mà bảo đảm được mục tiêu này, nhất là v́ t́nh h́nh thị trường thế giới vẫn có nhiều biến động.
Theo ngân hàng HSBC, thực phẩm là mặt hàng chiếm tới 40% trong rổ tính Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam và có vai tṛ quan trọng trong việc tính toán lạm phát trong nước. Sự tăng giá lương thực trên thế giới vẫn chưa phản ánh đầy đủ vào giá cả ở Việt Nam. Như vậy, giá thực phẩm có nguy cơ sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới đây, gây áp lực lên đà tăng của Chỉ số giá tiêu dùng - CPI từ đây đến cuối năm.
Một nguyên nhân khác khiến giá thực phẩm tăng vọt duờng như là do việc các thương gia Trung Quốc ồ ạt thu gom nông sản ở Việt Nam với giá cao, khiến nguồn cung cho thị trường nội địa khan hiếm, nhà nông th́ có lợi, nhưng nhà nghèo th́ thêm khốn đốn.
Vấn đề là cho tới nay chính sách chống lạm phát của Việt Nam có vẻ không nhất quán. Theo lời Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Vơ Hồng Phúc ngày 9/6, chính phủ Việt Nam sẽ giữ nguyên chính sách thắt chặt tiền tệ, ít nhất là cho đến cuối năm nay để kềm chế lạm phát. Nhưng ngày 4/7 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước lại thả lỏng phần nào chính sách tiền tệ khi, quyết định hạ lăi suất đối với các khoản vay trên thị trường mở (OMO) từ mức 15% xuống c̣n 14%.
Trong một bài nghiên cứu công bố ngày 8/7, một kinh tế gia của ngân hàng Thụy Sĩ Crédit Suisse, ông Santitarn Sathirathai, cho rằng “quyết định cắt giảm lăi suất là quá sớm và có nguy cơ phát một tín hiệu không rơ ràng đến thị trường”. Theo chuyên gia kinh tế này, “quyết định nói trên phản ánh xu hướng cố hữu của chính phủ là đạt mức tăng trưởng cao hơn duy tŕ ổn định, trong khi chính điều này đă khiến lạm phát và thâm thủng mậu dịch tăng cao”. Tác động của chính sách này sẽ được thấy rơ trên các dữ liệu về tăng trưởng và lạm phát năm tới.
Về phần ḿnh, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng nhận định là quyết định cắt giảm lăi suất cho vay của Ngân hàng Trung ương của Việt Nam có thể khiến nhiều người hoài nghi về quyết tâm chống lạm phát của chính phủ. IMF quan ngại rằng, việc cắt giảm lăi suất sẽ khiến thị trường cảm thấy mập mờ về cam kết duy tŕ nỗ lực ổn định kinh tế của chính phủ theo Nghị quyết 11, được chính phủ thông qua vào tháng 2 nhằm đối phó với lạm phát bằng việc kiểm soát chặt chẽ các khoản vay và giảm thâm hụt ngân sách.
Giới chuyên gia Việt Nam nhận định như thế nào về t́nh h́nh lạm phát hiện nay và hiệu quả của các biện pháp kềm chế lạm phát?
Theo RFI
|