Trở về bằng xương bằng thịt, sau 38 năm nhận giấy báo tử, ước mơ nhỏ bé của liệt sĩ Phạm Tuấn Hanh (SN 1950) đơn giản là được cấp khẩu, xác minh đích danh, nhưng đến nay, ông vẫn vô danh tính và vô gia cư.
Về xă Kim Tân (huyện Kim Thành, Hải Dương) vào một chiều nắng đổ lửa, phó công an xă Nguyễn Văn Năm ṿng vèo đưa tôi t́m đến nhà ông Phạm Văn Xíu, anh trai ruột đang nuôi dưỡng ông Phạm Văn Hanh, liệt sĩ trở về sau 38 năm báo tử.
38 năm phiêu bạt...
Đằng sau cánh cổng bằng tre ghép, ngoắc hờ, một người đàn ông khuôn mặt xạm lại bởi nắng, ngờ nghệch nh́n chúng tôi chằm chằm và bước theo vào nhà.
“Ông Hanh đấy, có giấy báo tử từ năm 1975, mới được cô em gái t́m thấy đưa về, nhưng ông bị mất trí nhớ, thần kinh bị tổn thương nặng. Ḿnh cứ vào nhà rồi gọi ông ấy vào. Chiều hôm qua dặn người nhà bảo ông ấy ở nhà, chứ không ông ấy cứ lang thang suốt”, anh phó công an xă th́ thầm.
Ông Xíu, anh trai ông Hanh cho hay: "Lúc nó về không nhớ ǵ cả, cứ thơ thẩn cả ngày, thích đi đâu là đi, gia đ́nh không cản được, mà cản là nó nổi điên. Nhưng hơn hai tuần sau, hắn cũng bắt đầu mang máng nhớ ra tên nhiều người. Và đến giờ nhớ ra nhiều thứ nữa. Gia đ́nh tôi mừng lắm".
Tuy khuôn mặt người liệt sĩ vừa trở về sau 38 năm bị báo tử vẫn c̣n hơi ngờ ngệch do trí nhớ chưa thể hồi phục hoàn toàn, nhưng dường như ông hiểu lờ mờ những ǵ chúng tôi đang nói.
Ông Phạm Tuấn Hanh, trở về sau 38 năm có giấy báo tử
“Lúc đang chiến đấu trong chiến trường miền Đông Nam bộ năm 1973, tôi bị bom thả sát cạnh, bất tỉnh không biết ǵ. Lúc tỉnh dậy th́ thấy đang được một người đàn ông dân tộc CơTu chăm sóc, không nhớ ǵ hết, chỉ mang máng ḿnh ở Hải Hưng, nhưng không biết chính xác chỗ nào cả”, ông Hanh xen vào câu chuyện.
4 năm sau, người dân tộc cứu ông qua đời, thế là ông trở thành người vô gia cư, lang bạt khắp các tỉnh, vô thức về quê hương và làm đủ nghề để kiếm sống, từ gặt lúa, đào hồ nuôi tôm đến trồng hoa.
“Dân ở đó họ thấy ḿnh nghèo, nên đi đâu làm là họ rủ đi. Làm thuê ở khắp các tỉnh: Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau… Mỗi nơi chỉ ở vài ngày, nhiều nhất là một tháng”, ông Hanh kể lại.
Trước lúc nhắm mắt, người cha của ông Hanh có trăn trối lại cho mấy người con trong nhà, phải t́m cho bằng được mộ ông Hanh về quê an táng. Bà B́nh, em gái ông Hanh đă lặn lội theo dấu những nơi mà anh trai ḿnh từng chiến đấu, nhưng vẫn không thể t́m thấy.
Rồi như có điềm báo, trong một giấc mơ, bà B́nh thấy có người mách bảo, ông Hanh vẫn đang c̣n sống và đang ở Trà Vinh. Mặc dù trong gia đ́nh chẳng ai tin, nhưng bà vẫn quyết chí đến tận nơi để t́m.
Quyết tâm t́m lại người anh trai cuối cùng cũng được toại nguyện. Tháng 2-2011, sau gần 40 năm xa cách, bà B́nh đă t́m lại anh ḿnh khi ông Hanh đang trồng hoa thuê ở Lâm Đồng.
“Lúc nh́n thấy anh ḿnh, đưa tấm ảnh người anh trai bao năm qua mang bên ḿnh ra so sánh, tôi mừng khôn xiết, nhưng cũng thương xót vô cùng. Hai mẹ con không sao cầm được nước mắt”, bà B́nh tâm sự.
Ngày về
Khi cầm bức ảnh, người đàn ông quần áo tả tơi, hom hem này xem qua loa và tuyên bố: ḿnh không có em gái, cũng không biết nhà ḿnh ở đâu.
“Nhưng tôi tin đó là anh ḿnh, v́ đặc điểm nhận dạng sau gáy có một nốt ruồi và trên má có vết sẹo. Mặc dù năm anh nhập ngũ, tôi c̣n nhỏ, h́nh ảnh về anh tôi chỉ do bố mẹ nói lại, nhưng trái tim tôi mách bảo đây là anh ḿnh”, bà B́nh tiếp tục câu chuyện.
Do di chứng để lại, ông hoàn toàn vô thức về người thân yêu và h́nh ảnh quê hương, nhất quyết không về. Cuối cùng bà B́nh phải lấy lư do mướn ông về làm thuê, ông mới chịu nhận lời sẽ về. Và kết quả thử máu phần nào khẳng định chắc chắn đó chính xác là anh bà.
Báo tin ra Hải Dương, đồng thời chụp ảnh gửi ra để những người trong gia đ́nh nhận dạng. Tất cả mọi người khẳng định, đây chắc chắn là ông Hanh, liệt sĩ c̣n sống sau 38 năm báo tử.
“Năm 1972, cuộc chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra khốc liệt, nó xung phong lên đường theo đoàn của trường, hồi đó nó đang là giảng viên của Trường luyện kim, khu gang thép Thái Nguyên. Từ đó là gia đ́nh bặt tin. Nhận được tin của em gái, nh́n tấm ảnh nó gửi, tôi không tin vào mắt ḿnh nữa” – ông Xíu cho hay.
Tấm giấy báo tử Liệt sỹ Phạm Tuấn Hanh mà đơn vị gửi về cho gia đ́nh từ năm 1975
Ngày bà B́nh đưa ông về Hải Dương hội tụ cùng gia đ́nh. Một niềm vui khôn tả về với xóm nghèo, bà con ai cũng đến hỏi thăm, dù ông Hanh vẫn chưa hề nhận biết ra người nào. Ông vẫn mang trên ḿnh bộ quần áo rách bươm, im lặng ngồi nh́n bà con hàng xóm nghé thăm.
“38 năm từ ngày báo tử, nó về với chỉ một bộ quần áo rách, mất trí nhớ gần như hoàn toàn. Cả ngày chỉ ngồi im ĺm. Thỉnh thoảng nó mắc chứng động kinh. Nó ngủ rất ít, hàng đêm tôi phải thức trắng đêm trông nó, v́ cứ dậy cái là mở cửa đ̣i đi. Nằm mơ hay khào thét. T́m thấy em ḿnh là vui rồi, bằng mọi giá tôi phải trông nom nó, giúp nó lấy lại trí nhớ” – ông Xíu chia sẻ.
Vô gia cư, vô danh tính
Trong không khí ngập tràn niềm vui khi t́m thấy em trai, nhưng ông Xíu vẫn cánh cánh trong ḷng, bởi từ ngày về, ông Hanh vẫn chẳng thể nhập khẩu, v́ không có giấy tờ tùy thân chứng minh cho ḿnh.
Liệt sỹ trở về (b́a trái) đang được chăm sóc trong căn nhà của người anh trai
Hơn hai tháng trở về quê hương, mặc dù đă được thông báo, nhưng ông Hanh vẫn chưa thể quay trở lại cuộc sống b́nh thường v́ chưa được xác minh lư lịch, cấp khẩu từ chính quyền. Hằng ngày, ông vẫn phải sống trong sự đùm bọc của người thân trong gia đ́nh họ hàng.
“Vợ mới mất, giờ chỉ có ḿnh tôi, kinh tế khó khăn th́ cố nhờ anh em giúp đỡ nuôi em nó qua ngày. Nhưng chỉ mong các cơ quan, nhanh chóng xác minh, giúp đỡ” – ông Xíu cho hay.
Ngày về chỉ mỗi tấm áo rách che thân, tổn thương thần kinh nghiêm trọng, giờ tinh thần cũng đă ổn định hơn, ông Hanh chia sẻ ước mơ nho nhỏ: “Do mất trí nhớ, phiêu bạt quá lâu, nay về tôi chỉ muốn xă nhập khẩu cho tôi để có mảnh đất nhỏ canh tác, sinh hoạt ổn định cuộc sống”.
C̣n phía xă th́ cũng vào thăm hỏi, động viên tinh thần, nhưng cũng chỉ biết chờ quyết định xác minh của Sở LĐTB&XH tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Quỵnh, Chủ tịch xă Kim Tân cho hay: “Chúng tôi chưa dám nhập khẩu cho ông Hanh v́ chưa có quyết định xác minh của Sở về danh tính có chính xác hay không. Hiện xă cũng chỉ biết chờ thôi”.
Theo Đoàn Tân – Duy Tuấn
Vietnamnet