Mỹ-Trung: vũ điệu nợ nần - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 07-27-2011   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 108
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default Mỹ-Trung: vũ điệu nợ nần

(TBKTSG) - Bế tắc trong các cuộc thảo luận về nợ công và thâm hụt ngân sách ở Washington làm người Mỹ buồn rầu nhưng người Trung Quốc càng bối rối hơn v́ cả hai đang ở trong thế cộng sinh về kinh tế mà sợi dây ràng buộc chính là quan hệ chủ nợ và con nợ.

Trung Quốc muốn người dân chi tiêu nhiều hơn, tiết kiệm ít hơn nhưng không thành công lắm.

Là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ, Trung Quốc đă nhiều lần lớn tiếng phê phán cái gọi là thói phóng túng của Washington. Mới đây nhất, trong cuộc họp báo thường kỳ cuối tuần qua, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi, cảnh báo: “Chúng tôi hy vọng chính phủ Mỹ sẽ thực thi những chính sách có trách nhiệm, cùng những biện pháp bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư”.

T́nh huống khó xử của Trung Quốc

Theo số liệu của bộ Tài chính Mỹ, hiện Trung Quốc nắm giữ khoảng 1.160 tỉ đô la trái phiếu chính phủ Mỹ, nếu tính cả Hồng Kông th́ con số này lên tới 1.280 tỉ đô la. Nếu chính phủ Mỹ tiếp tục nới lỏng tiền tệ để vực dậy nền kinh tế th́ đồng đô la Mỹ sẽ tiếp tục xuống giá và từ đó giá trị khối trái phiếu mà Trung Quốc đang nắm giữ cũng teo tóp thêm. C̣n nếu đến ngày 2-8 tới, Quốc hội Mỹ vẫn chưa đồng ư tăng mức trần nợ công của Mỹ, hiện vào khoảng 14.900 tỉ đô la, và chính phủ Mỹ rơi vào t́nh trạng “mất khả năng chi trả” th́ t́nh h́nh c̣n tệ hại hơn nữa.

Thực ra người Trung Quốc đă sớm nh́n thấy nguy cơ này. Ngay từ năm 2009, chỉ một thời gian ngắn sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đă nói rằng nước ông “rất lo ngại” về sự an toàn của khối trái phiếu kho bạc Mỹ mà họ đang nắm giữ. Năm ngoái, các cố vấn chính sách ở Trung Quốc đă kịch liệt phê phán Cục Dự trữ liên bang Mỹ làm xói ṃn giá trị quỹ dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc bằng cách “in ra quá nhiều tiền” trong chương tŕnh được gọi là nới lỏng định lượng (quantitive easing). C̣n bây giờ, nguy cơ chính phủ Mỹ vỡ nợ làm Bắc Kinh mất ăn mất ngủ.

Cái khó của Trung Quốc là ngoài việc phê phán và kêu gọi, họ không thể có phản ứng nào khác. V́ đă cho Mỹ vay quá nhiều tiền nên để “nuôi nợ”, Trung Quốc phải tiếp tục mua vào, nắm giữ trái phiếu Mỹ.

Theo Andy Rothman, nhà phân tích của ngân hàng đầu tư CLSA tại Thượng Hải, quan hệ chủ nợ-con nợ giữa Trung Quốc và Mỹ là mối quan hệ toàn cầu “lớn đến nỗi không thể sụp đổ”. Chỉ cần Bắc Kinh tỏ dấu hiệu đang bán ra một phần trái phiếu chính phủ Mỹ, “các quốc gia khác cũng sẽ bán các tài sản định giá bằng đô la Mỹ”, ông Rothman nói và cho rằng điều đó sẽ làm mất giá trị số trái phiếu mà Trung Quốc đang nắm giữ, “Đó là một sự tự sát tài chính của Trung Quốc”, ông Rothman nhận xét.

V́ đâu nên nỗi?

Sở dĩ Trung Quốc bị rơi vào t́nh huống khó xử này là do họ quá nuông chiều các lợi ích quốc gia. Để trở thành nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới, Trung Quốc đă tập trung vào những chính sách khuyến khích tiết kiệm ở trong nước và giữ giá trị đồng tiền ở mức thấp để giành lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Kết quả là Trung Quốc đạt được thặng dư thương mại và thặng dư tài khoản văng lai khổng lồ, h́nh thành quỹ dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới với hơn 3.000 tỉ đô la Mỹ.

Phần lớn quỹ dự trữ ngoại hối này được đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ - một kênh đầu tư được coi là an toàn nhất dù lợi nhuận thấp. Gần đây Trung Quốc đă cố gắng đa dạng hóa danh mục dự trữ ngoại hối bằng cách đầu tư vào trái phiếu chính phủ các nước châu Âu và Nhật Bản nhưng thị trường trái phiếu của các nền kinh tế này không đủ lớn, không đủ thanh khoản để hấp thụ khối ngoại tệ ngày càng tăng của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc cũng khuyến khích các tập đoàn, công ty quốc doanh mở rộng hoạt động ra nước ngoài, mua lại các hầm mỏ và các nguồn tài nguyên thiên nhiên để cung ứng cho nền kinh tế đói nhiên liệu trong nước. Tuy nhiên, bởi v́ Trung Quốc có quá nhiều ngoại tệ đến mức không một kênh đầu tư nào hấp thụ nổi, nên phần lớn tiền dự trữ của nước này vẫn tiếp tục đổ vào trái phiếu Mỹ.

“Trung Quốc không có lựa chọn nào khác là tiếp tục mua vào. Dù sao, trái phiếu kho bạc Mỹ vẫn là sản phẩm đầu tư lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất trên thị trường thế giới”, ông Zhang Ming, chuyên gia của Viện Hàn lâm Khoa học xă hội Trung Quốc, nhận xét. Ngay cả vào lúc này, mặc dù Bắc Kinh bực bội với sự bế tắc trong vấn đề nợ nần ở Washington, khả năng lựa chọn của Trung Quốc vẫn bị hạn chế. Giáo sư Eswar S. Prasad, khoa kinh tế học Đại học Cornell và cựu giám đốc bộ phận Trung Quốc của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nói rằng “Họ [Trung Quốc] gần như không thể làm ǵ khác. Ngay cả khi Trung Quốc thấy Mỹ đang rơi xuống vực th́ cũng không có nơi nào khác để họ bỏ tiền vào”.

Tai họa lan rộng

Hành động của Trung Quốc, tuy giúp cho Mỹ có được nguồn vốn rẻ, nhưng không chỉ gây khó xử cho chính Bắc Kinh mà c̣n kích hoạt sự mất cân đối trên toàn cầu.

Khoản thâm hụt khổng lồ của Mỹ đă làm suy yếu nền kinh tế và bóp nghẹt tiêu dùng ở Mỹ. Khi các nhà đầu tư toàn cầu như Trung Quốc có rất ít lựa chọn ngoài trái phiếu chính phủ Mỹ th́ Washington, bất chấp suy thoái kinh tế và khối nợ công khổng lồ, vẫn có thể tiếp tục giữ lăi suất ở mức thấp và ngập trong các khoản vay giá rẻ.

Về lâu dài, nhiều nhà kinh tế nói rằng sự mất cân bằng mang tính cơ cấu tiềm ẩn ở cả hai phía trong sự cộng sinh về nợ nần giữa Mỹ và Trung Quốc có thể là một thảm họa. Ví dụ, nhiều người nói rằng, sự mất cân bằng ấy đă góp phần gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu v́ nó tạo ra mức lăi suất thấp một cách giả tạo từ đó đẩy giá nhà đất tới mức bong bóng và bùng nổ.

Do đồng đô la Mỹ có vai tṛ là đồng tiền dự trữ toàn cầu, ḍng vốn rẻ giả tạo đó cũng đang làm chao đảo cả châu Âu và Nhật Bản vốn đang ngập trong cuộc khủng hoảng nợ công do các chính phủ vay quá nhiều tiền để chi dùng và đầu tư.

Giờ đây Trung Quốc và Mỹ đang cố gắng điều chỉnh t́nh trạng đó bằng những cách thức trái ngược nhau. Các nhà hoạch định chính sách Mỹ đang thúc giục người dân tiết kiệm nhiều hơn và giảm tiêu thụ; trong khi đó các quan chức Trung Quốc đi theo hướng ngược lại, cam kết khuyến khích tiêu dùng nhiều hơn, tiết kiệm ít hơn. Nhiều quốc gia châu Âu gần đây đă thực thi các chính sách thắt lưng buộc bụng hết sức khắc khổ, bất chấp sự phản đối của người dân, để tránh nguy cơ vỡ nợ.

Thế nhưng trong hai năm qua, cả Mỹ và Trung Quốc đều không đạt được sự tiến bộ có ư nghĩa nào trong việc thực thi các chiến lược này. Cả hai nước đều thấy rằng sự điều chỉnh như vậy là quá tốn kém và có hại cho các mục tiêu kinh tế ngắn hạn. Nước Mỹ đang tập trung vào việc khôi phục kinh tế, trong khi Trung Quốc có ư định làm giảm tốc độ tăng trưởng. Và ở cả hai quốc gia này, mục tiêu điều chỉnh đều liên quan tới sự thay đổi hành vi của công chúng, một điều không bao giờ dễ dàng.

Bắc Kinh và Washington làm thế nào để cân bằng nợ nần?

Người Mỹ hy vọng Trung Quốc sẽ thúc đẩy tiêu dùng nội địa và gia tăng những dự án đầu tư trực tiếp vào Mỹ. Trong khi đó người Trung Quốc lại hy vọng người Mỹ sẽ xử lư tốt khối nợ nần khổng lồ và giữ nguyên được giá trị của đồng đô la Mỹ - cũng có nghĩa là giá trị khối nợ mà Trung Quốc đang nắm giữ được tính bằng đô la Mỹ.

Câu trả lời thực thụ cho câu hỏi trên xem ra vẫn c̣n rất xa vời, và do đó kinh tế thế giới vẫn tiếp tục chuyển động trong ṿng quay bất ổn, ít nhất là một thời gian dài nữa.

(Theo New York Times)
Hanna_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	8
Size:	11.2 KB
ID:	303925
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC4

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 09:25.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06416 seconds with 14 queries