Hàng chục hiện vật nguyên gốc, là vật chứng cho sự tàn khốc cuả chiến tranh hoá học với sự hủy diệt môi sinh khủng khiếp đã được đưa ra trước công chúng, đem lại cho người xem trải nghiệm trải nghiệm sâu sắc về nỗi đau mà chất độc da cam gây ra cho tới ngày hôm nay.
Từ ngày 26/7, tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam diễn ra triển lãm chuyên đề mang tên “Nỗi đau da cam”, quy tụ hơn 300 hiện vật, hình ảnh và tư liệu quý tập trung vào 3 chủ đề lớn: Quân đội Mỹ gây ra thảm hoạ da cam ở VN; VN khắc phục hậu quả chất độc da cam và Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam.
Đáng chú ý tại triển lãm là sự có mặt của hàng chục hiện vật nguyên gốc, là vật chứng cho sự tàn khốc cuả chiến tranh hoá học với sự hủy diệt môi sinh khủng khiếp lần đầu tiên được đưa ra trước công chúng. Chúng đem lại cho người xem trải nghiệm trải nghiệm sâu sắc về nỗi đau mà chất độc da cam gây ra cho tới ngày hôm nay.
Đến nay có khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị hủy hoại trực tiếp hoặc gián tiếp bởi chất độc da cam. Những con số này do chính những người nước ngoài ghi nhận, trong đó đáng kể là các tổ chức chống hiểm họa chất độc hóa học da cam ở châu Mỹ và châu Âu.
Một số hình ảnh Đất Việt ghi nhận:
Thùng phuy chứa chất độc CS, Mỹ sản xuất và sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam ta thu được trong Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh, năm 1968. Chất độc CS không tàn phá môi trường mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của con người.
Can nhựa đựng chất độc CS do Mỹ sản xuất và trang bị cho quân đội. Ta thu được vào tháng 6/1970.
Thùng chiến thuật E158 - R2 được Mỹ thả từ máy bay lên thẳng làm có khả năng làm ô nhiễm một khu vực rộng lớn lên tới 6500m2, với thời gian nhiễm độc từ 10 - 15 phút.
Những đầu đạn có chứa chất độc hóa học quận đội Mỹ đã sử dụng ở miền Nam Việt Nam.
Đầu đạn hỏa tiễn hóa học 2,75 inch WP của Mỹ, ta thu được trong trận Cầu Ván, Vĩnh Viễn thuộc huyện Long Mỹ, Cần Thơ tháng 4/1966.
Mặt nạ phòng độc M 10C2, Mỹ sản xuất và trang bị cho lực lượng tác chiến trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Một trong hàng chục tài liệu của địch về việc sử dụng chất độc da cam/trong chiến tranh được trưng bày tại triển lãm.
Bộ khí tài phòng da L1, chiến sĩ Tiểu đoàn 903, Binh chủng Hóa học trong quá trình tham gia khắc phục xử lý chất độc CS do Mỹ để lại sau chiến tranh tại khu vực đèo Cù Mông, Bình Định, tháng 11/2005.
Những hình ảnh ghi lại các di chứng nặng nề của chất độc da cam tác động đến nhiều thế hệ, với các bệnh da liễu, nứt đốt sống, dị tật cơ thể và tâm thần.
Những nạn nhân của chất độc da cam đã được xã hội quan tâm và giúp đỡ với nhiều hình thức phong phú cả về vật chất và tinh thần. Cuộc vận động sáng tác ca khác "Vì nạn nhân chất độc da cam" năm 2010-2011 là một ví dụ.
Nụ cười của những em nhỏ bị di chứng chất độc da cam tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương.
Chị Phạm Thị Vượng sinh năm 1978 ở xã Bình Trung, Bình Sơn, Quảng Ngãi là một nạn nhân của chất độc màu da cam. Chị chỉ cân nặng 12kg, cao 0,8m, bị bại liệt bẩm sinh nửa người dưới nhưng vẫn tự học văn hóa, nữ công gia chánh, bán hàng nuôi sống bản thân và phụ giúp gia đình.
Triển lãm cũng đã trưng bày các sản phẩm do chính các nạn nhân của chất độc da cam làm ra. Trong ảnh là một món quà lưu niệm do nạn nhân chất độc ca cam ở cơ sở khuyết tật An Phúc - Bình Hưng Hòa - TP HCM thực hiện.
Hồng Quân - ĐấtViệt