Thảm họa hạt nhân Chernobyl được xem là tai nạn khủng khiếp nhất trong lịch sử năng lượng thế giới, khiến một vùng rộng lớn của Ukraine thành vùng đất chết. Tuy nhiên, 25 năm sau, nơi đây lại trở thành pḥng thí nghiệm thiên đường đối với các nhà khoa học.
"Tôi gặp một cơn ác mộng khi lần đầu tiên tôi đến đây. Nhưng giờ đây tôi thực sự thích thú với những chuyến thực địa tại mảnh đất này", ông Andrea Bonisoli-Alquati, một nhà sinh vật học người Italy chia sẻ.
Ông là một thành viên trong nhóm nghiên cứu quốc tế gồm khoảng chục người tham gia vào chuyến đi thực địa 6 ngày xung quanh khu vực nhà máy hạt nhân Chernobyl "khét tiếng" một thời.
Chernobyl "cựa ḿnh" hồi sinh
Nhóm nghiên cứu của ông Andrea đi sâu vào khu vực rừng và đồng cỏ bị ô nhiễm phóng xạ nặng nề nhất và nguy hiểm nhất ở Chernobyl.
Ngày thực địa đầu tiên của nhóm bắt đầu lúc 4h30. Trong buổi sáng sớm, khu vực Chernobyl toát lên vẻ yên tĩnh và xinh đẹp một cách kỳ lạ. Điều này cho thấy thiên nhiên cuối cùng cũng bắt đầu hồi sinh sau thảm họa kinh hoàng năm 1986.
"Nhiều người đến đây với hy vọng được nh́n thấy quang cảnh hoang tàn như trên mặt trăng nhưng hiển hiện trước mắt họ là bạt ngàn cây cối, chim muông và một vài loài động vật có vú khiến họ vô cùng ngạc nhiên”, giáo sư Mousseau nói.
Khung cảnh ở khu vực Chernobyl khá thơ mộng và dần mất đi dấu vết đau thương một thời.
Tiến sĩ Jim Smith, người nghiên cứu Chernobyl trong suốt 20 năm qua cho biết, theo các bằng chứng từ pḥng thí nghiệm th́ thảm họa Chernobyl không gây ảnh hưởng đáng kể đến các loài động vật hoang dă.
Tiến sĩ Smith cũng tiến hành những nghiên cứu riêng của ḿnh tập trung vào các hệ sinh thái thuỷ sinh trong khu vực nhiễm xạ. Và thật kỳ diệu, ông t́m thấy sự đa dạng sinh học lớn nhất, rất nhiều các loài thủy sinh vẫn tồn tại trong vùng hồ ô nhiễm nhất khu vực: hồ Glubokoye.
Tuy nhiên, giáo sư Mousseau lại cho biết ông t́m thấy điều trái ngược với tiến sĩ Smith: "Những ảnh hưởng từ thảm họa Chernobyl là đáng kể. Ở những khu vực bị ô nhiễm cao, chúng ta thấy các loài động vật ít hơn một nửa so với những khu vực ít bị ảnh hưởng”.
Thực tế, khu vực mà các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu là phần giao thoa giữa vùng ô nhiễm nhất và khu vực tương đối an toàn của Chernobyl khiến cho những ǵ họ khám phá được dường như trở nên thật khó hiểu. Ở đây có thể nh́n thấy những cây thông ḱ dị với h́nh dạng bị biến đổi kinh khủng bởi phóng xạ, ngược lại cũng thấy bạt ngàn những cánh rừng trải dài tươi tốt. Thậm chí trên những đồng cỏ sinh trưởng xanh tốt, nhóm nghiên cứu c̣n bắt gặp những chú nai sừng tấm đang nhởn nhơ gặm cỏ.
Tiến sĩ Sergii Gashchak, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Chernobyl ở Ukraine cho rằng, việc con người ít tác động đến tự nhiên ở đây khiến động thực vật sinh trưởng mạnh mẽ.
Quan điểm này nhận được sự đồng t́nh của tiến sĩ Smith. "Khi người dân di dời khỏi vùng ô nhiễm, thiên nhiên vẫn phát triển một cách đáng kinh ngạc. Điều này chứng tỏ hoạt động hàng ngày của con người phá hủy tự nhiên nhiều hơn là ô nhiễm phóng xạ sau tai nạn hạt nhân. Liệu các chất phóng xạ có gây tổn hại đến động vật hoang dă ở Chernobyl hay không, đây vẫn c̣n là điều bỏ ngỏ”, tiến sĩ Smith nói.
Chernobyl - thiên đường của các nhà khoa học
Buổi sáng thứ hai, nhóm nghiên cứu tới khu vực chỉ cách nhà máy điện hạt nhân vài km. Đây là địa điểm lui tới hàng năm của các nhà khoa học để nghiên cứu tác động của phóg xạ đến hệ sinh thái tự nhiên.
Các nghiên cứu mới nhất của nhóm trên loài chim cho thấy phóng xạ có liên quan đến một số hiệu ứng di truyền bất thường, chẳng hạn như nghiên cứu công bố trên tờ PloS One mới đây chỉ ra rằng, loài chim trong khu vực bị ô nhiễm có năo bé hơn. C̣n nhà sinh vật học Gier Rudolfsen, một thành viên trong đội nghiên cứu cho biết cơ quan sinh sản của những con chim đực cũng bị ảnh hưởng bởi nó thường nhạy cảm hơn với phóng xạ.
“Ảnh hưởng mạnh nhất có lẽ là cơ quan sản xuất "tinh trùng". Tại khu vực bị nhiễm phóng xạ những con chim đực sản sinh ít "tinh dịch" hơn và chất lượng "tinh dịch" cũng kém hơn. Điều đó cho thấy khả năng sinh sản của chim bị ảnh hưởng nặng nề”, tiến sĩ Gier nói.
Tuy nhiên, sự ô nhiễm ở khu vực Chernobyl trở nên vô h́nh khi mà thiên nhiên ở đây vẫn rất thơ mộng; ngoại trừ việc các nhà khoa học cho biết nếu tinh ư chúng ta sẽ phát hiện ra rằng buổi sáng ở đây không có nhiều loài chim ca hót và trong khu rừng đỏ sẽ không có được khung cảnh tuyệt đẹp như những khu vực khác.
25 năm sau thảm họa hạt nhân Chernobyl, vùng đất này hiện trở thành thiên đường đối với các nhà khoa học.
25 năm sau thảm họa hạt nhân khủng khiếp nhất trong lịch sử, khu vực trung tâm Chernobyl, nơi nhà máy điện hạt nhân được xây dựng bây giờ là một đống đổ nát với những giàn giáo hoen rỉ, những khối bê tông và sắt thép nằm ngổn ngang để lộ ra một khu vực chết chóc ảm đạm. Nhưng như một nghịch lư, nó lại thực sự là một thiên đường đối với các nhà khoa học bởi những điều huyền bí đang chứa đựng và họ sẽ c̣n trở lại đây bất chấp những nguy cơ từ chất độc phóng xạ.
Tim Mousseau, nhà khoa học người Canada dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho biết, nơi này hiện là một pḥng thí nghiệm tự nhiên có sức hấp dẫn khó cưỡng đối với các nhà khoa học. Ông cùng với nhà sinh thái học Đan Mạch Anders Moller đang trong năm thứ 12 làm việc cùng nhau ở khu vực này.
"Nó giống như một cuộc phiêu lưu vậy. Tôi luôn cảm thấy hạnh phúc khi ở đây. Sau chuyến thực địa này, chúng tôi sẽ trở lại vào mùa xuân tới để tiếp tục các nghiên cứu”, tiến sĩ Mousseau nói.
Lê Dung (theo BBC)