– Mặc dù sử dụng công nghệ hiện đại, vật liệu tiên tiến, tuân thủ quy tŕnh thi công nghiêm ngặt, nhưng vết nứt vẫn liên tiếp xuất hiện. Sự cố ấy khiến dư luận đặt ra câu hỏi là công nghệ nào sẽ phù hợp cho lớp phủ mặt đường cây cầu dây vơng dài nhất Việt Nam?
Sau khi VTC News có bài viết phản ảnh về t́nh trạng hư hỏng lớp mặt cầu Thuận Phước, ngày 22/7 UBND TP Đà Nẵng có văn bản số 4333/UBND-QLĐTư gửi Sở Giao thông vận tải TP Đà Nẵng và BQL Dự án Đầu tư xây dựng công tŕnh giao thông công chính yêu cầu kiểm tra, phân tích nguyên nhân gây hư hỏng, phương án sửa chữa khắc phục và tiến độ sửa chữa đối với hiện tượng trên, báo cáo UBND TP và Báo VTC News được rơ.
Do công nghệ quá mới nên các đơn vị liên quan đến sự cố không dám chắc rằng sự cố có tiếp tục xảy ra...
Lớp phủ mặt cầu Thuận Phước được thi công bằng công nghệ Epoxy tiên tiến, hiện đại nhất hiện tại với mức chi phí gần 16 tỷ đồng, gấp 4 lần so với bê tông nhựa thông thường. Tuy nhiên, lớp mặt cầu vẫn xuất hiện vết nứt sau thời gian đưa vào sử dụng và các vết nứt tiếp tục phát triển ngày càng nhiều suốt một năm qua, mặc dù đơn vị thi công đă nhiều lần cố gắng khắc phục.
Theo ông Lê Chưa, Phó Giám đốc Sở GTVT TP Đà Nẵng, “lớp phủ mặt cầu được thi công bằng vật liệu và công nghệ mới, hiện đại nhất hiện tại, và do công nghệ quá mới nên không lường trước hết những sự cố”.
Theo BQL Dự án Đầu tư xây dựng công tŕnh giao thông công chính, việc sửa chữa đối với các vết nứt trên cầu chỉ là tạm thời...
Trưởng BQL Dự án Đầu tư xây dựng công tŕnh giao thông công chính TP Đà Nẵng Lê Văn Trung th́ cho biết: “Nguyên nhân của sự cố là do sự co giăn về nhiệt của dầm thép, dây vơng, sự biến dạng không đồng đều của 2 loại vật liệu dầm cầu và lớp mặt; tác động của các yếu tố bên ngoài như biên độ nhiệt độ, thời tiết và tác động của các phương tiện giao thông quá tải gây nên”.
“Đối với cách tổ chức sửa chữa, chúng tôi tiếp thu ư kiến và đă cho chấn chỉnh. Việc đổ lớp đá mạt trên cầu như vậy là không được mà cần vệ sinh sạch sẽ mặt cầu. Để có biện pháp xử lư lâu dài đối với sự cố nứt mặt cầu, chúng đang xem xét đề xuất của đơn vị thi công là Cty CP Tư vấn và Đầu tư xây dựng ECC (Cty ECC) trong việc thay 2 vệt bánh xe giữa cầu bằng lớp bê tông nhựa Polyme, kết hợp lớp phủ TL 2000 cho toàn cầu. Tất cả các chi phí sửa chữa đều do đơn vị thi công chi trả”, ông Trung cho biết thêm.
Cầu Thuận Phước và vết nứt trên lớp phủ mặt cầu cách đây 1 năm...
Tuy vậy, khi được hỏi, liệu đây có phải giải pháp đảm bảo nhất và cầu Thuận Phước sẽ không tái diễn hiện tượng nứt lớp mặt cầu, ông Trung trả lời: “Do công nghệ quá mới nên chúng tôi không thể nói trước được điều ǵ sau khi thay thế lớp mặt bằng vật liệu bê tông nhựa Polyme. Chúng tôi đang cố gắng phối hợp với Cty ECC để đưa ra loại vật liệu phủ tối ưu nhất cho cây cầu”.
Như vậy, với những ǵ đang xảy ra, bài toán vật liệu lớp mặt đối với một cây cầu dây vơng, dầm thép đă không được tính kỹ lưỡng. Và liệu đây có phải là lần sửa chữa cuối cùng cho lớp phủ mặt cầu Thuận Phước hay không th́ c̣n phải chờ.
Việc t́m ra giải pháp công nghệ không chỉ dừng lại ở riêng cây cầu này mà c̣n là vấn đề của các cây cầu sắp hoàn thành trong tương lai
Sự cố này không chỉ liên quan riêng cây cầu Thuận Phước mà c̣n là vấn đề của các cây cầu sắp hoàn thành bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng như Cầu Rồng và cầu Nguyễn Văn Trỗi (được thi công với công nghệ dây văng, dầm thép) sẽ hoàn thành trong nay mai.
Cầu Thuận Phước được thiết kế và thi công theo công nghệ cầu treo dây vơng bắc qua cửa biển đoạn cuối sông Hàn, với tổng chiều dài 1.855 m, toàn dự án là 2.119m; là cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam, được thiết kế với quy mô cầu lớn, bề rộng 18m cho 4 làn xe lưu thông, tải trọng 13 tấn.
Cây cầu được khởi công xây dựng từ tháng 10/2003 do một loạt các nhà thầu danh tiếng tham gia, với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng.
Bửu Lân
theo vtc