10 “tội đồ” của khủng hoảng tại Nhật... - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 08-04-2011   #1
tonycarter
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
tonycarter's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 61
tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2
Default 10 “tội đồ” của khủng hoảng tại Nhật...

Nhật khó thoát được khủng hoảng khi không có người lao động. Tỷ lệ người chết nhiều hơn trẻ được sinh ra đă liên tiếp 4 năm. Nhân khẩu học là yếu tố lớn khiến Nhật khó khăn.

Trong nhóm nền kinh tế phát triển, tỷ lệ nợ/GDP của Nhật ở mức 225%, mức cao nhất/ S&P đă hạ xếp hạng tín dụng của Nhật và Moody đă tuyên bố có thể đưa ra quyết định tương tự.

Nhật, sau khi đương đầu với 2 thập kỷ mất mát, công bố GDP quư 2/2011 hạ 3,7% so với cùng kỳ.

Thủ tướng Nhật vừa qua đă vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm thế nhưng ông đă cam kết sẽ sớm từ chức một khi cuộc khủng hoảng hiện tại qua đi. Nếu như vậy, Nhật sẽ chuẩn bị phải chọn ra người lănh đạo mới.

Có thể kể ra nhóm đối tượng đứng đằng sau cuộc khủng hoảng tại Nhật hiện nay?

Chính trị gia


Giới chính trị gia Nhật bị buộc tội bởi đă khiến vấn đề kinh tế của nước này ngày một trầm trọng hơn. Lănh đạo các đảng đă lănh đạo hệ thống vốn chi tiêu quá hoang phí. Liên tiếp chính phủ này đến chính phủ khác tiêu hàng ngh́n tỷ yên vào đường sá, cầu cảng và các ṭa nhà.



Chưa có dấu hiệu cho thấy các hành vi chi tiêu này sẽ chấm dứt. Nghị viện Nhật chấp thuận gói kích thích 61 tỷ USD vào tháng 11/2010 và chi phí tiêu tốn khắc phục hậu quả động đất, sóng thần có thể lên tới 310 tỷ USD.

Giới chính trị gia cũng bị đổ lỗi không đưa ra quyết định cứng rắn trong việc cải cách hệ thống thuế và an sinh xă hội. Nhật cũng thường xuyên đổi Thủ tướng, chỉ trong 6 năm, Nhật đă thay Thủ tướng đến 5 lần.

Người tiêu dùng

Người tiêu dùng Nhật cho đến nay chưa bao giờ khôi phục được khả năng tài chính sau thời kỳ bong bóng tài sản nước này vỡ cách đây 2 thập kỷ.
Người nội trợ Nhật tiết kiệm từng đồng, thậm chí giấu cả lương của chồng. Tiêu dùng giảm sút nghiêm trọng. Từ đầu thập niên 1990 đến nay, tiêu dùng đă giảm tới 50%. Chính phủ v́ vậy khó tăng được doanh thu thuế.



Chưa có dấu hiệu nào cho thấy người tiêu dùng Nhật sẽ thoải mái chi tiêu hơn. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2011 tăng lần đầu tiên trong 28 tháng nhưng doanh số bán lẻ thấp hơn 5% so với cùng kỳ. Sau động đất, sóng thần, người Nhật quá sợ hăi với những ǵ đă xảy ra nên họ c̣n giảm tiêu dùng hơn nữa. Giá cả các loại mặt hàng sẽ giảm không ngừng, các hộ gia đ́nh sẽ tŕ hoăn mua hàng thêm nữa.

Nhân khẩu học


“Quả bom hẹn giờ” nhân khẩu học của Nhật đang chờ ngày phát nổ. Năm 2010, dân số Nhật giảm mạnh nhất từ năm 1899. Liên tiếp 4 năm, số người chết nhiều hơn số người được sinh ra.



Khoảng 25% dân số Nhật trên 65 tuổi và con số này dự kiến lên mức 40% vào năm 2050. Hệ thống an sinh xă hội sẽ chịu rất nhiều áp lực. Việc cho phép nhập cư sẽ giải quyết được vấn đề này, tuy nhiên luật pháp của Nhật hạn chế người lao động nước ngoài.

Nhà đầu cơ trên thị trường tiền tệ

Cuộc chiến của chính phủ Nhật với nhà đầu cơ trên thị trường tiền tệ gần giống như cuộc chơi cờ vua mà chính phủ Nhật toàn thua.

Kinh tế Nhật chịu tác động nặng nề bởi đồng yên mạnh. Vào năm 2002, đồng yên giao dịch với đồng USD ở mức 133 yên/USD và hiện nay ở mức khoảng 80 yên/USD. Hoạt động kinh doanh của các công ty xuất khẩu Nhật chịu tác động nghiêm trọng.



Đầu năm 2011, Nhật can thiệp vào thị trường ngoại tệ để hạ giá đồng yên, cuối cùng sau động đất, sóng thần ngày 11/03/2011, đồng yên lại lên mức 76,25 yên/USD.
G7 buộc phải hợp sức can thiệp. Chính phủ Nhật cho biết các bên đầu cơ đă kỳ vọng vào việc người Nhật ở nước ngoài sẽ gửi tiền về tái thiết đất nước sau động đất.

Đồng nhân dân tệ bị định giá thấp


Các công ty Nhật đă chuyển sản xuất ra nước ngoài để tránh tác động từ đồng yên mạnh. Hăng xe Nissan của Nhật sản xuất khoảng 25% xe tại Nhật trong khi đó tỷ lệ này tại Honda là 26%.



Người Nhật đă xây dựng nhiều nhà máy ở Trung Quốc bởi đồng nhân dân tệ và chi phí lao động thấp. Từ năm 1997, Nhật liên tục chịu thâm hụt thương mại với Trung Quốc và khả năng cạnh tranh của hàng hóa Nhật ngày một giảm.
Trong khi đó Trung Quốc tuyên bố Nhật thực ra có thặng dư thương mại với Trung Quốc.

Ngân hàng Trung ương Nhật

Bao lâu nay, Ngân hàng Trung ương Nhật không ngừng bị chỉ trích về việc nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời kỳ bong bóng năm 1985 và lại không đưa ra chính sách phù hợp khi bong bóng vỡ.

Không chỉ mắc sai lầm này, Ngân hàng Trung ương Nhật c̣n bị chê bai rất nhiều khi nâng lăi suất quá sớm vào năm 2000 trước khi kinh tế Nhật thực sự phục hồi.



Tuy nhiên, thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật đă bác bỏ mọi lời chỉ trích, đổ lỗi cho yếu tố nhân khẩu của Nhật.

Ngân hàng Trung ương Nhật c̣n mua quá nhiều tài sản, tuy nhiên, nhiều người khẳng định mọi chuyện đă quá muộn bởi Ngân hàng Trung ương đương đầu với “bẫy thanh khoản” – mọi chính sách nới lỏng tiền tệ được đưa ra nhưng như cầu tiền không tăng.

Hệ thống ngân hàng Nhật

Các chuyên gia kinh tế Nhật khẳng định phần lớn vấn đề của Nhật trong thập niên 1990 bắt nguồn từ hệ thống ngân hàng hoạt động yếu kém, không tính toán được mức thua lỗ và tiếp tục cho các công ty hoạt động yếu kém vay. Các ngân hàng cho vay lớn đă phân bổ nguồn vốn vay không hợp lư và bóp méo cạnh tranh.



Hiện nay, các ngân hàng Nhật trữ khoảng 30% tài sản của họ vào trái phiếu chính phủ Nhật. Tuy nhiên, ông Brian Waterhouse, chuyên gia cao cấp tại CLSA, người có hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính tại Nhật khẳng định các ngân hàng cho vay sẽ đương đầu với rủi ro lớn nếu lăi suất tăng và danh mục trái phiếu chính phủ của họ mất giá trị.

Thảm họa thiên nhiên

Thảm họa động đất, sóng thần Nhật ngày 11/03/2011 được coi như thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại tài chính lớn nhất trong lịch sử. Thiệt hại trực tiếp từ thảm họa ước khoảng 310 tỷ USD.



Đang trong quá tŕnh phục hồi từ sau cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế Nhật lập tức chịu tác động nặng nề. Ảnh hưởng của động đất không chỉ đối với ngành ô tô và công nghệ Nhật mà c̣n gây chấn động toàn bộ chuỗi cung ứng sản phẩm toàn cầu.

Chi phí tái thiết đất nước “đè nặng” lên một chính phủ vốn đă nợ chồng chất.

Các doanh nghiệp hoạt động yếu kém


Từng nổi tiếng với sự đổi mới và hoạt động hiệu quả, các công ty Nhật cho đến nay không ngừng bị chỉ trích v́ hàng loạt tai nạn và vấn đề an toàn. Ngay cả Toyota, nổi tiếng về chất lượng, cùng phải xin lỗi khách hàng.



Các chuyên gia phân tích chỉ ra các công ty Nhật với hệ thống đưa ra quyết định nhiều tầng lớp đă dẫn đến t́nh trạng thiếu minh bạch và đổi mới.
Mới đây nhất, công ty điện Tokyo (TEPCO) bị buộc tội không xử lư tốt khủng hoảng hạt nhân và công bố thông tin rơ ràng hơn. Chủ tịch công ty đă tránh không xuất hiện trước công chúng trong tháng sau thảm họa sóng thần.

Các tổ chức xếp hạng tín dụng


Moody's, Standard & Poor's và Fitch Ratings đều chê bai các biện pháp ứng phó với khủng hoảng tài chính của Nhật. Họ nói đến tỷ lệ nợ công/GDP của Nhật cao. Thế nhưng các tổ chức xếp hạng tín dụng đang bỏ qua thông tin quan trọng: người Nhật tiết kiệm rất nhiều. Nếu tính cả con số tiết kiệm, tỷ lệ nợ/GDP của Nhật chỉ khoảng 115%.



C̣n phải kể đến Nhật có dự trữ hàng ngh́n tỷ USD. Các chuyên gia phân tích khẳng định Nhật sẽ tiếp tục vay tiền từ ngân hàng nội địa và các tổ chức chính phủ. Trên thực tế, khoảng 50% trái phiếu chính phủ Nhật đang do lĩnh vực công nắm giữ và khoảng 90% tổng trái phiếu chính phủ Nhật nằm trong tay nhà đầu tư nội địa nên rủi ro khủng hoảng cũng được giảm thiểu.

Ngọc Diệp
Theo TTVN/CNBC

Last edited by tonycarter; 08-06-2011 at 12:20.
tonycarter_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	10
Size:	3.6 KB
ID:	306214
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC10

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 12:56.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07388 seconds with 14 queries