Thiết kế case máy tính 'lộ thiên'
Những người độ case quan tâm tới hiệu suất hoạt động của PC thường sử dụng thiết kế benchtable, để phần cứng "lộ thiên" nhằm gia tăng không khí tiếp xúc làm mát máy.
Benchtable thực chất là vỏ case máy tính, nhưng có thiết kế khác so với case truyền thống. Điểm đặc biệt của thiết kế này là tối giản hoá ốc vít để tháo lắp, phần vỏ được bỏ đi và chỉ giữ lại duy nhất khung máy. Tất cả các linh kiện như mainboard, ổ cứng, bộ xử lư đồ hoạ... đều được kết nối với nhau và đặt trực tiếp lên bộ khung này. Nhờ đó, chủ nhân của những chiếc máy tính này sẽ bớt lo lắng về vấn đề thoát nhiệt cho máy khi sử dụng bởi diện tích mặt thoáng được tận dụng tối đa.
Rog Rampage (trái) trong sự kiện Asus Expo 2011. Ảnh:
Quốc Huy.
Du nhập vào Việt Nam từ khoảng năm 2008, phong trào chơi benchtable được cộng đồng công nghệ chú ư, trong đó chủ yếu là dân ép xung máy tính (overclocking). Overclocking là công việc thay đổi các thông số phần cứng để tăng xung nhịp trên máy để máy có thể hoạt động và xử lư với tốc độ cao hơn. Việc ép xung máy tính luôn khiến cho hệ thống luôn phải hoạt động nhiều hơn so với b́nh thường, đặc biệt đối với những người có thú chơi ép xung không giới hạn. Do đó tản nhiệt luôn là được vấn đề hàng đầu được quan tâm. Benchtable nhờ vậy mà được ưa chuộng.
Các linh kiện trên benchtable được gắn trên một chiếc khung duy nhất và ốc vít sử dụng được tối giản hoá. Ảnh:
Kim Dũng.
Dân chơi trong nước, ngoài những người đặt hàng benchtable ở nước ngoài về, c̣n tự làm để thỏa măn thú chơi. Benchtable hàng nhập thường khoảng trên dưới 6 triệu đồng, nếu là hàng "khủng", làm bằng chất liệu đắt tiền th́ giá c̣n gấp đôi, gấp ba. Trong khi đó, nếu là hàng trong nước sản xuất th́ giá mềm hơn nhiều, chỉ vài trăm ngh́n, đặc biệt lắm th́ trên dưới một triệu đồng.
Case có thể được làm từ các vật liệu đơn giản như mika, gỗ hay nhôm... rất dễ t́m ở những phố quen thuộc ở Hà Nội, như Hàng Ḥm (mika, giấy ráp) và Hàng Dầu, Hàng Mă (đề can, trang trí). V́ vật liệu dễ t́m nên một số người chơi c̣n tự làm benchtable. Việc làm cũng không mấy khó khăn, đầu tiên là phải có thiết kế, sau đó cắt mika hoặc khoan lỗ... Giai đoạn này là phức tạp nhất v́ nếu không cẩn thận, người chơi dễ làm vỡ vỏ.
Mặc dù tản nhiệt tốt, nhưng thiết kế benchtable cũng có nhược điểm. Theo bạn Quốc Đạt (Hà Nội), việc "phơi" các linh kiện ra ngoài khiến cho phần cứng dễ bám bụi và không thể tránh khỏi hỏng linh kiện do va chạm hoặc rơi.
Trong sự kiện Asus Expo 2011, anh Nguyễn Đ́nh Bản (TP HCM) đă trưng bày mẫu benchtable "khủng" Rog Rampage mà chỉ tính riêng lớp vỏ cũng hết 14 triệu đồng.
Xuân Ngọc
theo sohoa