VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 08-16-2011   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

THÔNG TẤN XĂ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Bảy, ngày 13/08/2011
VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG
(Đài Ôxtrâylia 22/7)


Trong lúc t́nh h́nh Biển Đông vẫn là đề tài được nhiều người quan tâm và được bàn luận tại các hội thảo quốc tế, Bay Vút đă có cuộc phỏng vấn với Giáo sư Mỹ Shawn F. McHale, chuyên gia về Lịch sử và Quan hệ Quốc tế xoay quanh vấn đề Biển Đông.


Một số cuộc hội thảo quốc tế đă diễn ra xoay quanh đề tài Biển Đông. Gần đây nhất, Biển Đông lại là chủ đề nổi bật nhất tại hội nghị ASEAN ở Bali với sự tham dự của ngoại trưởng 10 nước ASEAN và các đại diện Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ôxtrâylia. Từ thủ đô Oasinhton của Mỹ, Giáo sư Shawn McHale đă dành cho Bay Vút cuộc phỏng vấn dưới đây.

- Thưa Giáo sư, liệu t́nh h́nh căng thẳng tại Biển Đông giữa Việt Nam với Trung Quốc sẽ dịu bớt sau khi Hội nghị Bali chấm dứt hay không?

+ Thật khó trả lời câu hỏi này. Trung Quốc đă đưa ra một số tuyên bố có tính hoà giải. Chẳng hạn như theo Tân Hoa Xă, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Tŕ tuyên bố: ‘Thoả thuận mới đạt được về bản hướng dẫn thực hiện Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đặt nền móng vững chắc cho công cuộc hợp tác có tính thực tế tại vùng biển này và cho phép đưa tới việc giữ ǵn hoà b́nh và ổn định tại Biển Đông. Tuy nhiên, đây là những lời nói hoa mỹ có tính cách ngoại giao. Trên thực tế vẫn chưa có thoả thuận có thực chất nào được kư kết. Trung Quốc vẫn chưa từ bỏ yêu sách đối với một vùng rộng lớn tại Biển Đông. Ngoài ra, họ cũng đang chỉ trích việc ngày 20/7 các nhà lập pháp Philippin thăm viếng một đảo mà cả Philippin lẫn Trung Quốc đều đang tranh chấp. Đảo này có tên là Đảo Pagasa, theo cách gọi của người Philippin và tên Zhonggye, theo như tên gọi chính thức của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Đảo này gần với Philippin hơn so với Trung Quốc. Tuy nhiên, khi đề cập tới sự việc nêu trên, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mă Triều Húc tuyên bố: “Trung Quốc rơ ràng có chủ quyền đối với các đảo và vùng lănh hải bao quanh khu vực biển Nam Hải (Biển Đông)”’.

Nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục lập trường cứng rắn như vậy đối với những đảo nằm cách rất xa bờ biển nước này th́ không chắc Trung Quốc sẽ chịu nhượng bộ đối với những đảo vốn vẫn đang nằm trong ṿng tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc. So với những đảo tranh chấp giữa Trung Quốc với Philippin, những đảo này nằm gần lănh thổ Trung Quốc hơn rất nhiều. Điều quan trọng ở đây là sự khác biệt về quyền lực và sức mạnh giữa các bên liên quan. Năm 2010, Trung Quốc đă phản đối ầm ĩ khi Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởn một tàu đánh cá Trung Quốc. Rất nhiều báo đài quốc tế tường thuật về phản ứng này của Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng trong thời điểm xảy ra vụ việc này, ít khi người ta thấy tin tức về vụ ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ trong vùng Biển Đông trên các báo đài quốc tế.

- Tại hội nghị Bali, Việt Nam được ASEAN hỗ trợ sao trong việc giải quyết cuộc tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc tại vùng Biển Đông?

+ Như tôi đă đề cập ở trên, không phải mọi thành viên ASEAN đều có mối quan ngại như nhau trong vấn đề Biển Đông.

- Việt Nam được Mỹ hỗ trợ như thế nào trong việc giải quyết cuộc tranh chấp tại Biển Đông?

+ Đây là một vấn đề hết sức tế nhị. Cả Việt Nam lẫn Mỹ đều không muốn nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết giữa hai nước v́ như vậy có thể gây ra sự thù địch với Trung Quốc. Mỹ không muốn gây ra sự thù địch với Trung Quốc một cách quá đáng. Mặt khác, Mỹ cũng không muốn chấp nhận nguyên trạng hiện nay trong vùng Biển Đông như là một sự kiện đă rồi. Có vẻ như Mỹ muốn tiến bước một cách rất thận trọng giữa việc cho thấy thái độ cứng rắn khi nêu những quan ngại về vấn đề tự do lưu thông hàng hải cho mọi nước, với việc gây thù địch với Trung Quốc.

Có một vấn đề quan trọng cần ghi nhớ ở đây là sự tự do lưu thông hàng hải của Mỹ trong vùng Biển Đông hiện chưa bị đe doạ, chỉ có một số nước ASEAN bị đe doạ trong vấn đề này mà thôi. Một vấn đề quan trọng khác cũng cần ghi nhận là quyền lợi của Việt Nam và Mỹ không giống nhau. Điều này cũng giống như việc Mỹ không thực sự quan tâm tới việc ai nắm giữ chủ quyền đối với đảo Dokdo/Takeshima (ḥn đảo mà cả Hàn Quốc lẫn Nhật Bản đều tuyên bố chủ quyền). Mỹ cũng không thực sự quan tâm tới việc nước nào kiểm soát một số đảo cá biệt tại Biển Đông. Mỹ chỉ không muốn thấy xung đột nổ ra trong vùng đồng thời muốn quyền tự do lưu thông hàng hải được duy tŕ và tôn trọng.

- Xin Giáo sư cho biết những thách thức trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông là ǵ? Làm thế nào để vượt qua những thách thức này?

+ Vấn đề này sẽ được giải quyết nhưng rất khó khăn. Khó khăn nhất là Trung Quốc đă tuyên bố chủ quyền trên vùng lănh hải rộng lớn bao trùm các đảo và đảo san hô ṿng tại Biển Đông. Nước này khẳng định rằng những lời tuyên bố chủ quyền của họ là những điều không thể tranh căi đồng thời không thể phủ nhận. Đây là chuyện vô lư. Tôi tập trung chú ư nhất vào sự kiện Trung Quốc nói rằng lời tuyên bố chủ quyền của họ được dựa trên những bằng chứng lịch sử. Điều này hoàn toàn không đúng.

Chúng ta phải hiểu rằng các thực thể chính trị tại Đông Nam Á cũng như tại Trung Quốc đều hiểu chủ quyền theo một phương cách khác nhau, đặc biệt về thời điểm trước năm 1850. (Đây là điểm quan trọng, một điểm vẫn thường xuyên bị bỏ qua, không được đề cập tới trong rất nhiều cuộc thảo luận về cuộc xung đột trong vấn đề chủ quyền). Tuy nhiên, những bằng chứng đó là ǵ? Trung Quốc tuyên bố chủ quyền dựa trên sự kiện ngư dân của họ trước đây đă sử dụng những đảo này. Ngoài ra, Trung Quốc nói rằng họ đă t́m thấy những đồng tiền trên đảo. Nhưng liệu đây có phải là những bằng chứng cho thấy họ có chủ quyền hay không? Không. Đây là những bằng chứng cho thấy có sự sử dụng có tính chất rời rạc, thất thường, chứ không phải là sự cư ngụ có tính liên tục. Việc khám phá ra các đồng tiền Trung Quốc tại các đảo trong vùng Biển Đông không phải là bằng chứng cho thấy nước này có chủ quyền ở những đảo đó.

Điều Trung Quốc cần cho thấy là qua các bằng chứng lịch sử, cư dân Trung Quốc quả đă định cư lâu dài trên những đảo họ đang tuyên bố chủ quyền. Ngoài ra, những đảo này phải được Đế quốc Trung Hoa trước đấy chính thức sáp nhập. Thêm vào đó, Trung Quốc cũng cần phải cho thấy rằng, xét về phương diện lịch sử, không một nước nào khác đă đưa người đến định cư tại những đảo này như những chính quyền trước đây của Trung Quốc đă đưa cư dân của họ đến cư trú.

Khi chúng ta áp dụng cũng những tiêu chí này đối với những lời tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, tôi cho rằng bằng chứng trước thế kỷ 19 về việc sử dụng những đảo, đảo san hô ṿng th́ hầu hết không liên quan tới những lập luận đ̣i chủ quyền hiện đại. Tuy nhiên, Việt Nam quả đă tuyên bố chủ quyền hồi năm 1816, đây có lẽ là nước đầu tiên tuyên bố chủ quyền trong vấn đề này. Do đó, ngày nay Việt Nam đă có lời tuyên bố xác nhận chủ quyền và lời tuyên bố này mạnh hơn lời tuyên bố của Trung Quốc.

Tuy vậy không một quốc gia nào lại có thể nói rằng lời tuyên bố chủ quyền của họ đối với toàn thể khu vực là lời tuyên bố không thể tranh căi. Đây là một sự trớ trêu của lịch sử. Lời tuyên bố chủ quyền dựa trên lịch sử của Việt Nam ngày nay được củng cố bởi sự kiện trước đây. Đó là đế quốc Pháp đă xử dụng nhiều phương thức khác nhau để khẳng định và hành xử chủ quyền tại nhiều nơi trong vùng Biển Đông. Do vậy ngày nay Việt Nam được thừa hưởng những lời tuyên bố chủ quyền có tính lịch sử này.

Người ta phải ghi nhận rằng miền Nam Việt Nam (Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà) cũng hành xử chủ quyền với Biển Đông, và lời tuyên bố chủ quyền này cũng được Chính phủ Việt Nam hiện nay thừa hưởng. Để xem thêm bối cảnh lịch sử về vấn đề này, chúng ta hăy xem công tŕnh của học giả người Pháp, bà Monique Chemillier-Gendreau như là có quan điểm nghiêng về phía Việt Nam. Tuy nhiên, những người này phải đối diện trực tiếp với những bằng chứng có liên quan tới lịch sử và pháp lư mà bà đă trích dẫn.

Khi chúng ta tập trung chú ư vào bối cảnh lịch sử này, điều rơ ràng là lời tuyên bố xác nhận chủ quyền do Trung Quốc đưa ra khó có thể xem là những lời không thể tranh căi. Do đó, lời xác nhận chủ quyền do nước này đưa ra là những lời thực sự dựa trên những hành động do Trung Quốc thực hiện sau năm 1945. Như vậy, đây là những lời rất đáng nghi ngờ. Ví dụ vào năm 1974, trong một trận hải chiến, Trung Quốc đă đánh bật quân Việt Nam Cộng hoà khỏi những ḥn đảo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, đây là lời tuyên bố chủ quyền dựa trên sự xâm chiếm. Lời tuyên bố này khó có thể được xem là lời tuyên bố “không thể tranh căi”.

Sự kiện hiện nay là Trung Quốc và những nước khác đều tuyên bố rằng họ có chủ quyền “không thể tranh căi”. Tuy nhiên, liệu những quốc gia này có thực sự chú tâm vào vấn đề chủ quyền? Hay họ chú tâm vào các nguồn tài nguyên nằm dưới ḷng biển? Người ta cho rằng chính vấn đề tài nguyên mới là nguyên nhân đích thực. Giải pháp duy nhất cho vấn đề này sẽ xuất hiện nếu các bên liên quan khác nhau có thể thoả thuận về một kế hoạch nhằm chia sẻ các nguồn tài nguyên của Biển Đông.

- Giáo sư nghĩ thế nào về cách hành xử của Chính phủ Việt Nam (trong nước cũng như trên trường quốc tế) trong việc giải quyết t́nh trạng căng thẳng ở Biển Đông?

+ Theo một nghĩa nào đó, tôi không cho rằng Chính phủ Việt Nam đang cố gắng giải quyết t́nh trạng căng thẳng. Họ chỉ đơn giản cho Trung Quốc thấy rằng họ sẽ không bị áp lực từ phía Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam đang muốn khẳng định quyền mà họ nghĩ rằng họ đúng. Những cuộc biểu t́nh gần đây tại Việt Nam để phản đối Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông chắc chắn phải có sự cho phép của Đảng Cộng sản Việt Nam và đây là một cách để gây áp lực với Trung Quốc.

Trung Quốc có thể phàn nàn về chiến lược này. Tuy nhiên, chính Bắc Kinh cũng sử dụng phương pháp này ở trong nước. Ví dụ khi Chính phủ Trung Quốc muốn gây áp lực với Nhật Bản về những vấn đề như chuyến viếng thăm của Thủ tướng Nhật Bản tại đền Yasukuni hoặc những chuyện gây xích mích trong mối quan hệ giữa Trung Quốc với Nhật Bản, Trung Quốc đă “cho phép” các cuộc biểu t́nh chống Nhật Bản bùng phát ở Trung Quốc. Trứoc đây, Bắc Kinh “cho phép” người dân được biểu t́nh chống Nhật Bản khi họ đối đầu với Tôkyô th́ nay Chính phủ Việt Nam cũng “cho phép” người dân biểu t́nh chống Trung Quốc.

Việc Việt Nam đang cố gắng giải quyết vấn đề từ chối thoả thuận song phương với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Xét về lâu về dài, chỉ khi nào có thể cùng làm việc với nhau, các nước ASEAN và Trung Quốc mới có thể soạn thảo một thoả thuận có tính bền vững.

- Giáo sư nghĩ thế nào về các hoạt động gần đây của Mỹ, như tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary Clinton?

+ Rơ ràng là những tuyên bố do Ngoại trưởng Clinton đưa ra đă khiến Trung Quốc tức giận. Việc bà Clinton phát biểu Biển Đông là ‘quyền lợi quốc gia’ của Mỹ là điều thú vị. Tôi không rơ phát biểu này có ư nghĩa ǵ. Liệu các quyền lợi của Mỹ có bị đe doạ hay không? Nếu có, th́ việc đe doạ này như thế nào? Mỹ nên khuyến khích đối thoại hoà b́nh trong vấn đề Biển Đông và cuối đối thoại này phải đưa tới những kết quả cụ thể.
Hanna_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	11
Size:	6.5 KB
ID:	309625
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC9

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 08:28.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07138 seconds with 14 queries