Cả nhà bị ho, anh Huy mua 4 vỉ thuốc Cadimusol trị long đờm về dùng nhưng vừa bóc ra, anh không khỏi giật ḿnh v́ thuốc bị chảy nước, biến dạng... trong khi hạn sử dụng tới tận tháng 2/2012.
Thuốc c̣n hạn sử dụng tới 2012 nhưng đă chảy nước
Phản ánh tới ban Bảo vệ Người tiêu dùng,
báo điện tử Giáo Dục Việt Nam, anh Vũ Quốc Huy (Khương Đ́nh, Hà Nội) cho biết: Cuối tuần vừa qua, anh có ra nhà thuốc tư nhân Hồng Kỳ gần nhà để mua ít thuốc ho, long đờm về uống. Ban đầu anh mua 4 vỉ thuốc Cadimusol với giá 8.000 đồng/vỉ nhưng khi về nhà, anh phát hiện: Màu xanh trên thuốc bị lấm lem, có viên chảy nước, một số viên phần thuốc bên trong đă rơi rớt ra cả bên ngoài.
Khi anh vừa cạy thuốc ra khỏi vỉ để dùng, những hạt thuốc li ti bên trong viên thuốc bắn ra tung tóe. Lớp vỏ nhộng bao bọc bị vỡ, thủng nham nhở, lỗ chỗ tới mức con trai anh đứng cạnh xem cũng thốt lên: "Nh́n khiếp quá!".
Khi bóc ra, lớp vỏ nhộng bao bọc bị vỡ, thủng nham nhở, lỗ chỗ tới mức con trai anh đứng cạnh xem cũng thốt lên: "Khiếp quá!".
Đem vỉ thuốc ra hiệu thuốc gần nhà để hỏi nguyên nhân, vừa cầm vỉ thuốc trên tay, cô nhân viên bán thuốc tên Hằng tại đây hoảng hốt: “Ôi trời, thuốc hỏng hết rồi c̣n đâu. Thuốc bị biến dạng không được uống đâu, uống vào nguy hiểm lắm”. Cô Hằng khăng khăng khuyên anh Huy vứt bỏ hoặc đem đổi vỉ thuốc khác v́ nó không c̣n đảm bảo chất lượng.
Nghe lời tư vấn của y tá bán thuốc trên, anh Huy quay lại cửa hàng ḿnh mua thuốc với hi vọng được đổi vỉ thuốc lành lặn khác nhưng sau khi kiểm tra lô hàng, chủ nhà thuốc, ông Hồng Kỳ cũng lắc đầu thừa nhận: Không chỉ 4 vỉ anh Huy mua, mà cả 4 hộp thuốc adimusol, tổng cộng thêm 40 vỉ c̣n lại tại cửa hàng cũng có hiện tượng tương tự.
“Lần đầu tiên tôi gặp trường hợp như thế này. Thuốc đă mủn hết, ảnh hưởng tới chất lượng thuốc. Tôi không biết tác hại tới cỡ nào nhưng chắc chắn là rất hại” – ông Kỳ khẳng định.
Ông cho biết: Nhà thuốc của ông bảo quản thuốc trong điều kiện b́nh thường, thuốc Cadimusol này được bỏ trong tủ kính, hoàn toàn không có ánh sáng trực tiếp chiếu vào cũng như không chịu những tác động xấu từ môi trường bên ngoài.
Ông Kỳ chỉ cho khách hàng thấy hàng loạt thuốc Cadimusol hỏng tại cửa hàng.
Tṛ chuyện với khách hàng, ông Kỳ phán đoán: lư do gây nên hiện tượng biến dạng thuốc là do chất bảo quản chứa trong thuốc.
Thuốc biến dạng nhưng vẫn đảm bảo... chất lượng
Theo quan sát của phóng viên báo điện tử Giáo Dục Việt Nam, lô thuốc Cadimuso này được sản xuất tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Cần Giờ, TP.HCM (viết tắt là Cagipharm). Vỉ thuốc được đóng vỏ cẩn thận, trên đó có ghi ngày sản xuất là 02/01/2010 và hạn sử dụng 02/02/2012. Như vậy, c̣n 6 tháng nữa thuốc mới hết hạn sử dụng.
Trong giấy hướng dẫn sử dụng có ghi: Cadimusol được dùng làm thuốc tiêu chất nhầy trong bệnh nhầy nhớt (xơ nang tuyến tụy), bệnh lư hô hấp có đờm nhầy quánh như trong viêm phế quản cấp và mạn, làm sạch thường quy trong mở khí quản.
Liên hệ với nhà sản xuất - Công ty Cổ phần Dược phẩm Cần Giờ, phóng viên được biết: Đây là lô hàng cũ, đă được sản xuất vào đầu năm 2010. Sau khi đưa ra thị trường, công ty cũng đă phát hiện hiện tượng biến dạng của thuốc như nêu trên và ngay lập tức đă tiến hành thu hồi, đồng thời khắc phục bằng cách bọc một vỉ nhôm ở bên ngoài.
Tuy nhiên, văn bản thu hồi chỉ được gửi tới các công ty, đơn vị kư hợp đồng lấy hóa đơn chính thức từ công ty Dược phẩm Cần Giờ, chứ không thể gửi hết toàn bộ các nhà thuốc có mặt trên toàn quốc (bao gồm tới 2.000 nhà thuốc tại Hà Nội và khoảng 4.000 nhà thuốc tại TP.HCM). Do đó, không ngoại trừ trường hợp vẫn c̣n không ít các sản phẩm chưa được thu hồi.
Hơn 40 vỉ thuốc trị long đờm bị chảy nước, biến dạng dù c̣n hạn sử dụng tới năm 2012 và nằm nguyên trong vỉ.
Bản thân nhà thuốc Hồng Kỳ do nhập thuốc từ trung tâm phân phối dược phẩm Ngọc Khánh, không trực tiếp mua thuốc của Cần Giờ nên hoàn toàn không biết về thông tin thu hồi của công ty này. Các vỉ thuốc mà anh Huy mua cũng như số lượng hàng kém chất lượng trong cửa hàng thuốc của ông Hồng Kỳ có thể thuộc số hàng c̣n tồn đọng trong lô thuốc đă và đang bị thu hồi.
Theo thông tin từ BS.Hà Thanh Thủy, đại diện văn pḥng Hà Nội của Công ty Cổ phần Dược phẩm Cần Giờ: Về nguyên tắc, thuốc phải được bảo quản trong nhiệt độ thường, độ ẩm dưới 75% và nhiệt độ 25 độ. Tùy theo hoạt chất của thuốc, một số loại dù điều kiện bảo quản không đạt nhưng vẫn không bị biến đổi về mặt cảm quan, nhưng với một số chất như ở thuốc Cadimusol, nếu nhiệt độ không đảm bảo có thể xảy ra phản ứng giữa hoạt chất của thuốc và viên nang (vỏ nhộng bên ngoài).
Trong trường hợp của anh Huy, đại diện của Công ty Cổ phần Dược phẩm Cần Giờ nhận một phần trách nhiệm v́ đă không thu hồi hết sản phẩm bị lỗi, chưa kiểm soát chặt chẽ, sát sao lượng hàng hóa không đảm bảo về mặt cảm quan sau khi đă phát hiện và tiến hành thu hồi.
Phần khác, theo BS.Thủy, nguyên nhân chính ở đây là do điều kiện nhiệt độ của nơi bán hoặc nhiệt độ trong quá tŕnh vận chuyển, lưu thông đă khiến viên thuốc bị biến dạng. BS.Thủy "trách nhẹ" việc tắc trách của người bán thuốc khi không kiểm tra kỹ trước khi bán cho người tiêu dùng và v́ một lư do nào đó, đă "quên" hoặc vô ư không đem đi đổi khi nhà sản xuất đă có chính sách thu hồi.
Tuy vậy, BS.Thủy cũng khẳng định: Về mặt cảm quan, thuốc Cadimusol mặc dù không đạt yêu cầu nhưng trước đó, Công ty Cổ phần Dược phẩm Cần Giờđă tiến hành kiểm nghiệm th́ kết quả hàm lượng và độ tan ră vẫn đạt trong phạm vi cho phép của tiêu chuẩn y tế. Như vậy, trong quá tŕnh bảo quản, hoạt chất bên trong thuốc không biến đổi mà chỉ bị cong vỏ nang bên ngoài.
Trước đó, thuốc Cadimusol bị biến dạng về mặt cảm quan khi nhiệt độ cao nên được thu hồi và lô sản xuất sau khắc phục bằng cách đóng vỏ nhôm bên ngoài.
Đối với số thuốc mà anh Huy đă mua, Công ty Cần Giờ chưa dám khẳng định rằng: Thuốc có đảm bảo chất lượng và không ảnh hưởng tới sức khỏe hay không, “v́ phải qua kiểm nghiệm bằng máy móc, kiểm tra các chỉ tiêu của thuốc mới biết được”, BS.Thủy nói.
Trong thời gian tới, Công ty Dược phẩm Cần Giờ sẽ tiếp tục thu hồi số thuốc c̣n lại của lô hàng này. Đồng thời, công ty cũng khuyến cáo đối với các nhà thuốc: Phải thường xuyên kiểm tra các loại thuốc, tránh t́nh trạng bỏ sót, không đem hàng đi đổi khi có chính sách thu hồi của nhà sản xuất giống như trường hợp của nhà thuốc Hồng Kỳ, tránh những t́nh trạng hoang mang không đáng có cho người mua.
Về phía người tiêu dùng, anh Huy cho biết: Đối với anh, thuốc không đơn giản như những mặt hàng khác như bánh, kẹo, đường, sữa, nó thực sự nguy hiểm cho người dùng nếu chất lượng không đảm bảo.
“Như trường hợp của tôi, cả chủ tiệm bán thuốc và người mua đều không để ư, bao b́ c̣n vẹn nguyên, hạn sử dụng tới tận năm 2012, nếu con tôi cũng không để ư, uống vào người th́ không biết sẽ lo lắng về mức độ nguy hiểm đến thế nào. Tôi nghĩ: Khi sản phẩm của ḿnh lưu hành trên thị trường, nhà sản xuất cũng như người bán thuốc phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng”, anh Huy bức xúc.
Bài, ảnh: Phương Hạ
Theo GDVN