HÀ NỘI (TH) – Trong một thông báo với lời lẽ cứng rắn, nhà cầm quyền thành phố Hà Nội hôm 18 tháng Tám đưa ra lời yêu cầu ‘chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu t́nh, tuần hành tự phát của người dân.’

Biểu t́nh chống Trung Quốc ở Hà Nội đă diễn ra lần thứ 10. (H́nh: Blog Nhà văn Thùy Linh)
Tuyên bố này được đưa ra sau 10 cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc bá quyền liên tiếp mỗi sáng Chủ Nhật tại Hà Nội kể từ ngày 5 tháng Sáu, 2011.
Lời tuyên bố được cộng đồng mạng và những người yêu nước coi là ‘lời tuyên chiến’ của nhà cầm quyền thành phố với những người tham gia biểu t́nh tuần hành.
Điều đáng ngạc nhiên, trong suốt 10 lần biểu t́nh vừa qua, hầu như báo chí nhà nước không hề đăng tải tin tức, h́nh ảnh,.. nhưng thông báo cấm biểu t́nh th́ lại được báo chí nhà nước nhanh chóng loan tin.
Bản tin của Vnexpres trích lời bản thông báo nói rằng, "Những ngày gần đây, các thế lực chống đối trong và ngoài nước đă và đang
kêu gọi, kích động, hướng dẫn quần chúng biểu t́nh, tuần hành gây mất an ninh trật tự ở thủ đô"
Dù thừa nhận là ‘các cuộc tụ tập, biểu t́nh, tuần hành tự phát chủ yếu xuất phát từ tinh thần yêu nước và tâm lư bức xúc của nhân dân’ nhưng bản thông báo lại nói , những cuộc tụ tập, biểu t́nh, tuần hành tự phát đă ‘gây ảnh hưởng xấu đến trật tự xă hội, h́nh ảnh thủ đô - Thành phố V́ ḥa b́nh; tiềm ẩn các yếu tố gây mất ổn định chính trị; tác động tiêu cực tới việc thực hiện đường lối, quan hệ ngoại giao của đảng, nhà nước.’
Bản thông báo được Vnexpres trích thuật nói, ‘có một số người trong và ngoài nước đang lợi dụng các cuộc biểu t́nh yêu nước của đa số người tham gia để "chống đối Đảng, Nhà nước, kích động hằn thù dân tộc, chia rẽ quan hệ Việt - Trung; tập hợp lực lượng gây mất ổn định chính trị".
Tin của Vnexpres cho hay, ‘cùng với thông báo này, các lực lượng chức năng được Hà Nội cho phép áp dụng các "biện pháp cần thiết" đối với những người "cố t́nh không chấp hành, tụ tập đông người trái pháp luật, gây rối trật tự, chống người thi hành công vụ.’
Các ‘biện pháp cần thiết’ ở đây được hiểu là công an, cảnh sát… có thể dùng đến các biện pháp mạnh để trấn áp hay đàn áp biểu t́nh.
Giám đốc công an Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh (phải) tại cuộc họp báo hôm 2 tháng 8: 'Không có chủ trương trấn áp người biểu t́nh.' (H́nh: Vnexpress)
Sẽ đàn áp thẳng tay
Trong 10 cuộc biểu t́nh vừa qua, không ít lần những người biểu t́nh bị đàn áp, bắt bớ, hành hung. Dưới áp lực của dư luận sau vụ thanh niên Nguyễn Chí Đức bị công an đạp vào mặt, công an Hà Nội đă phải mở cuộc họp báo hôm 2 tháng Tám.
Tại đây, Nguyễn Đức Nhanh, Trung tướng Giám đốc Công an Hà Nội kiêm Tổng cục phó Tổng cục An ninh 2, phải xoa dịu dư luận rằng, nhà cầm quyền 'Không có chủ trương trấn áp người biểu t́nh.'
Thế nhưng, trước cuộc biểu t́nh lần thứ 10 hôm 14 tháng Tám vừa qua, đă có nhiều áp lực để cuộc biểu t́nh không diễn ra. Trang blog của Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Diện có nhiều lời đe dọa nặc danh đ̣i hỏi ông rút lại lời kêu gọi biểu t́nh.
Cô sinh viên Trịnh Kim Tiến bị nhiều người lạ nhắn tin vào điện thoại với lời lẽ thô tục để mạt sát.
Tiến Sĩ Nguyễn Quang A, sáng lập viên viện IDS, bị yêu cầu không ra chỗ biểu t́nh, nhưng ông vẫn đi…
B́nh luận về thông báo ‘cấm biểu t́nh’ của nhà cầm quyền thành phố Hà Nội vừa ban hành, một blogger nhận xét, ‘Đây là cái cớ họ đưa ra để có thể đàn áp mạnh tay một cách công khai, và họ sẽ không chừa bất cứ một thủ đoạn nào nhằm dập tắt các cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc dưới áp lực từ phía Bắc Kinh.’
C̣n một ư kiến khác th́ chua chát, ‘Chính quyền đă ra mặt chống lại nhân dân rồi. Ôi, đất nước tôi!’
(KN/nguoi-viet)