Rạp hát Blu-ray mỏng manh của Panasonic
Với thiết kế 4 loa cột cao và gầy, rạp tại gia SC-BTT775 tích hợp gần như đầy đủ công nghệ tiên tiến nhất.
SC-BTT775 là hệ thống rạp tại gia Blu-ray 5.1 đầu bảng của Panasonic với việc bổ sung một loạt các tính năng mới hơn hẳn hệ thống âm thanh trước đây SC-BTT370 như khả năng chơi 3D và Wi-Fi tích hợp. Cũng như chuyển các loa con thành loạt loa cột.
Đây là hệ thống rạp hát tại gia đầu bảng của Panasonic. Ảnh:
Trustedreviews.
Đầu phát chính của hệ thống này tương tự SC-BTT370 với thiết kế đen tuyền, tương đối nhỏ, và mỏng, chỉ dày 40mm, tương tự như các đầu đọc rời mới nhất của hăng gần đây theo triết lư chất lượng và tiết kiệm không gian. Tuy nhiên, lần này mặt trên của đầu đọc thay v́ sơn nhẵn bóng lại thiết kề kiểu nổi gờ không rơ mục đích ǵ, trong khi lại dễ bị in dấu tay hơn.
Thiết kế mặt trước khá tối giản với các nút công tắc nguồn, chơi/dừng, đóng/mở và một nắp với các khe cắm thẻ SD và cổng USD bên trong. Dock cắm iPod được thiết kế dạng khay ẩn phía ŕa phải, có thể kéo ra hay đóng vào khi cần.
Mặt sau khá đủ dùng với 3 cổng HDMI (2 vào, một ra), các giắc audio/video Composit, ngơ quang, ăng-ten và cổng USB. Ngoài ra, nếu người dùng không thích chạy dây ḷng ṿng quanh nhà có thể mua thêm bộ truyền không dây SH-FX71 (100 bảng) để nối không dây với các loa trái/phải sau.
Các loa cột có chiều cao khoảng hơn một mét và chia làm hai phần. Phần chân đế gắn với đáy bằng nhựa và phần loa (gồm 2 loa trung/trầm màng tre và tweeter), được gắn kiểu khớp lỗ khiến cho toàn bộ loa trong có vẻ rất chông chênh và không chắc chắn, không như ở những hệ thống loa cao cấp khác.
Loa siêu trầm hướng đáy được thiết kế vừa đủ, không quá hầm hồ với lớp sơn đen hiện đại, dễ dàng bố trí hợp thẩm mỹ bên những màn LCD đời mới hiện nay.
Các cổng kết nối sau lưng. Ảnh:
Trustedreviews.
Hệ thống âm thanh này gần như được trang bị đầy đủ các tính năng thông dụng hiện nay, từ hỗ trợ chơi nhạc không dây, truy cập Internet, Wi-Fi, 3D hay hỗ trợ chơi nhạc từ iPod, từ USB hay thẻ SD. Hệ thống kết nối Wi-Fi được tích hợp sẵn chứ không cần card rời. Việc hỗ trợ đầy đủ chuẩn b/g/n là một điểm mạnh đáng kể cho BTT775 khi mà các hệ thống khác nếu cần kết nối phải có thêm bộ thu phát USB khá bất tiện trong cài đặt. Một điểm mạnh khác là hệ thống này c̣n tương thích chuẩn kết nối tại gia DLNA của Panasonic trên các đầu ghi mới (như đầu DMR-BWT800) để dễ dàng phát lại các chương tŕnh TV đă thu.
Loa center và đầu đọc Blu-ray của hệ thống. Ảnh:
Trustedreviews.
Các định dạng phim, nhạc được BTT775 hỗ trợ khá phong phú, từ DivX HD, MKV, MP3 tới JPEG trên USB hay MPEG-2 SD Video, AVCHD, JPEG và MPO trên thẻ SD, SDHC, thậm chí là SDXC. Tính năng Viera Cast của Panasonic c̣n cho phép người chơi kết nối và tương tác với các dịch vụ nội dung như YouTube, Twitter, Picasa, Acetrax hay Bloomberg. Thêm vào đó, một tính năng đáng giá khác là khả năng thực hiện cuộc gọi video qua Skype với hệ thống âm thanh này khá dễ dàng. Người dùng chỉ phải đầu tư một webcam từ hăng với cổng USB cắm ở mặt sau đầu đọc (khoảng 120 bảng) là có thể tṛ chuyện mà không cần phải kết nối với máy tính.
Tính năng 3D trên hệ thống này cũng tương tự như tính năng 3D trên các đầu Blu-ray độc lập khác với khả năng chuyển đổi định dạng 2D/3D, khả năng tinh chỉnh h́nh ảnh 3D (như khung h́nh) để quá tŕnh trải nghiệm được thoải mái hơn.
Nhờ thiết kế hệ thống menu tầng bậc khá sáng sủa nên việc truy cập và điều chỉnh các thông số khá dễ dàng. Điều khiển được bố trí với các nút rơ ràng, phân biệt qua màu sắc và khả năng phản hồi lệnh rất nhanh chóng.
Dock cắm iPhone, iPod. Ảnh:
Panasonic.
Bật một đoạn của phim
Người sắt 2, hệ thống SC-BTT775 thể hiện một chất lượng khá ngạc nhiên. Âm thanh từ các loa "chông chênh" này khá trong và chuẩn, tái hiện độ căng thẳng về không khí, sức ép tại trường đoạn giải đua Grand Prix tại Monaco tốt, hơn cả phiên bản tiền nhiệm BTT370 và tất nhiên vượt xa so với các âm thanh nếu chỉ từ các màn LCD mặc dù công suất âm trầm vẫn c̣n là điều phải bàn. Tiếng gầm động cơ hay tiếng va chạm giữa các xe đua từ SC-BTT775 dù sao vẫn chưa đủ độ thuyết phục so với các hệ thống khác như Columa của Teufel chẳng hạn.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận dàn âm thanh của Panasonic cũng đă thể hiện được một chất âm khá chi tiết, sắc nét với âm trường tái hiện tốt. Các âm cao trong, không lệch lạc, chỉ hơi chói khi âm lượng ở mức cao. Các loa vệ tinh và loa trầm kết hợp với nhau khá nhuần nhuyễn, không bị chồng lấn công suất lên nhau. Tính năng Cinema Surround Plus giả lập âm thanh cao tốt, tạo thêm một kênh cao khá hiệu quả dù chưa nổi bật. Hiệu ứng ṿng cũng được tái hiện khá mượt với trường âm mở rộng.
Về chất lượng h́nh ảnh, không có ǵ đáng phàn nàn về hệ thống này bởi cũng như các đầu đọc độc lập, hệ thống này được trang bị các công nghệ xử lư mới nhất của Panasonic như Adaptive Chroma Processing hay P4HD cho h́nh ảnh rực rỡ và chi tiết với độ sắc nét và độ chi tiết cao. Chuyển sang chế độ 3D, chất lượng h́nh ảnh không bị suy giảm, chiều sâu h́nh ảnh được tăng cường với tạo khối khá hoàn hảo, không bị hiện tượng chồng hay nḥe h́nh. Tuy nhiên, tính năng chuyển đổi định dạng 2D/3D vẫn chưa thực sự hiệu quả và h́nh ảnh vẫn chưa nổi, thiên về phẳng nhiều hơn.
Hệ thống có giá 20 triệu đồng tại các siêu thị điện máy trong nước. Ảnh:
Flickr.
Có thể nói, dàn tại gia SC-BTT775 vẫn chưa đạt đến độ hoàn hảo của một hệ thống âm thanh rạp tại gia đúng nghĩa. Các loa cột mặc dù được thiết kế khá thời trang nhưng trông không chắc chắn, chất lượng âm thanh vẫn chưa xứng tầm khi so với các bộ tương tự đến từ các hăng khác như Teufel hoặc Tannoy. Nhưng nếu chỉ với giá gần 20 triệu đồng cùng với việc hệ thống này đă ôm đồm quá nhiều công nghệ từ 3D, DLNA, Wi-Fi, Skype… đến iPod dock, Viera Cast và c̣n nhiều nhiều nữa, th́ hệ thống âm thanh này vẫn xứng đáng để tham khảo đối với người dùng thích trải nghiệm.
theo sohoa