Hải quân Mỹ cho biết, Trung Quốc đang gặp khó khăn trong việc phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm JL-2.
Báo cáo hàng năm của Lầu Năm Góc về sự phát triển quân sự Trung Quốc được công bố ngày 25/8/2011 cho biết. Sự phát triển quân đội Trung Quốc đặc biệt là hải quân đang trở thành mối quan tâm lớn. Trong đó, Trung Quốc đang nỗ lực để phát triển khả năng răn đe hạt nhân từ các tàu ngầm nguyên tử trên biển.
Đến nay, Trung Quốc đã nhiều lần thành công trong việc phát triển các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ trên đất liền.
Tuy nhiên, việc tích hợp khả năng này vào tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm đang gặp nhiều khó khăn. Biến thể tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm JL-2 đang gặp nhiều khó khăn và không đạt kết quả như mong đợi.
Hình ảnh này được cho là một vụ phóng thử tên lửa JL-2 từ tàu ngầm của Trung Quốc.
Báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết, đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ thông tin nào xác nhận về việc Trung Quốc tiến hành phóng thử tên lửa đạn đạo JL-2 từ các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc.
Nếu có chúng cũng chưa bao giờ được công bố một cách chính thức, Trung Quốc đã tiến hành bao nhiêu vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2, bao nhiêu vụ thành công, bao nhiêu vụ thất bại vẫn là một bí ẩn đối với thế giới.
JL-2 là một tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm (SLBM) được thiết kế trang bị cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type-094 lớp Tấn (Jin).
Theo các thông tin chưa được xác nhận, JL-2 có tầm bắn khoảng 8.000km. JL-2 được phát triển dựa trên loại tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ đất liền DF-31. JL-2 có khả năng mang theo một hoặc nhiều đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường tùy theo nhiệm vụ.
Một biến thể khác là JL-2 Jia có tầm bắn lên đến 12.000 km cũng đang được phát triển để trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới của Trung Quốc, có thể là Type-096 đang được phát triển.
Hình ảnh về một vụ phóng thử khác của tên lửa JL-1.
Trong nỗ lực để phát triển hải quân nước xanh, Trung Quốc cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến trang thiết bị.
Báo cáo chỉ ra rằng, các chuyến thực hiện nhiệm vụ tại Vịnh Aden cho thấy các thiết bị của Hải quân Trung Quốc không hoàn toàn phù hợp cho các hoạt động của hải quân nước xanh.
Các công nghệ và thiết bị của Trung Quốc đặc biệt là cơ sở hạ tầng truyền thông chưa bắt kịp với khả năng triển khai cho hải quân nước xanh của các nước phương Tây, vẫn còn một chặng đường khá xa phía trước để bắt kịp các khả năng này của phương Tây.
Các hoạt động di chuyển lực lượng của Hải quân Trung Quốc đã được cải thiện trong thời gian qua. Tuy nhiên, khi đối mặt với các cuộc xung đột, Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển lực lượng quân sự ra bên ngoài.
Trung Quốc thiếu các cơ sở ở nước ngoài, cũng như cơ cở hạ tầng cho các hoạt động cung cấp. Mặc dù đã được cải tiến trong thời gian qua nhưng vẫn phải phụ thuộc vào các cơ sở ven biển.
Báo cáo cũng cho biết, việc tăng cường tham gia các hoạt động chống cướp biển, ngoại giao quân sự, gìn giữ hòa bình, các hoạt động nhân đạo và hỗ trợ thiên tai, sơ tán công dân từ các khu vực xung đột sẽ làm tăng khả năng hoạt động của Hải quân Trung Quốc trong tương lai. Đó sẽ là một thách thức đối với Hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương. Tag: Hải quân các nước trên thế giới
Quốc Việt (theo Military.china)