- Tàu sân bay, máy bay chiến đấu tàng hình J-20, tàu ngầm tấn công hạt nhân, tên lửa đạn đạo Đông Phong của Trung Quốc là mối quan ngại lớn của quân đội Mỹ.
Ngày 24/8/2011, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố “Báo cáo Phát triển Quân sự và An ninh năm 2011 của Trung Quốc”.
Dưới đây là 4 loại vũ khí trang của Trung Quốc mà Mỹ tập trung quan tâm theo báo cáo của bộ Quốc pḥng Mỹ:
1. Tàu sân bay
Kế hoạch phát triển tàu sân bay của Trung Quốc bao gồm việc tân trang tàu sân bay Varyag. Chương trình này bắt đầu được thử nghiệm vào ngày 10/8, nhưng tàu Varyag không mang theo máy bay. Trong tương lai, tàu sân bay này trước tiên sẽ dùng để huấn luyện và thử nghiệm, đồng thời có thể tạo ra khả năng tác chiến nhất định.
Tàu sân bay đầu tiên Varyag của Trung Quốc chạy thử lần đầu tiên từ ngày 10 – 14/8/2011 tại vùng biển gần cảng Đại Liên, Trung Quốc. Sau khi chạy thử, tàu Varyag tiếp tục được thử nghiệm và cải tạo tại nhà máy đóng tàu.
Tàu sân bay Varyag của Trung Quốc được cho là dùng để huấn luyện và thử nghiệm.
Năm 2011, Trung Quốc có thể bắt đầu chế tạo một chiếc tàu sân bay nội địa và nó sẽ có khả năng tác chiến vào sau năm 2015. Trong 10 năm tới, Trung Quốc có thể chế tạo nhiều tàu sân bay mang theo tàu chi viện.
Hiện nay Trung Quốc đã khởi động kế hoạch đào tạo phi công cho tàu sân bay, nhưng cần phải mất vài năm mới có thể đạt được khả năng tác chiến tàu sân bay mức thấp nhất.
2. Máy bay chiến đấu tàng h́nh J-20
Máy bay chiến đấu tàng h́nh J-20 được cho là loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Trung Quốc, nó tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến, nâng cao khả năng tấn công khu vực.
Máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc đã bay thử vào đầu năm 2011 trong dịp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates thăm Trung Quốc.
J-20 được cho là loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 có khả năng tàng hình với sự tích hợp của nhiều công nghệ tiên tiến.
J-20 của Trung Quốc bay thử tháng 1/2011 đã cho thấy, trong mấy năm tới Trung Quốc có quyết tâm sản xuất loại máy bay chiến đấu được tích hợp bởi công nghệ tàng hình, thiết bị hàng không tiên tiến và siêu động cơ, báo cáo cho biết.
3. Tàu ngầm hạt nhân
Trung Quốc đang tiếp tục sản xuất tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo mới nhất 094 lớp “Tấn”. Tàu này sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo JL-2, dự kiến tầm phóng có thể lên tới 7.400 km.
Loại tàu và tên lửa này sẽ làm cho hải quân Trung Quốc lần đầu tiên có khả năng hạt nhân trên biển đáng tin cậy. Mặc dù trước đây Bộ Quốc phòng Mỹ dự kiến tên lửa JL-2 sẽ có khả năng tác chiến sớm nhất vào năm 2010, nhưng chương trình này tiếp tục bị kéo lùi.
Trung Quốc đang tiếp tục sản xuất tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo mới nhất 094 lớp “Tấn”.
Trung Quốc xây dựng thêm lực lượng tàu ngầm tấn công hạt nhân. Hai tàu ngầm tấn công hạt nhân 093 đã bắt đầu hoạt động, 5 tàu ngầm tấn công hạt nhân 095 cũng sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2012. Tàu ngầm mới 095 không những sẽ tích hợp công nghệ tĩnh (chạy êm) tiên tiến hơn, mà còn nâng cao một loạt khả năng như theo dõi, sử dụng ngư lôi và tên lửa hành trình chống hạm để đánh chặn tàu nổi.
Hiện nay tàu ngầm tấn công diesel hiện đại, bộ phận chính của lực lượng tàu ngầm, hải quân Trung Quốc, là 13 tàu ngầm 039 lớp “Tống”. Mỗi chiếc tàu ngầm này có thể mang theo tên lửa hành trình chống hạm YJ-82.
Hiện nay tàu ngầm tấn công diesel hiện đại, bộ phận chính của lực lượng tàu ngầm, hải quân Trung Quốc, là 13 tàu ngầm 039 lớp “Tống”.
Sau lớp “Tống” là tàu ngầm tấn công diesel lớp “Nguyên”, hiện đã có tới 4 chiếc đi vào hoạt động. Tàu ngầm diesel lớp “Nguyên” có thể đã được lắp thêm thiết bị động cơ khí chủ động.
Một khi tên lửa hành trình chống hạm CH-SS-NX-13 được phát triển và thử nghiệm xong, có thể sẽ trang bị cho cả tàu ngầm lớp “Tống”, “Nguyên”, “Thương” và tàu ngầm 095.
4. Tên lửa Đông Phong
Tầm bắn của tên lửa Đông Phong-31A có thể với tới lãnh thổ Mỹ, còn Đông Phong-21D có thể chống tàu sân bay.
Trung Quốc ưu tiên cho chương trình phát triển tên lửa đạn đạo mặt đất và tên lửa hành trình. Họ đang phát triển và thử nghiệm nhiều loại tên lửa tấn công, xây dựng thêm lực lượng tên lửa, nâng cấp hệ thống tên lửa cũ và phát triển cách thức ứng phó với hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo.
Tên lửa đạn đạo Đông Phong-21D được trang bị cho Lực lượng Pháo binh 2.
Quân đội Trung Quốc đang sở hữu lượng lớn tên lửa hành trình có độ chính xác cao, trong đó rất nhiều tên lửa hành trình có tầm bắn vượt 185 km, bao gồm tên lửa hành trình tấn công đối đất tầm xa nội địa DH-10, tên lửa hành trình chống hạm nội địa YJ-62 dùng trên mặt đất hay cho tàu chiến, tên lửa hành trình chống hạm siêu âm SS-N-22/SUNBURN do Nga chế tạo (được trang bị cho tàu khu trục lớp “Hiện Đại” mua từ Nga) và tên lửa hành trình chống hạm siêu âm SS-N-27B/SIZZLER do Nga chế tạo (trang bị cho tàu ngầm tấn công diesel lớp Kilo).
Đến tháng 12/2010, quân đội Trung Quốc đã bố trí 1000 – 1200 quả tên lửa đạn đạo tầm ngắn nhằm vào Đài Loan, đã nâng cao khả năng tấn công chí tử đối với Đài Loan. Quân đội Trung Quốc đang nhập các loại tên lửa có tầm phóng, tốc độ và trọng tải được nâng cao.
Trung Quốc đang lấy tên lửa tầm trung CSS-5 (MRBM) làm nền tảng, phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm. Tên lửa này đặt tên là Đông Phong-21D, nhằm tăng cường khả năng tấn công tàu cỡ lớn gồm tàu sân bay ở Tây Thái Bình Dương. Đông Phong-21D có tầm phóng vượt 1.500 km, được trang bị đầu đạn cơ động.
Ý tưởng tên lửa đạn đạo tấn công tàu sân bay của Trung Quốc.
Ngoài ra, Trung Quốc đang dựa vào hệ thống vận tải có khả năng tồn tại lớn hơn để hiện đại hóa lực lượng hạt nhân. Ví dụ, những năm qua, Trung Quốc đã trang bị hàng loạt tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nhiên liệu rắn Đông Phong-31 và Đông Phong-31A. Trong đó, tầm phóng của Đông Phong-31A vượt 11.200 km, có thể vươn tới nhiều khu vực của nước Mỹ.
Hơn nữa, có thể Trung Quốc còn đang phát triển một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cơ động đường bộ mới, tên lửa này có thể mang theo nhiều đầu đạn MIRV.
Đức Trọng
(Theo Tân Hoa xã)