Việc Mỹ thờ ơ trước sự nguy hiểm được dự báo trước của chế độ Hitler bắt nguồn từ thành kiến về lợi ích sống c̣n của quốc gia. Điều này phần nào góp phần gây ra cuộc chiến tranh thế giới II.
Năm 1933, Tổng thống Mỹ, Franklin D. Roosevelt bổ nhiệm một giáo sư lịch sử ít tiếng tăm là William E. Dodd làm Đại sứ Đức. Tuy nhiên, điều giúp Dodd lưu lại trong lịch sử không phải là sự nghiệp của ông mà là câu chuyện liên quan đến quan hệ đầy tai tiếng của cô con gái quyến rũ của ông với kẻ thù của nước Mỹ và thậm chí là của cả nhân loại: Hitler.
Câu chuyện về gia đ́nh Đại sứ Mỹ William E. Dodd ở Berlin đúng vào thời điểm Hitler lên cầm quyền, bắt đầu thực hiện các chính sách phản động được kể lại sống động và chân thực trong cuốn sách đang rất được yêu chuộng gần đây của tác giả Erik Lason: cuốn “In the Garden of the Beasts”.
Song, cuốn sách cũng hé lộ nhiều điều về chính sách sai lầm của nước Mỹ trong quá khứ. Đó là sự khoan nhượng đối với chế độ Hitler và thái độ “nhằm mắt làm ngơ” của người Mỹ trước cơn ác mộng được báo trước mang tên Đức Quốc xă. Nói cách khác, sự thờ ơ của người Mỹ bắt nguồn từ quan niệm sai lầm thời đó về “lợi ích sống c̣n" của quốc gia.
Mỹ từng thờ ơ trước sự phản động của chế độ Hitler.
Trong thời gian làm Đại sứ Mỹ ở Berlin, chứng kiến các chính sách phản động và lo lắng trước sự nguy hiểm của Đức Quốc xă, Dodd nhiều lần kiến nghị lên Bộ Ngoại Giao Mỹ cho phép ông thực hiện các kế hoạch phản đối sự tàn bạo của chế độ Hitler. Tuy nhiên, lần nào cũng vậy, những kiến nghị này đều bị từ chối.
Nguyên nhân là do Bộ Ngoại giao Mỹ thời điểm đó nhận định rằng đối với những ǵ mà chế độ Hitler gây ra cho người Do Thái hay bất cứ dân tộc nào đi chăng nữa th́ đấy cũng là chuyện riêng của Hitler miễn là “lợi ích sống c̣n” của Mỹ không bị đe dọa. Ở thời điểm đó, người Mỹ thấy rằng chính sách đối nội của Hitler không gây tổn hại đến “lợi ích sống c̣n” của quốc gia ḿnh. Do đó, chẳng có lư do ǵ để Mỹ can thiệp vào công việc của tên trùm Đức Quốc xă.
Chẳng hạn, minh chứng cho điều này là cuộc sống vẫn tiếp diễn ở Chicago - quê hương của Dodd, với cả những người Do Thái.
Lư do cho việc nhắc lại lối hành xử của Mỹ thời kỳ Đức Quốc xă là v́ nó có liên quan đến cụm từ “lợi ích sống c̣n” mà những ngày gần đây thường xuyên được đề cập bởi nhiều chính trị gia Mỹ.
Tuần trước, Ông Jon Huntoksman, một chính trị gia kỳ cựu của Đảng Cộng Ḥa sử dụng cụm từ này để giải thích nguyên nhân ông phản đối Mỹ can thiệp vào cuộc chiến ở Libya.
Quan điểm của ông Jon nhận được sự ủng hộ không chỉ từ các chính trị gia theo quan điểm biệt lập mới ở Mỹ mà c̣n từ các chính trị gia theo chủ nghĩa quốc tế nổi tiếng, chẳng hạn như Richard Haass, Chủ tịch Hội Đồng Quan hệ Đối ngoại.
Trong một bài phỏng vấn với tạp chí
Time hồi đầu tháng này, ông Haass bày tỏ thái độ đồng t́nh với lời kêu gọi của Tổng thỗng Mỹ Obama rằng đây là lúc Mỹ nên tập trung xây dựng quốc gia. Đồng thời, ông Haass cũng khẳng định Mỹ không nên t́m kiếm “những cuộc chiến tranh lựa chọn” nữa mà chỉ nên theo đuổi “những cuộc chiến tranh cần thiết”.
Lê Dung (theo Real Clear Politics)